Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
Trẻ biết vẽ chân dung bạn trai, bạn gái qua đầu tóc, quần áo, để tạo thành bức chân dung theo ý tưởng của trẻ.
2. Kỹ năng:
Luyện kỹ năng vẽ nét cong tròn, nét thẳng, nét xiên.
3. Giáo dục:
- Trẻ đoàn kết yêu thương nhường nhịn, giúp đỡ bạn.
Biết yêu quý sản phẩm của mình của bạn.
Chuẩn bị:
- Tranh gợi ý
- Giấy, bút màu cho trẻ.
Hát“Bạn có biết tên tôi”ë
Văn học: Thơ “Tình bạn”
*Tiến hành:
Trò chơi (mặt vui.mặt buồn )
– Cô pha trò để trẻ bắt chước làm những gương mặt cười, vui, tức giận, ngạc nhiên, khóc…
– Nói về các nét trên từng gương mặt.
Hoạt động 1: Bạn nào thế?
– Đây là ảnh của bạn nào?
– Bức ảnh chụp cả người bạn phải không ?
– Chụp nửa người như thế này để làm nổi bật phần nào?
– Nhìn gương mặt bạn các con thấy tâm trạng bạn thế nào?
– Trên khuôn mặt có các bộ phận nào?
– Cái miệng cười thì vẽ nét gì?
– Cổ và vai là 2 nét gì nhỉ?
+ Còn có tranh vẽ bạn nào nữa?
– Trẻ nêu nhận xét về nét vẽ mái tóc, mắt, mũi, cách trang trí áo…
Hoạt động 2: Nào mình cùng vẽ.
– Các con có thích vẽ hình của mình không?
– Trước tiên mình vẽ gì?
Nhớ vẽ khuôn mặt cân đối chính giữa tờ giấy trước nhé.
– Trẻ thực hiện: Cô mở nhạc không lời.
– Gợi ý trẻ về bố cục, các nét trên khuôn mặt, tô màu cẩn thận.
Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm.
– Trẻ treo tranh lên kệ.
– Cùng quan sát tranh của mình và của bạn.
– Các con thích tranh của bạn nào? Vì sao? Cô nhận xét.
*****************************
.
Thứ sáu, ngày 30 tháng 09 năm 2022
Tên hoạt động học: :Kể chuyện“ Chuyện của tay phải, tay trái”
Thuộc lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện và nhớ chi tiết nội dung chuyện
- Trẻ nhớ tên nhân vật trong truyện, trẻ tập kể truyện
2. Kĩ năng:
- Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô , lời nói mạch lạc rõ ràng,
- Phát triển ngôn ngữ nói,
3. Thái độ: trẻ ham học, thích được kể và kể chuyện cùng cô, cùng các bạn
- trẻ biết vệ sinh tay chân tay sạch sẽ hàng ngày
II/ Chuẩn bị:
Chuyện, tranh truyện về tay phải, tay trái, bộ rối và các từ chứa các chữ cái đã học..
Bài hát. “ Em có đôi bàn tay trắng tinh”
III/ Tiến hành
Hoạt động 1: - Trò chuyện: cô trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh trong tuần,
- Cô cho trẻ hát bài: “đôi bàn tay ngoan”
- Hỏi trẻ nội dung bài hát nói về cái gì nào ?
- Đúng rồi ! vậy cô và các con có mấy bàn tay ?
- Cô cho trẻ đưa từng bàn tay lên và đọc ( tay trái, tay phải)
- Cô nói: các con ạ! mỗi con người chúng ta sinh ra là đã có đầy đủ các bộ phận của 1 con người, mỗi bộ phận đèu có 1 chức năng hoạt động riêng, như tay phải ,tay trái. Nhưng để xem tay phải, tay trái làm những việc gì? Thì hôm nay chúng ta cùng kể chuyện “ Tay phải, tay trái nhé!”
* Hoạt động 2: Cô kể thật diễn cảm
- Cô kể lần 2 kể kết hợp tranh chuyện
+ Trích dẫn chuyện: cô kể từ đầu đến .. “xách giỏ giúp mẹ”, mệt quá tay phải mắng tay trái như thế nào?
- Cô tiếp tục trích dẫn từng nội dung đoạn truyện
+ Giảng nội dung truyện; câu chuyện đã nói về tay phải, tay trái, tay nào cũng có nhiệm vụ chức năng riêng của mình, tay nào cũng phải làm việc cho con người, thế nhưng tay phải lại mắng và tị tay trái, chính vì thế mà tay trái buồn không giúp tay phải, nhưng rồi tay phải biết mình có lỗi nên xin lỗi tay trái, lúc này tay phải tỏ ra như thế nào ?, các con nghe cô kể tiếp nhé !
- Cô kể chuyện theo từng nội dung tranh, có thể cho trẻ tập kể cùng cô;
+ Đàm thoại: cô đàm thoại câu hỏi với trẻ?
