THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HỌC
Đề tài: Phân biệt hình vuông, hình chữ nhật ( 5E)
Chủ đề : PTGT
Độ tuổi: MGN (4 – 5 tuổi)
Thời gian: 30 – 40 phút
Người thực hiện: Bùi Thị Yến
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Củng cố hiểu biết cho trẻ về hình vuông, hình chữ nhật.
- Trẻ so sánh, phân biệt được hình vuông và hình chữ nhật có điểm giống nhau và khác nhau:
+ Khác nhau: Hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau, hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
+ Giống nhau: Đều có 4 cạnh và không lăn được.
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kĩ năng đếm, đo các cạnh của hình vuông, hình chữ nhật bằng các phương tiện khác nhau.
- Rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát, so sánh hình vuông, hình chữ nhật.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động và hợp tác trong nhóm chơi.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:
1. Đồ dùng của cô:
- Hình vuông, hình chữ nhật.
- Nhạc bài hát: “Ngã tư đường phố”
- Bảng khảo sát.
- Que chỉ.
2. Đồ dùng của trẻ:
- 4 rổ đồ dùng có: Mỗi rổ có 1 – 2 hình vuông, hình chữ nhật, bút dạ, bảng khảo sát, dây đo, ống hút, thước đo ….kéo, thẻ số.
- 4 rổ đồ dùng: Mỗi đội có 1 rổ hình các loại hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác với các kích cỡ khác nhau.
3. Trang phục, tâm sinh lý: Cô và trẻ mặc đồng phục gọn gàng, dễ hoạt động. Đội hình thay đổi theo hoạt động, tâm thế cô và trẻ thoải mái.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
E1: Gắn kết
- Ôn tập nhận biết hình vuông, hình chữ nhật
- Cô cùng trẻ chơi trò “Tìm nhà”
+ Cô cho mỗi trẻ một hình( hình vuông/ hình chữ nhật) vừa đi vừa hát khi cô nói “ Tìm nhà, tìm nhà” thì trẻ có hình nào sẽ chạy về chỗ có hình đó. Trẻ chơi cô kiểm tra.
E2: Khám phá hình vuông, hình chữ nhật.
- Trẻ khám phá hình vuông, hình chữ nhật: Quan sát, sờ lăn...
- Cô và trẻ cùng thảo luận về bảng khảo sát, cách ghi chép, cách phân chia công việc trong từng nhóm. Cách trẻ sẽ làm như thế nào để biết được kết quả? (Cách đo bằng thước đo, dây, giấy bìa, ống hút...)
- Bảng khảo sát
Bảng khảo sát hình
|
Tên hình
|
Chều dài cạnh
|
Số cạnh
|
Hình vuông
|
|
|
Hình chữ nhật 🢬
|
|
|
- Trẻ thảo luận, đo, ghi chép ra bảng.
E3: Giải thích
- Trẻ thuyết trình và trả lời câu hỏi của cô, của bạn.
Cô: + Các con vừa được khám phá về hình vuông và hình chữ nhật.
+ Các con có nhận xét gì về hình vuông và hình chữ nhật?
+ Đội con làm thế nào mà biết được hình vuông có 4 cạnh bằng nhau và hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau (Mời trẻ trong đội trả lời và mô tả lại các thao tác trẻ vừa trải nghiệm)
- Hình vuông và hình chữ nhật có đặc điểm gì giống nhau?
+ Giống nhau: Có 4 cạnh và không lăn được.
⇨ Cô chốt: Hình vuông và hình chữ nhật giống nhau: Có 4 cạnh và không lăn được.
- Hình vuông và hình chữ nhật có điểm gì khác nhau?
+ Khác nhau: Hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau còn hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
⇨ Cô chốt: Hình vuông và hình chữ nhật khác nhau: Hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau còn hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
E4: Củng cố và mở rộng
Trò chơi: “Thi xem ai nhanh”
- Cô nói đặc điểm trẻ nói tên hình.
+ Hình gì có 4 cạnh dài bằng nhau.
+ Hình gì có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
+ Hình có 4 cạnh
Trò chơi 2: “Nhà thiết kế tài ba”
- Cô hỏi cảm xúc của trẻ khi được tìm hiểu các hình: Hình vuông, hình chữ nhật.
