Sốt bao nhiêu độ gây co giật?
Các mức độ của sốt được chia ra như sau:
Thân nhiệt của bé một khi trên 37,5 độ C tức là bé đang sốt;
Thân nhiệt từ 37.5 độ C – 38 độ C được xem là sốt nhẹ;
Thân nhiệt từ 38 độ C – 39 độ C là sốt vừa;
Thân nhiệt từ 39 độ C – 40 độ C là sốt cao;
Thân nhiệt trên 40 độ C là sốt rất cao – có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Trẻ em sốt cao bị co giật bố mẹ có thể nhận biết bằng những cơn co cứng toàn thân khi bé sốt 39 độ trở lên. Sốt cao co giật thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi – 5 tuổi.
Bằng 7 bước đơn giản sau, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể thực hiện sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật, nhờ đó giảm thiểu rủi ro, tai nạn cho trẻ.
- Để trẻ nằm ở những nơi bằng phẳng, thoáng khí, sau đó cho trẻ nằm nghiêng sang một bên nhằm tránh đờm, chất nôn chảy ngược lại gây tắc nghẽn đường thở.
- Loại bỏ những vật sắc nhọn gần nơi trẻ nằm.
- Nới lỏng quần áo, đặc biệt là vùng cổ để trẻ dễ thở hơn.
- Dùng khăn ấm lau khắp người trẻ, nhất là vùng lưng, bẹn, nách, cổ, trán,… giúp cơ thể trẻ nhanh hạ nhiệt. Lưu ý chườm ấm ở nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt trẻ khoảng 20 Không chườm đá lạnh vì làm co mạch ngoại vi, nhiệt không thoát ra ngoài được nên không hạ sốt.
- Hạ sốt cho trẻ bằng cách sử dụng viên đạn đặt hậu môn hoặc uống thuốc hạ sốt chứa paracetamol. Cha mẹ chỉ nên dùng thuốc khi sốt từ 38,50C trở lên, nhưng nếu trẻ có tiền sử sốt co giật thì có thể dụng thuốc ngay khi thân nhiệt trẻ từ 37.70 Mỗi lần dùng thuốc cách nhau tối thiểu là 4 – 6 giờ.
- Bổ sung thêm nước: tăng cường cho trẻ bú mẹ/ uống nước hoa quả/ uống thêm dung dịch Orezol để bù nước và điện giải
- Theo dõi thời gian diễn ra cơn co giật, các dấu hiệu về nhịp thở và màu sắc da của trẻ.
Trong sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật bạn nên theo dõi nhịp thở, màu sắc da của trẻ
Nếu trẻ có những triệu chứng sau, bạn nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được xử trí kịp thời:
- Sốt co giật kéo dài trên 5 phút.
- Trẻ bị khó thở, da tím tái.
- Xuất hiện hai cơn co giật trong vòng 24 giờ.
* Lưu ý: Những sai lầm trong sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật
Sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật, có một số điều bạn cần lưu ý tuyệt đối không nên làm để tránh gây tổn thương cho trẻ, đó là:
- Không nên kìm kẹp, giữ chặt cơ thể trẻ bởi điều này có thể khiến trẻ bị gẫy tay, chân,…
- Không đặt các vật cứng vào miệng trẻ, vì trẻ có thể cắn vỡ chúng gây tắc nghẽn đường thở. Trong trường hợp, cha mẹ lo sợ trẻ cắn vào lưỡi thì có thể mua miếng nệm cao su ở các hiệu thuốc để đặt vào miệng trẻ.
- Không di chuyển trẻ đang trong cơn co giật từ nơi này tới nơi khác, bởi nó có thể khiến cơn tiến triển nặng hơn.
- Không cho trẻ ăn, uống bất cứ thứ gì trong và ngay sau khi cơn co giật xảy ra vì trẻ sẽ rất dễ bị sặc.
Một sai lầm trong sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật là cho trẻ uống sữa khi đang lên cơn
Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không?
Sốt cao co giật ở trẻ nếu mới chỉ xảy ra đôi, ba lần thì có thể đánh giá là lành tính, quá trình điều trị sẽ chú trọng vào việc chăm sóc, sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật. Tuy nhiên nếu cơn co giật đã tái diễn nhiều lần, hoặc kéo dài trên 5 phút, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc di chứng động kinh. Lúc này, cha mẹ cần lưu ý hơn trong quá trình chăm sóc trẻ:
- Ngay khi có dấu hiệu chớm sốt nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt, oresol để bù điện giải và chườm khăn ấm.
- Sau cơn sốt cao co giật trẻ thường rất mệt mỏi và buồn ngủ, cha mẹ cần tạo một không gian yên tĩnh, thoáng mát để trẻ được nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe.
- Đến khi tỉnh dậy, bạn có thể cho trẻ bú, uống nước hoặc ăn nhẹ. Những ngày tiếp theo, chế độ ăn uống của trẻ cần được bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và đầy đủ dưỡng chất.
Thực chất việc sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật không hề khó, điều quan trọng là cha mẹ cần bình tĩnh để đưa ra các phương hướng xử trí kịp thời. Hi vọng qua bài viết trên, các bậc phụ huynh đã có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc trẻ.