? Câu chuyện kể có những nhân vật nào?
? . Tay trái không giúp đỡ tay phải nữa vì sao ?
? khi tay rái không giúp đỡ tay phải thì chuyện gì xảy ra ?.....
+ Giáo dục: mỗi chúng ta, trong gia đình hay trong tập thể lớp cũng vậy, nếu biết phối hợp giúp đỡ nhau thì việc gì cũng dễ dàng,
- nếu là các con thì các con làm thế nào?
Hoạt động 3: Cô kể chuyện 1 lần bằng rối.
- Cô cho từng tổ thi đua lên kể theo nội dung từng tranh, cho trẻ kể nối tiếp nhau từng đoạn
Hoạt động 4: Cô cho trẻ tìm chữ cái đã học trong từng tranh ( nếu có )
Múa hát bài “ múa cho mẹ xem” ( 3 lần )
* Kết thúc: Cô cho cả lớp ra chơi.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ: ............................................................................................................................................................................................
******************************
TTTCM DUYỆT PHTCM DUYỆT
………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………… ..……………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
VII. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHI TIẾT NHÁNH 2: “Nhu cầu của bản thân”
Thứ hai, ngày 03 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học: “ Chạy thay đổi zích zắc theo hiệu lệnh”
Thuộc lĩnh vực: Phát triển thể chất
I.Mục đích - yêu cầu:
1/ Kiến thức:
- Trẻ biết chạy thay đổi tốc độ đi theo hướng zíc zắc
2/ Kỹ năng
- Rèn luyện cho trẻ tốt về kĩ năng vận động cơ bản của chân và khả năng giữ thăng bằng cơ thể.
3/ Thái độ:
-Thích tham gia hoạt động cùng cô, cùng bạn.
-Thường xuyên tập thể dục để giúp cơ thể khỏe mạnh.
. 1/ Chuẩn bị: -Đĩa nhạc thể dục, trống lắc
-Sân tập bằng phẳng, đủ diện tích cho trẻ hoạt động
-Mỗi trẻ một túi cát, bóng nhỏ đựng trong rổ nhựa
-Một số đồ vật cho trẻ chơi.
2.Tiến hành: +Hoạt động 1: Khởi động
-Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, đi với các kiểu đi: nhanh chậm, kiễng gót...
+ Hoạt động 2: Trọng động
*BTPTC: cho trẻ tập BTPTC 2lần x 8 nhịp ghép lời bài:
“Lớp chúng ta đoàn kết ”
-ĐTNM: Chân : Khuỵu gối chân
*VĐCB: chạy thay đổi tốc độ theo đường zíc zắc
- Cô giới thiệu vận động “ Chạy thay đổi tốc độ theo đường zíc zắc.
- Cô làm mẫu lần 1: Không phân tích.
- Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp với phân tích vận động
+ Trẻ thực hiện: Cho trẻ chạy và thay đổi tốc độ “ Chạy nhanh” “ Chạy chậm “ theo đường zíc zắc theo hiệu lệnh của cô.
Lần 2 : Cô cho trẻ thi đua chơi ‘ Chạy thay đổi tốc độ theo hướng zic zắc
Cô cho trẻ kiểm tra xem đội nào nhanh và tuyên dương thưởng điểm.
*Trò chơi: Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Chạy nhanh lấy đúng đồ vật”.
-Giới thiệu luật chơi, cách chơi.
-Tổ chức cho trẻ chơi theo tổ 3 – 4 lần
Cô động viên khuyến khích trẻ kịp thời
+Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân 1 – 2 vòng.
*********************************************
Hoạt động ngoài trời
Quan sát thời tiêt mùa thu
*TC : Đua ngựa
- Chơi ở khu vực số 4.
1.Mục đích – yêu cầu
. 1/ Kiến thức:
- Trẻ nhận biết thời tiết của mùa thu
2/ Kỹ năng
- Rèn cho trẻ trả lời to, biết đặt câu hỏi vì sao?
3/ Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết cách mặc phù hợp với thời tiết.
1.Chuẩn bị: - : Sân sạch sẽ
2.Tiến hành- trẻ hát bài: “ Vườn trường mùa thu”
Cô tập trung cháu lại và nói.
Hôm nay cô cháu mình cùng quan sát thời tiết của mùa thu nhé.Cháu thấy hôm nay thế nào?
- Bầu trời thì sao?
- Thời tiết hôm nay so với hôm qua thế nào?
- Vì sao? Nắng, mưa hôm nay thế nào?
- Có gió thổi ra sao?
- Khi ra ngoài trời thì cháu phải làm gì?
- Giáo dục cháu khi ra ngoài thì phải đội mũ, đi dép….
*TC : Đua ngựa
Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 -4 lần
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:....................................................................................................................................................................
*******************************************
Thứ ba, ngày 04 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học: “Tôi có những khả năng gì?”