- Cô chia mỗi đội 1 rổ có các loại hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác với các kích cỡ khác nhau.
- Giới hạn thời gian: Hết 1 bản nhạc.
- Trẻ ghép thành những hình mà trẻ thích
- Cô quan sát, hướng dẫn và khen động viên trẻ kịp thời.
- Cùng trẻ thảo luận về hình trẻ tạo ra.
E5: Đánh giá
- Cùng nhau chia sẻ cảm xúc và những gì cô và trẻ trải nghiệm: Tên hình, đặc điểm, ý nghĩa những hình, dự kiến thực hiện
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
|
GIÁO VIÊN
|
Lương Thị Thu Hương Bùi Thị Yến
GIÁO ÁN: ỨNG DỤNG STEAM TRONG TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát có mục đích: Khám phá nguyên liệu hút nước (5E) Trò chơi vận động: Xibakhoai
Chơi tự do: Ở góc cát nước.
Đối tượng: Lớp 5 Tuổi A2
Thời gian: 40 - 45 phút
Người dạy : Nguyễn Thị Linh
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên 1số loại dây
- Biết loại dây nào hút nước và không hút nước.
2. Kĩ năng :
- Kĩ năng cắt, kẹp, nhúng, ghi bảng khảo sát
- Kĩ năng quan sát, phân công nhiệm vụ, tư duy hợp tác làm việc theo nhóm
- Kĩ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc, thuyết trình, phản biện, giải thích.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động.
- Giáo dục sự an toàn khi trẻ tham gia các hoạt động vui chơi.
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ
- Bảng ghi khảo sát
+ Một số loại dây (Dây ruy băng, dây giày, dây bấc đèn, dây điện, dây chun quần, dây len, dây đan tết…)
+ Nước màu
+ Khay nhựa, bút lông, kẹp, kéo, rổ nhựa
+ Đồ chơi ngoài trời ở góc cát nước.
III. CÁCH TIỀN HÀNH:
1.Ổn định:
- Cô giới thiệu với trẻ mục đích của hoạt động ngoài trời.
- Gợi mở cho trẻ về trò chơi.
2. Nội dung:
Hoạt động 1: Trò chơi vận động
- Cô giới thiệu trò chơi: “Xibakhoai”
- Gợi hỏi trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi:
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Khi trẻ chơi cô bao quát, theo dõi quá trình chơi, chơi cùng trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Hoạt động 2: Khám phá nguyên liệu hút nước
E1: Gắn kết
- Trong trò chơi con đã chạm vào những gì?
- Hôm trước các con đã được khám phá về điều gì liên quan đến đồ vật đó?
+ Chậu cây có đặc điểm gì? (có dây hút nước)
Dẫn dắt hướng trẻ vào thí nghiệm: Khám phá nguyên liệu hút nước
E2: Khám phá
- Cô giới thiệu đồ dùng và các nguyên liệu:
+ Hỏi trẻ xem trong rổ có gì? (Các loại dây, kẹp, kéo)
- Cô đưa ra các loại nước màu để làm thí nghiệm? Vì sao nên dùng màu nước để làm thí nghiệm?
+ Làm cách nào để ghi lại kết quả?
- Cô giới thiệu bảng khảo sát ghi lại kết quả.
- Hướng dẫn trẻ chia nhóm và giao nhiệm vụ cho trẻ.
- Các nhóm lên lấy đồ dùng về chỗ và làm thí nghiệm khám phá dây hút nước
+ Trẻ cắt dây nhúng vào nước màu và theo dõi hiện tượng.
+ Ghi chép lại kết quả trẻ vừa làm vào bảng khám phá.
- Cô hướng dẫn gợi ý cho trẻ làm thí nghiệm và ghi kết quả lại vào bảng khảo sát và đặt tên cho nhóm.
Bảng khám phá dây hút nước
Loại dây
|
Hút nước
(hình ảnh )
|
Không hút nước
(Hình ảnh )
|
Nêu ý kiến
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
E3: Giải thích
Thuyết trình bảng khảo sát
- Sau khi thực hiện thí nghiệm xong từng nhóm lên chia sẻ, thuyết trình bảng khảo sát của nhóm mình.
