THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển Nhận thức
Tên hoạt động: Khám phá màu sắc (5E)
Chủ đề: Thực vật
Lứa tuổi: 5-6 tuổi
Thời gian: 40 – 45 phút
Người thực hiện: Vũ Thị Phượng
Trường: Mầm non Tam Cường
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.Kiến thức
-Trẻ nhận biết và gọi tên các màu sắc cơ bản.
-Trẻ hiểu được màu sắc có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người.
- Biết chọn màu phù hợp đổ màu cho con chim hồng hạc, hoa hồng, bầu trời và chọn màu phối hợp có trong bảng màu để tạo được màu nâu và xanh lá cây.
2.Kĩ năng
- Rèn kĩ năng chơi trò chơi trên máy vi tính.
- Rèn kĩ năng pha trộn màu sắc với nhau, kĩ năng tô màu nước, ghi chép kết quả vào bảng công thức.
-Trẻ có kỹ năng làm việc nhóm: phân công nhiệm vụ, giúp đỡ hỗ trợ các thành viên trong nhóm.Kĩ năng thuyết trình kết quả của nhóm mình.
3.Thái độ
-Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động.Yêu quý và bảo vệ các màu sắc có trong tự nhiên.
-Giáo dục trẻ có ý thức trong khi học, cất gọn đồ dùng gọn gàng
II. CHUẨN BỊ
- Bài giảng điện tử STEAM ( Bài giảng được tham khảo từ giáo dục steam theo phương pháp mới có ứng dụng công nghệ thông tin)
- Trò chơi pha màu trên powerpoin (Mỗi nhóm 1 máy tính để thực hiện trò chơi)
- Khay pha màu: 2 khay/nhóm
- Màu nước gồm các màu: đỏ, vàng, xanh dương, xanh da trời và trắng (trong đó không có màu xanh lá cây)
- Thìa để lấy màu (có thể dùng thìa ăn sữa chua): 4 thìa/nhóm
- Bức tranh cây không màu (A3): 1 bức tranh/nhóm
- Không gian cho trẻ hoạt động
III. CÁCH TIẾN HÀNH
E1: Gắn kết
* Nhiệm vụ 1: Xem video “Sự kỳ diệu của thế giới tự nhiên”
- Trẻ xem video “Sự kỳ diệu của thế giới tự nhiên”
- Giáo viên đặt câu hỏi và gọi trẻ trả lời:
- Các bạn thấy màu sắc trong thế giới tự nhiên như thế nào?
- Ai đã mang màu sắc đi?
- Làm cách nào chúng ta có thể mang màu sắc trở lại thế giới tự nhiên?
* Nhiệm vụ 2: Chơi Minigame “Giải cứu sắc màu”
- Cách chơi như sau:
- Để chơi được trò chơi này cô mời chúng mình thật nhanh chia thành 3 nhóm. Nhiệm vụ của mỗi đội chơi như sau: “Có 4 bức tranh bị mất đi màu sắc chúng mình hãy lựa chọn các màu sắc ở bảng màu sao cho đúng với nội dung các bức tranh sau đó dùng chuột kéo thả vào vào tranh”.
Giáo viên hỏi trẻ đưa ra dự đoán trước khi thực hành pha màu: “Để tạo ra được màu xanh lá cây thì chúng ta cần trộn những màu sắc cơ bản nào?”
E2: Khám phá
* Nhiệm vụ: Thực hành pha màu theo nhóm qua trò chơi trên pp
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 6 trẻ)
- Giáo viên giao nhiệm vụ và trẻ lấy đồ dùng về nhóm:
- Thực hành pha màu xanh lá cây trên máy tính
- Thực hành pha màu
- Tô màu lá cây trong bức tranh bằng màu vừa pha Thời gian: 15 phút.
- Các câu hỏi gợi ý để trẻ có thể thực hiện được nhiệm vụ được giao:
* Quan sát, bao quát quá trình trẻ chơi pha màu trên máy vi tính, và pha màu nước.
* Cô đến từng nhóm đặt một số câu hỏi gợi ý cho trẻ.
- Con có những dụng cụ gì để pha màu nào?
- Con sẽ dùng dụng cụ gì để tính lượng màu cần sử dụng?
- Con sẽ pha màu theo tỷ lệ bao nhiêu?
- Nhóm con sẽ pha màu theo cách nào?
E3: Chia sẻ
- Trẻ thuyết trình theo nhóm, chia sẻ với cả lớp về kết quả pha màu xanh lá cây của nhóm mình. Thời gian: 3 phút/nhóm.
(Giáo viên quay lại phần chia sẻ của trẻ. Mời các nhóm khác đặt câu hỏi.)
*Kl: Qua kết quả sản phẩm mà các con vừa thực hiện chúng ta biết được nếu không có màu xanh lá cây thì sẽ phải pha trộn hai màu xanh đó là màu xanh dương và xanh da trời kết hợp với màu vàng sẽ ra được màu xanh lá cây. Còn màu xanh lá cây đậm hay xanh nhạt là tùy theo lượng pha của các con nhiều hay ít.
E4: Củng cố, mở rộng
* Nhiệm vụ: Pha các màu khác.
- Giáo viên gợi ý các nhóm pha thêm màu nâu để tô cho thân cây trong bức tranh.( Nếu trẻ đã thực hiện được trong bước E2 thì có thể gợi ý cho trẻ tô điểm, trang trí trên bầu trời và thêm hoa bằng các màu sắc khác cho bức tranh rực rỡ hơn)
E5: Đánh giá
- Đánh giá của trẻ: Hoạt động hôm nay con thấy các bạn trong nhóm học bài như thế nào? Bạn nào trong nhóm hoạt động tích cực nhất? Con có góp ý gì cho các bạn?
- Đánh giá của giáo viên:
+ Đánh giá trẻ theo các kỹ năng 4C trong quá trình trẻ thực hiện hoạt động (tư duy, sự sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm).
+ Đánh giá trẻ theo mục tiêu dự kiến của bài học.
*KT: Cùng cho trẻ vận động theo nhạc bài hát : “Em yêu cây xanh”
|
|
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Lương Thị Thu Hương
|
Giáo viên
Vũ Thị Phượng
|