Thuộc lĩnh vực: - PTTC- KNXH
Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết được tên gọi, tác dụng của những bộ phận và các giác quan trên cơ thể ( mắt để nhìn, tai để nghe, mũi để ngửi, lưỡi để nếm, để cảm nhận sớ, ngửi..)
2. Kỹ năng
- Trẻ biết quan sát, nếm, ngửi, sờ, nghe, thực hiện các yêu cầu của cô.
- Rèn khả năng chú ý và ghi nhớ, phối hợp hoạt động nhóm ở trẻ
3.Thái độ
- Trẻ biết yêu quay bản thân mình hơn.
Tích cực hoạt động hưởng ứng cùng cô.
*Chuẩn bị:
- giáo án điện tử về các giác quan, mắt, mũi, miệng, tai, bàn chân
- Một số đồ dùng, đồ chơi, khối gỗ, quả gấc, bút, chai nước lạnh, quả mặt ướt đựng trong túi kín
- Một số kẹo, đường, muối, nước chanh.
*Tiến hành:
+Hoạt động 1: Cô cho trẻ hát bài “ồ sao bé không lắc”
-Cô kết hợp nói tên các bộ phận trẻ hát làm theo cô.
+Hoạt động 2: Khám phá về các giác quan
* Khám phá về thị giác
- Trẻ nhắm mắt lại hỏi trẻ có nhìn thấy gì không?
Sau đó cô trò chuyện cùng trẻ
- Mắt dùng để làm gì? Có mấy cái mắt?
- Mắt nằm ở vị trí nào?
- -- Mắt còn gọi là giác ?
- Trên mắt có các bộ phận gì?Nếu không có mắt con sẽ như thế nào?
+ Chúng mình cần phải làm gì để bảo vệ đôi mắt?
* Khám phá về thính giác
Cho trẻ bịt tai lại và lắng nghe tiếng nhạc to, nhạc nhỏ khác nhau và hỏi cảm nhận của trẻ
-Tai dùng để làm gì? - Có mấy cái tai? Tai nằm ở đâu?
-Tai còn gọi là giác quan gì? ( Lỗ tai, vành tai, dái tai…).Nếu không có tai con sẽ như thế nào?
- Chúng mình cần phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn đôi tai?
* Khám phá về vị giác; Cô cho trẻ trải nghiệm nếm các vị thức ăn như : Kẹo, muối, quả chanh… và hỏi cảm nhận của trẻ.
* Khám phá về xúc giác
- Trẻ chơi: “ Cái túi kì lạ” Trong túi buộc kín, để sắn 1 số loại đồ dùng, đồ chơi mềm, cứng, nhẵn…sẵn, sùi….
+Hoạt động 3:
TC: “ ô cửa bí mật”
- Cho trẻ lần lượt mở các ô số từ 1 đến 5.Cô đọc các câu đố cho trẻ giải các câu đố.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:....................................................................................................................................................................
**************************************
Thứ tư, ngày 05 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học: -.Dự án :Chế tạo ống dẫn truyền âm thanh
( tiết 1)
.Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức
-Trẻ biết tai là bộ phận giúp nghe được âm thanh, âm thanh ở xa thì nghe không rõ
-Trẻ biết được một số đặc điểm của ống nghe điện thoại: có 2 ống nghe 2 đầu và dây dẫn nối ở giữa, biết ông nghe và dây dẫn truyền giúp tai nghe âm thanh ở xa được rõ hơn
-Trẻ biết sử dụng các kỹ năng và nguyên vật liệu khác nhau để làm ống nghe điện thoại theo ý tưởng của trẻ
2. Kỹ năng: -Lắng nghe, thảo luận, chia sẻ
-Phối hợp các kỹ năng vẽ đã học để vẽ bản thiết kế
-Sử dụng các vật liệu và kỹ năng khác nhau để tạo thành ống nghe điện thoại theo ý tưởng của trẻ
-Phát triển trí tưởng tượng , sáng tạo và kỹ năng hoạt động nhóm, phối hợp với bạn
3.Thái độ
-Hứng thú tích cực tham gia hoạt động
-Cố gắng hoàn thiện công việc được giao
II.Chuẩn bị
1.Của cô:-Máy tính, điện thoại, ống nghe do giáo viên chế tạo có 1 đầu nói và 6-7 đầu nghe
-File âm thanh ( tiếng mưa, tiếng nước, tiếng tàu hỏa, tiếng sấm sét, tiếng mưa…)
-Nhạc một số bài hát: walking in the jungle, listen and move, nhạc không lời
2.Của trẻ:-Cốc nhựa, cốc giấy, cốc inox
-Bìa màu, bút chì, màu
-Dây, băng dính, kéo, que gài, móc dính tường
III.Lập kế hoạch tiến hành bài giảng steam chế tạo ống dẫn truyền âm thanh
1.Ổn định tổ chức gây hứng thú
*Hoạt động 1: Nêu vấn đề: Tai giúp bé nghe được
-Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát: walking in the jungle
2.Nội dung: *Hoạt động 2: Khám phá chức năng của tai
-giáo viên bật máy tính cho trẻ nghe đoạn âm thanh(tiếng mưa, tiếng nước, tiếng tàu hỏa, tiếng sấm sét) và hỏi trẻ:
+Con nghe thấy âm thanh gì?