- Cô đặt câu hỏi gợi mở để trẻ chia sẻ, thuyết trình về quá trình và kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
- Cô gợi mở để thành viên trong nhóm bổ sung ý kiến hoặc nhóm khác đặt ra các câu hỏi để nhóm mình phản biện lại.
- Cô hệ thống lại những loại dây hút được nước.
E4: Mở rộng
- Cô hỏi trẻ nếu được chọn 1 loại dây con để làm chậu cây thông minh con sẽ chọn dây nào? Vì sao con lại chọn loại dây đó?
- Ngoài các loại dây vừa rồi chúng mình đã khảo sát thì còn những loại dây nào có thể hút được nước? (Cô giao nhiệm vụ cho trẻ suy nghĩ và tìm hiểu thêm).
E5: Đánh giá
- Cô đánh giá quá trình trẻ thực hiện thí nghiệm.
Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô giới thiệu đồ chơi cô chuẩn bị và đồ chơi ngoài trời để trẻ tự lựa chọn trò chơi mà mình thích để chơi.
3. Kết thúc:
- Cô tập trung trẻ lại nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi chơi sau tốt hơn.
- Cho trẻ xếp hàng kiểm tra lại sĩ số, cho trẻ đi rửa tay và cho trẻ về lớp.
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Bùi Thị Ngọ
|
Giáo viên
Nguyễn Thị Linh
|
|
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HỌC
Tên hoạt động: Chế tạo chậu thông minh (EDP)
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ
Lứa tuổi: 5-6 tuổi
Thời gian: 35 – 40 phút
Người thực hiện: Bùi Thị Luyện
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.Kiến thức
- Trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu chế tạo chậu cây thông minh
2.Kĩ năng
- Kĩ năng cắt, đo, đục khoét, đóng, dính, luồn , buộc
- Kĩ năng quan sát, phân công nhiệm vụ và hợp tác, sáng tạo, giao tiếp, tư duy làm việc theo nhóm
- Kĩ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc, biện luận, giải thích
3.Thái độ
- Trẻ biết bảo vệ chăm sóc và tạo ra cây xanh quanh bé
- Giáo dục trẻ có ý thưc trong khi học, cất gọn đồ dùng gọn gàng
II. CHUẨN BỊ
1 .Chuẩn bị của cô:
- Video nhật kí ngày hôm trước. Bảng ghi khảo sát
2.Chuẩn bị của trẻ:
- Khay nhựa ,Chai nhựa, chai vi na, hộp sữa chua, các loại hộp nhựa, hộp xốp, nắp chai ca cốc, bút lông, thước đo, đinh, búa, băng dính, kéo …. dây giày,
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Bước 1: Hỏi
- Cho trẻ nói tên dự án đang học là gì ?
- Chúng ta đã suy nghĩ làm chậu cây thông minh như thế nào chưa ?
- Trong tuần vừa rồi chúng mình đã làm những gì để làm chậu cây thông minh?
- Vì sao chúng ta lại làm chậu cây thông minh?
- Các con đã phát hiện ra một chậu cây của lớp mình bị héo úa sau khi nghỉ tết dương lịch. Chúng ta đã tìm ra nguyên nhân là do nghỉ tết dương lịch 3 ngày lớp ta đã không tưới cung cấp đủ nước cho cây và cây đã bị khô héo úa. Và chúng ta đã tìm ra giải pháp là thiết kế và chế tạo chậu cây thông minh hút nước tự động để cây luôn được tươi tốt trong thời gian dài mà chúng ta không cần phải tưới, nhất là trong dịp nghỉ tết nguyên đán sắp tới.
- Chúng mình đã khảo sát chất liệu để làm chậu cây ?
- Tiêu chí để làm chậu cây thông minh là gì ?
- Tiêu chí 1: Chậu đựng được nước và đất
Nếu chúng ta đổ ngập nước thật nhiều vào đất liệu có được không ? vì sao ?
-Tiêu chí 2: Chất liệu của chậu, chậu không bị ngấm nước, không bị rò rỉ nước.
Theo các con chậu đó làm bằng bìa cát tông được không ? vì sao ?
