THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển: Nhận thức.
Đề tài: Khám phá một số loại biển báo giao thông.
Độ tuổi: 5 - 6 tuổi.
Người thực hiện: Bùi Thị Mến
Ngày dạy: 10/03/2023.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức.
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ý nghĩa của 3 loại biển báo giao thông cơ bản:
+ Biển báo cấm: Là biển báo có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm.
+ Biển báo chỉ dẫn: Là biển báo có dạng hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng để chỉ dẫn cho người tham giao thông.
+ Biển báo nguy hiểm: Là biển báo có dạng hình tam giác, viền đỏ, nền màu vàng, trên nền có hình vẽ màu đen báo hiệu sự nguy hiểm.
2. Kỹ năng.
- Rèn kĩ năng chú ý quan sát, ghi nhớ và trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
- Rèn kĩ năng phân nhóm các biển báo giao thông qua một số đặc điểm đặc trưng.
- Rèn kĩ năng sử dụng chuột máy tính để tham gia trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động.
- Giáo dục trẻ ý thức chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông và chỉ dẫn của các biển báo.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô.
- Máy vi tính, video phim hoạt hình Bi Bo Ben; Nhạc; Que chỉ.....
2. Đồ dùng của trẻ
- Các loại biển báo giao thông, bảng đa năng, tranh các loại biển báo để chơi trò chơi, rổ đựng tranh.
III. TIẾN HÀNH.
1. Ổn định tổ chức.
- Cô giới thiệu các bạn Bi Bo Ben cùng tham gia với lớp học.
- Cho trẻ xem video và vận động theo hoạt hình Bi Bo Ben.
- Các bạn Bi Bo Ben tặng quà cho lớp (mỗi trẻ 1 biển báo giao thông)
2. Nội dung.
Hoạt động 1: Quan sát, trải nghiệm.
- Cô chia lớp thành 3 nhóm (yêu cầu những bạn có biển báo giao thông có hình dạng giống nhau kết thành 1 nhóm) mỗi nhóm quan sát 1 loại biển báo.
- Cô gợi ý cho trẻ quan sát tên gọi, đặc điểm biển báo.
Hoạt động 2: Khám phá một số biển báo giao thông.
- Đàm thoại:
*Nhóm 1. Biển chỉ dẫn.
- Biển báo này có đặc điểm gì? (nhiều trẻ nói)
- Là loại biển báo gì? chỉ dẫn điều gì? Vì sao con biết? ( nhiều trẻ nói)
- Cô khái quát: Biển chỉ dẫn có hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền màu xanh, hình vẽ và chữ viết bên trong có màu trắng. Biển chỉ dẫn giúp người tham gia giao thông đi đúng hướng và đảm bảo an toàn.
*Nhóm 2. Biển cấm.
+ Nhóm con có biển báo gì? con có biết đó là biển báo gì không?
+ Biểm cấm có đặc điểm như thế nào?
+ Con có biết biển báo của con là biển báo cấm gì không? Vì sao con biết?
- Cô khái quát: Biển báo cấm có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm.
*Nhóm 3: Tìm hiểu về biển báo nguy hiểm.
- Các con hãy nói về biển báo của mình?
- Đây là loại biển báo gì? Khi gặp biển báo này thì phải làm gì?
- Cô khái quát: Biển báo nguy hiểm là biển báo có dạng hình tam giác,
viền đỏ, nền màu vàng, trên nền có hình vẽ màu đen báo hiệu sự nguy hiểm.
- Hôm nay chúng mình được khám phá những loại biển báo giao thông gì?
- Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông con phải chú ý điều gì?
-> Giáo dục trẻ biết chấp hành các luật lệ giao thông và chỉ dẫn của các
biển báo để đảm bảo an toàn cho mình, cho mọi người.
- Trò chơi “Người tài xế giỏi”.
- Cách chơi: Trẻ đóng vai làm bác tài xế tham gia giao thông và đi theo chỉ dẫn của các biển báo chỉ dẫn.
Hoạt động 3: Trò chơi ôn luyện, củng cố.
* Trò chơi 1: Thi xem đội nào nhanh
- Cách chơi: Cho trẻ chia 2 đội lần lượt lên chọn và phân loại biển báo giao thông gắn lên bảng.
- Cô cùng trẻ kiểm tra, nhận xét kết quả của 2 đội chơi.
* Trò chơi 2: Biển báo giao thông (trên máy tính)
- Quá trình trẻ chơi cô quan sát, hướng dẫn và giúp đỡ trẻ.
3. Kết thúc tiết học: Cô nhận xét, động viên khen ngợi trẻ.
Vĩnh Long, ngày 08 tháng 03 năm 2023.
PHÓ HT DUYỆT
Lưu Thị Thắm
|
NGƯỜI SOẠN
Bùi Thị Mến
|