+Con thích âm thanh nào nhất?
+Cho trẻ bịt tai và cảm nhận sự khác biệt của âm thanh nghe được khi bịt tai
+Khi bịt tai lại âm thanh con nghe được như thế naò?
+Nhờ bộ phận nào mà con nghe được âm thanh?
=>giáo viên kết luận về vai trò của đôi tai: đôi tai là cơ quan thính giác, giúp chúng ta nghe được âm thanh xung quanh
-Trải nghiệm và so sánh
+giáo viên gợi ý trẻ cùng thảo luận
+Ở các vị trí khác nhau, âm thanh đến tai của chúng ta sẽ khác nhau
+Nếu các con đứng ở vị trí khác nhau thì âm thanh nghe được sẽ như thế nào?
+Đứng gần thì âm thanh nghe thấy sẽ như thế nào?
+ Đứng ở xa thì âm thanh nghe thấy sẽ như thế nào?
-giáo viên cho trẻ đứng ở các vị trí khác nhau để nghe âm thanh tiếng kêu của con vật
+Lần 1: đứng gần cô
+Lần 2: đứng xa hơn ( 3 bước chân)
+Lần 3: đứng xa nhất ( 6 bước chân )
-Con nghe thấy âm thanh gì? Khi đứng xa thì con nghe thấy âm thanh như thế nào?
-Cô có một băn khoăn: cô đứng tại đây và cô muốn các bạn ở phòng ngoài vẫn nghe thấy tiếng cô nói. Vậy cô sẽ làm như thế nào?
-Giáo viên giới thiệu đồ dùng trải nghiệm: vậy mời các con hãy thử trải nghiệm với ống nghe mà cô đã làm nhé
-Giáo viên chia trẻ thành 2 nhóm, thử trải nghiệm với ống nghe mà cô đã làm theo yêu cầu của cô
-Giáo viên kết luận: ống nghe và dây dẫn giúp truyền âm thanh, khiến tai chúng ta nghe được những âm thanh ở xa hơn.
-Giáo viên nêu vấn đề: các con sẽ làm gì để giúp hai bạn đứng ở xa nhau có thể nghe âm thanh của nhau? Buổi học sau chúng ta sẽ cùng nhau thiết kế và làm ông nghe điện thoại nhé.
Thứ năm, ngày 06 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học: Làm quen với chữ a, ă, â.
Thuộc lĩnh vực: - Phát triển ngôn ngữ
.
1. Kiến thức:- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của các
chữ cái a,ă,â.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
2.Kỹ năng:- Rèn trẻ nhận biết phân biệt 3 chữ a, ă, â qua các cụm từ.
- Phát âm to, rõ ràng, không ngọng.
3. Thái độ:-Trẻ thích thú tham gia vào giờ học chữ cái.
* Chuẩn bị: 3 tranh vẽ ấm trà có từ “nắp âm trà”.bài thơ chữ to
- Thẻ chữ cái a,ă,â đủ cho cô và trẻ để ghép các từ:
* Tiến hành:+ Hoạt động 1: Trò chuyện cùng trẻ
- Cho cả lớp hát: “Nhà của tôi”.
- Hỏi trẻ vừa cùng nhau hát bài gì?
- Nhà cháu có những phòng nào ?
-Cho trẻ kể về đồ dùng trong các phòng đó.
+ Hoạt động 2: Bé học chữ
- Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ chiếc ấm trà đọc từ dưới tranh: “nắp ấm trà” cài chữ cái giống chữ có trong từ,
đọc chữ cái đã biết trong từ.
- Tri giác các chữ cái: a,ă,â bằng tay, và bằng mắt, nghe cô phát âm trẻ nhắc lại.
- Trẻ lần lượt nhận biết và phát âm từng chữ cái.
- Cho trẻ được đọc nhiều lần.
- Cô bao quát trẻ đọc.
+ Hoạt động 3: Bé thi đua.* Chơi : “tìm nhanh chữ a,ă,â trong từ”.
- Chia trẻ thành 3 nhóm cho trẻ lần lượt chạy lên gạch chân chữ cái a,ă,â có trong từ,
mỗi trẻ tìm nhanh và gạch chân 1 trong 3 chữ cái đó.
- Kiểm tra kết quả chơi của 3 đội
* Chơi: Tìm bạn :- Cô nói cách chơi tìm bạn có 3,4 cùng chữ cái, 3 không cùng chữ cái.
- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần chú ý bao quát động viên trẻ kịp thời
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:....................................................................................................................................................................
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:....................................................................................................................................................................