Các con đã khảo sát và tìm ra được chất liệu gì để làm chậu mà không ngấm nước nhỉ ?
- Tiêu chí 3: Làm thế nào để cây luôn được tươi tốt mà không cần tưới trong thời gian dài ?
Dây hút từ đâu đến đâu? Các nhóm đã tìm ra loại dây phù hợp để hút được nước chưa?
* Cho trẻ xem lại nhật kí video trẻ thực hiện
* Các bước: (Thu hút, khám phá, vẽ bản thiết kế )
- Thu hút ( Hình ảnh cây bị héo úa, chết trong thời gian nghỉ lễ )
+ Thảo luận quyết định làm chậu cây thông minh
- Khám phá:
+ Khảo sát chất liệu chậu trồng cây thấm nước và không thấm nước
+ Khảo sát thí nghiệm dây hút nước tự động
- Vẽ bản thiết kế
+ Trẻ thảo lu:ận để vẽ bản thiết kế
Bước 2: Tưởng tượng (thực hiện HĐC Thứ 3)
- Suy nghĩ và định vẽ chậu cây như thế nào? gồm những bộ phận gì? đề xuất các ý tưởng: các thành viên trong nhóm suy nghĩ về nhiệm vụ, mục tiêu thiết kế
- Chọn phương án tối ưu cho sản phẩm cần thiết kế
- Hình dung trong đầu sản phẩm sẽ tạo ra
Bước 3: Thiết kế (Thực hiện vẽ thiết kế ở HĐC Thứ 3)
- Cho trẻ nhắc lại loại dây hút nước tốt nhất để làm chậu cây
- Cô gợi mở trẻ có thay đổi gì ở bản thiết kế không?
- Lựa chọn các nguyên vật liệu đáp ứng các yêu cầu của sản phẩm, phù hợp với mục đích thiết kế
- Chọn cách thức chế tạo sản phẩm
- Nhóm con sẽ làm chậu cây bằng gì ?
- Nhóm 1: Hộp xốp và hộp sữa chua, dây giày
- Nhóm 2: Chai cocacola to
- Nhóm 3: Cốc trà sữa và cốc cháo
- Nhóm 4: Chai dầu ăn và chai nước lọc
Bước 4: Chế tạo chậu câyhút nước tự động (E4)
- Trẻ chia nhóm, phân công nhiệm vụ và thực hiện chế tạo chậu cây
- Các nhóm thảo luận đi lựa chọn nguyên vật liệu của nhóm mình
- Cô quan sát gợi ý hỗ trợ khuyến khích trẻ trong khi trẻ thực hiện chế tạo chậu cây thông minh
- Cô quan sát gợi ý hỗ trợ khuyến khích trẻ trong khi trẻ thực hiện
Bước 5: Cải tiến
- Cô gợi mở hỏi trẻ nếu được làm lại con có sửa đổi điều gì không? Thay đổi như thế nào?
E5: Củng cố mở rộng (dự án)
- Đặt vấn đề trong hoàn cảnh mới nếu muốn trồng cây mà không cần tưới thì
- Ngoài cách trồng cây bằng chậu này thì các có có thể chống châu thông minh bằng cách nào nữa ?
- Chúng ta sẽ trồng ở đâu ? (Sau này cón ẽ trồng một vườn rau tưới nước tự động để không phải tưới mà rau vẫn tươi) (Trồng rau thuỷ canh)
E6: Đánh giá, thử nghiệm (dự án)
- Các nhóm trẻ lên thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình
- Trẻ đại diện lên chia sẻ sản phẩm của nhóm mình trước lớp (Chia sẻ tên gọi, ý nghĩa tên gọi, quá trình làm, khó khăn khi làm ...)
- Trong quá trình làm các con có thấy khó khăn điều gì không ?
- Các nhóm còn lại đặt câu hỏi thắc mắc góp ý cho sản phẩm của nhóm hoàn thiện hơn
- Cô tổng hợp ý kiến và xác nhận nội dung thuýết trình của trẻ
- Khuyến khích trẻ thử nghiệm thực tế trồng cây sau giờ hoạt động
|
|
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Bùi Thị Ngọ
|
Giáo viên
Bùi Thị Luyện
|