***********************************************************
Thứ sáu, ngày 14 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học: Số 6 ( tiết 2)
Thuộc lĩnh vực: - Phát triển nhận thức
- Mục đích yêu cầu.
Kiến thức: Trẻ biết so sánh thêm bớt, tạo sự bằng nhau trong phạm vi 6. đếm đến 6.
- Hình thành mối quan hệ về số lượng giữa 2 nhóm trong phạm vi 6
Kỹ năng: - Trẻ biết thêm bớt để tạo ra một nhóm có số lượng trong phạm vi 6 theo yêu cầu của giáo viên.
- Trẻ tìm hoặc tạo ra được một nhóm có số lượng nhiều hơn hoặc ít hơn số lượng một nhóm cho trước trong phạm vi 6.
Thái độ. - Trẻ có ý thức tổ chức kỉ luật trong giờ học.
- Trẻ hứng thú học và tham gia chơi các trò chơi
. Chuẩn bị: - Bài giảng điện tử, Máy chiếu.
- Mỗi trẻ 1 rổ lô tô có: 6 cái đĩa, 6 cái thìa.
- Thẻ số từ 2- 6
- Một số đồ dùng có số lượng là 4, 5, 6 bày xung quanh lớp.
- Nhạc bài hát “ Chúc mừng sinh nhật”; bài hát “ niềm vui gia đình” - Bảng dính, quà thưởng.
Tiến hành
Hoạt động 1: Luyện đếm đến 6, nhận biết các số trong phạm vi 6
- Trò chơi 1: “Ai giỏi hơn”
+ Cách chơi: Chia trẻ làm hai đội. Mỗi đội có một bảng nỉ. Phía trước bảng nỉ có một cái bàn để các lô tô đồ chơi của bạn trai, bạn gái. Cô yêu cầu trẻ chọn đồ chơi cho bạn nào và có số lượng bao nhiêu. Trẻ của hai đội cùng trao đổi chọn và gắn số tương ứng theo đúng yêu cầu của cô. Cô cho trẻ đếm để kiểm tra kết quả. Đội nào nhanh hơn và gắn đúng hơn đội đó thắng cuộc.
+ Luật chơi: Cô báo hết giờ phải dừng tay, đội nào phạm luật là thua cuộc
* Hoạt động 2: So sánh, thêm bớt, tạo nhóm có số lượng trong phạm vi 6
- Cô cho mỗi trẻ tự lấy đồ dùng và về chỗ ngồi
Dùng câu đố về cái áo để trẻ xuất hiện 6 chiếc áo xếp thành dãy và 5 cái quần xếp tương ứng 1-1
đặt số tương ứng bên cạnh hai nhóm
- Cho trẻ nêu nhận xét về số lượng giữa hai nhóm và tạo sự bằng nhau
( Nhóm nào nhiều hơn, nhiều hơn mấy? nhóm nào ít hơn, ít hơn mấy?
Muốn hai nhóm này cùng bằng nhau có bao nhiêu cách ?)
- Cho trẻ thêm hoặc quần hoặc bớt áo để tạo sự bằng nhau giữa hai nhóm.
- Tiếp tục bớt dần số lượng quần cho trẻ nêu nhận xét và trẻ tự thêm bớt để tạo sự bằng nhau và bằng 6
* Hoạt động 3: Luyện tập: - Chơi trò chơi “Dán thêm cho đủ”
+ Cách chơi: Chia trẻ làm 4 đội.Trẻ của mỗi đội đều có một bức tranh có dán các đồ chơi trong phạm vi 6
(Tranh của từng trẻ đều có số lượng khác nhau)
Sau hiệu lệnh của cô trẻ phải dán thêm cho đủ số lượng là 6.
Khi cô báo hết giờ, đội nào có nhiều bạn hoàn thành hơn đội đó thắng cuộc
+ Luật chơi: Cô báo hết giờ phải dừng tay ngay. Nếu đội nào có bạn phạm luật đội đó thua cuộc
- Kết thúc: Cô tuyên bố đội thắng cho trẻ vỗ tay hoan hô.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:....................................................................................................................................................................
**************************************
VIII. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHI TIẾT NHÁNH 3: “Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh”
Thứ hai, ngày 10 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học: “Bật xa tối thiểu 50 cm
Thuộc lĩnh vực: “Phát triển thể chất”
I.Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài tập vận động cơ bản: Bật xa 40 – 50cm.
- Trẻ hiểu cách bật xa: Lấy đà và dùng sức của đôi bàn chân bật nhảy ra xa.
.- Trẻ biết tên TCVĐ và hiểu cách chơi trò chơi “ Ném bóng vào rổ”.
2..Kỹ năng.
- Trẻ có kỹ năng bật xa, biết dùng sức của đôi chân bật mạnh về phía trước, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân, 2 tay đưa ra phía trước để giữ thăng bằng.
- Trẻ thực hiện được theo hiệu lệnh của cô: dồn hàng, tách hàng, chuyển đội hình
Trẻ chơi tốt trò chơi vận động Ném bóng vào rổ”, biết phối hợp tay mắt để ném bóng vào rổ một cách chính xác.
3. Thái độ:- Trẻ tự tin hứng thú, tích cực khi tham gia vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị.- Sân tập bằng phẳng, rộng rãi.- 2 con suối có khoảng cách 40 cm màu đỏ.
- 1 con suối có khoảng cách 45 cm màu vàng, 1 con suối có khoảng cách 50cm màu xanh
Nhạc bài “ Ba chú Gấu”, “ Mời bạn ăn, nhà của tôi””.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.- 2 rổ ném bóng.- Bóng: 15 quả bóng màu đỏ, 15 quả bóng màu xanh.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú-
Cô giới thiệu tổ chức hội thi
- Đến với hội thi còn có sự góp mặt của 2 đội. + Đội số 1. + Đội số 2.
Diễu hành để đến với nhà thi đấu của hội thi nào.
* Hoạt động 2: Khởi động.- Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc chuyển thành vòng tròn.
Trẻ xếp thành 2 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi: đi thường, đi nhanh, đi kiễng gót,đi khom lưng, chạy: Chạy nhanh, chạy chậm,theo nhạcbài “ Tổ ấm gia đình”) rồi di chuyển thành 2 hàng ngang dãn cách đều
Cô cho trẻ điểm số 1 – 2, sau đó tách ra thành 4 hàngdọc.
- Đến với phần thi “ Đồng diễn thể dục”
* Hoạt động 3 : Trọng động.+ BTPTC: - ĐT Tay vai : Đưa 2 sang ngang, lên cao
- ĐT Chân: Hai tay đưa sang ngang, ra phía trứơc kết hợp khuỵu gối.
-ĐT lườn : Nghiêng người sang bên .
- ĐT bật: Hai tay chống hông, bật tách chụm .
ĐTNM: - ĐT Chân: Hai tay đưa sang ngang, ra phía trứơc kết hợp khuỵu gối.
- Cô khen trẻ.- Cho trẻ chuyển đội hình thành 2 hàng ngang đứng đối diện,quay mặt vào nhau.
*Vận động cơ bản: ““Bật xa tối thiểu 50cm”
- Đây là con suối có khoảng cách 50cm, hôm nay 2 đội sẽ phải vượt qua thử thách mà ban tổ chức đưa ra, đó là bật xa 50cm.
Muốn biết bật như thế nào thì chú ý cô làm mẫu nhé!
- Cô thực hiện mẩu 1 lần không phân tích động tác
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác:
+ Tư thế chuẩn bị: Chân đứng tự nhiên trước vạchchuẩn, đưa tay song song ra phía trước,đồng thờikhuỵu gối. Khi có hiệu lệnh bật cô đưa tay từ từ raphía sau, dùng sức của chân bật mạnh về trước, chạmđất nhẹ bằng 2 nửa bàn chân trên sau đó là cả bàn chân, tay đưa ra trước để giữ thăng bằng.
- Gọi 2 trẻ khá lên tập mẫu.
- Trẻ thực hiện:- Gọi 2 trẻ khá lên tập mẫu.
- Cô quan sát, sửa sai, động viên trẻ.
- Trẻ thực hiện: + Cô cho cả lớp thực hiện 2- 3 lần.
+ Trẻ tập thành thạo cô cho trẻ thực hiện thi xem bạn nào bật xa nhất .
- Hỏi lại tên bài tập? - Cô nhận xét chúc mừng các bé đã hoàn thành tốt phần thi.
Các bé đã rất xuất sắc vượt qua phần thi thứ 4 và đều đã nhận được những lá cờ tươi thắm rồi. Ngay sau đây các bé sẽ bước vào phần thi cuối cùng của hội thi ngày hôm nay.
1. Mục đích yêu cầu:
a. kiến thức:- Trẻ cảm nhận được nhịp điệu vui tươi, rộn rang và hiểu nội dung bài thơ miêu tả dinh dưỡng của quả khi ăn vào cơ thể
.- Trẻ thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
b. kỹ năng:-Trẻ đọc thơ diễn cảm , ngắt đúng nhịp thơ, trả lời rõ ràng các câu hỏi của cô
c. Giáo dục:- Trẻ cảm nhận được màu sắc dinh dưỡng của các loại quả khi ăn vào sẽ khỏe mạnh ra, thích ăn nhiều quả và biết giữ gìn vệ sinh khi ăn quả.
Chuẩn bị: - Tranh minh họa thơ
- Bài hát : Qủa
Tiến hành:Hoạt động 1: Trẻ chơi trò chơi “ Gieo hạt”
+ Cây ra hoa rồi ra gì nữa không nào?
- Cô cho trẻ kể một vài loại quả mà trẻ biết cho cô và các bạn nghe ?
- Có rất nhiều loại quả phải không nào?
. Bài thơ có tên “ Ăn quả” của tác giả “ Hồng Thu”
Hoạt động 2:* Cô đọc thơ
- Cô đọc lần 1: đọc diễn cảm.
- Các con vừa nghe cô đọc xong bài thơ “ Ăn quả” các con thấy như thế nào? ---
- Vậy thì các con cùng hướng lên màng hình để nghe cô đọc lại bài thơ “ Ăn quả” một lần nữa nhé!
* Cô đọc lần 2: Qua hình ảnh :
- Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nhắc đến những loại quả gì?( quả na, quả mận, quả đào, quả bưởi,quả lê)
- Vậy bé ăn quả gì thì cơ thể rắn chắc?
- Bé ăn quả gì thì sạch răng,sạch lưỡi?
- Qủa gì có nhiều sinh tố C?
- Qủa gì bé ăn càng thêm man mát?
- Tác giả đã khuyên bạn nhỏ như thế nào về việc ăn quả?
* Giáo dục: Các con ạ! Để có những quả ngon cho các con ăn hàng ngày người nông dân đã phải rất vất vả để làm ra chúng nên các con phải biết quý trọng những người đã làm ra quả cho chúng mình ăn nhé.
Hoạt động 2:*- Cô cho cả lớp đọc cùng cô 2-3 lần
- Mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc
- Cho trẻ đọc thay đổi theo các hình thức
- Cho cả lớp đọc lại 1 lần
* Hoạt động 3:*: Hát bài : “ Qủa”
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:....................................................................................................................................................................
****************************************
Thứ sáu, ngày 14 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học: -.Dự án :Chế tạo ống dẫn truyền âm thanh
( tiết 2)
Thuộc lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ
- 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú
Trẻ nghe và vận động theo nhạc “Listen and move”.
2. Nội dung
*Hoạt động 3: Lên kế hoạch hoạt động
Giáo viên nhắc lại bài học trước:
Hôm trước, cô và các con đã biết được ống nghe và dây dẫn giúp tai nghe được âm thanh ở xa tốt hơn. Cả lớp cũng đã đồng ý
với dự án làm ống nghe điện thoại. Và bây giờ cô muốn nghe chia sẻ của các con về ý tưởng làm ống nghe điện thoại của mình.
- Con sẽ làm ống nghe điện thoại như thế nào?
- Con sẽ sử dụng nguyên liệu gì để làm ống nghe điện thoại?
- Các ống nghe nối với nhau như thế nào?
- Con muốn dây dẫn của con dài như thế nào?
- Làm thế nào để dây giữ ống nghe không bị tuột?
- *Hoạtđộng4: Thiết kế (Art - Tạo hình):
- Những ý tưởng của các con đều rất thú vị. Bây giờ các con vẽ bản thiết kế ống nghe điện thoại theo ý tưởng mà các con thích nhé.
Trẻ về 2 nhóm tự vẽ 1 bản thiết kế về ống nghe điện thoại trên giấy A4. (Kỹ năng tạo hình: Vẽ nét thẳng, nét cong, nét ngang, nét xiên, tô màu)
*Hoạt động 5: Chế tạo ống dẫn truyền âm thanh
Các con đã hoàn thành bản thiết kế của mình rồi phải không nào? Hãy tìm bạn trong nhóm, thảo luận để lựa chọn 1 bản thiết kế
mà con thấy hợp lí và lựa chọn nguyên vật liệu để làm chiếc ống nghe điện thoại theo ý tưởng của mình nhé.
Chia trẻ thành các nhóm để làm dự án.
Trẻ tự thảo luận và chọn 1 thiết kế để chế tạo cho nhóm mình.
Thảo luận về cách sẽ làm như thế nào. Cô có thể gợi ý cho từng nhóm trẻ bằng cách đặt các câu hỏi:
Con muốn làm ống dẫn âm thanh để nói chuyện với các bạn ở cách xa bao nhiêu? Con dùng gì để đo dây dẫn?
- Trẻ thực hiện
Giáo viên quan sát và gợi ý cho trẻ nếu gặp khó khăn. (Ví dụ: Cách luồn dây, thắt nút, buộc chốt, sử dụng đa dạng vật liệu để
trang trí cho ống nghe).
*Hoạt động 6: Đánh giá
Giáo viên cho trẻ trải nghiệm với ống nghe điện thoại của mình và của bạn; phân biệt, so sánh âm thanh khi nghe âm thanh bạn nói bằng các ống nghe điện thoại khác nhau.
Cho trẻ nói về ống nghe đã làm:
- Ống nghe điện thoại của các con có giống với bản vẽ thiết kế không?
- Con có muốn thay đổi gì cho ống nghe điện thoại của mình không?
Nếu được làm lại thì con sẽ làm thế nào? Nếu làm tiếp con sẽ làm gì?
Giáo viên tập trung trẻ, cho trẻ giới thiệu về sản phẩm đã làm đưỢC.
-Conlàm ống nghe điện thoại bằng cách nào?
- Ống nghe của con có truyền được âm thanh không?
- Ống nghe bằng chất liệu nào giúp nghe âm thanh rõ hơn?
Giáo viên kết luận: Ống nghe và dây dẫn truyền giúp tai nghe âm thanh ở xa được rõ hơn.
- Vậy là các con đều đã làm được ống nghe điện thoại của riêng . Bây giờ các con có thể gắn đường dây điện thoại từ khu vực góc chơi này sang khu vực chơi khác của lớp sao cho hợp lý nhé!
Giáo viên cho trẻ gắn đường dây điện thoại lên tường tại các vị trí góc chơi.
**************************
Hoạt động ngoài trời: In hình sáng tạo bằng bàn tay
. Trò chơi vận động: “Ném vòng vào chai”
. Khu vui chơi số 5
I. Mục đích – yêu cầu:- Trẻ biết bàn tay có 5 ngón, biết dùng màu nước, dùng cát để in bàn tay, dùng phấn để đồ tạo thành hình bàn tay, không chỉ vậy trẻ có thể sáng tạo từ hình bàn tay thành những hình ảnh ngộ nghĩnh (con bướm, cây, hoa, con kiến…).
- Trẻ nhớ tên trò chơi, biết cách chơi và luật chơi.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoat động.
* Thông qua hoạt động chơi ngoài trời giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, tinh thần hợp tác, đoàn kết.
II. Chuẩn bị:- Mút thấm màu, màu, phấn, bồn cát, nước rửa tay, khăn lau tay.
- Chai, vòng. Lưới, quang gánh, cà kheo, thang …
- Sân bãi sạch sẽ.
Tiến hành:Hoạt động 1. Cho trẻ hát bài: “Múa cho mẹ xem”.
Hỏi trẻ về bài hát
- Đôi bàn tay của con đâu? - Đôi tay làm được những việc gì? - Ngoài làm được rất nhiều việc như quét nhà, vẽ, nặn, múa, hát … còn làm gì được nữa không?
- Hôm nay cô sẽ cho các con cùng chơi in hình bàn tay của mình nhé!
Hoạt động 2: In hình sáng tạo bằng bàn tay.
- Cô nhúng bàn tay vào nước sau đó cô in bàn tay xuống nền gạch (Vừa nói cô vừa in bàn tay bằng nước xuống nền gạch).
- Trẻ nhìn xem bàn tay này có mấy ngón?
- Cô in được nhiều bàn tay chưa?
- Hỏi trẻ có thể sáng tạo thành những hình gì?
- Làm thế nào ra được bông hoa? Làm thế nào ra cái cây? Để làm con bướm thì in thêm gì?
- Hỏi trẻ in bằng nước thì có để lại được lâu không? Vì sao?
- Các con thấy bàn tay cô in trước đang thế nào rồi?
- Đó là hiện tượng nước bay hơi đấy các con ạ.
- Muốn hình in lưu lại được lâu, chúng ta in bằng gì? (Trẻ trả lời)
- Hôm nay cô cho chúng mình in hình bàn tay bằng màu, bằng phấn và trên cát nhé!
Cho trẻ nói cách in.
- Đã bạn nào in bàn tay trên cát chưa? In ở đâu? (Trên bãi biển, bờ sông, khu vui chơi, ở trường …) Khi chơi trên cát các con chơi như thế nào? (Không cho tay vào mắt, không tung, ném …)
- Khi chơi xong các con cần phải làm gì? (Rửa tay) Có mấy bước rửa tay?
* Cho trẻ thực hiện:- Đến góc chơi cát cô hỏi trẻ: Con in trên cát được gì? Ngón tay có mấy ngón? In trên cát các con thấy thế nào? (Nếu in không đẹp chúng mình có thể xoa cát và in lại đúng không?)
- Đến góc chơi in phấn cô hỏi trẻ: In ngón tay bằng phấn con in như thế nào? Con có định sáng tạo chúng để trông giống hình gì không? Con làm như thế nào?(Khi trẻ nào in xong cô nhắc trẻ đi rửa tay).
* Nhận xét sản phẩm:- Khi hết giờ chơi cô cùng trẻ đi quan sát và nhận xét các góc chơi, cô cho trẻ đứng quây quần nhận xét:
+ Các con thấy các bạn in hình có đẹp không?
+ Bạn in như thế nào?
+ Bạn còn sáng tạo được hình gì?
- Các con vừa in hình rất đẹp và sáng tạo, có bạn đã biến bàn tay của mình thành chân dung mình, có bạn sáng tạo thành bông hoa, thành cái cây, là các con vật rất đẹp. Cô khen tất cả các con!
2. Trò chơi vận động: “Ném vòng vào chai”( Vạch cách chai từ 1 đến 1,2m)
Cô phổ biến luật chơi và cách chơi