ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH BẢO
TRƯỜNG MẦM NON TAM CƯỜNG
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ LỚP 5TA1
CHỦ ĐỀ: “Gia đình của bé”
Thời gian thực hiện: 3 tuần (từ 17/10 đến 04/11/2022)
Giáo viên: Vũ Thị Hương
Phạm Thị Hải
NĂM HỌC: 2022- 2023
I . MỤC TIÊU – NỘI DUNG – HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ
|
TTNT
|
TTL
|
Mục tiêu chủ đề
|
Nội dung chủ đề
|
Hoạt động chủ đề
|
Tài nguyên học liệu
|
Phạm vi thực hiện
|
Địa điểm tổ chức
|
Nhánh 1
|
Nhánh 2
|
Nhánh 3
|
Ghi chú nếu có sự điều chỉnh
|
Ngôi nhà của bé
|
Những người thân trong gia đình của bé
|
Đồ dùng trong gia đình
|
I. LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
|
|
|
Thực hiện đúng kỹ thuật và thuần thục các động tác trong bài tập thể dục theo hiệu lệnh, nhịp bản nhạc/bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.
|
Tập kết hợp 5 động tác cơ bản trong bài tập thể dục
|
Bài 3: (Hô hấp: Thổi nơ bay/ Tay: 2 tay đưa ngang gập khuỷu tay/ Lưng, bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bên/ Chân: Đứng đưa 1 chân ra trước lên cao/ Bật: Nhảy chân sáo)
|
thể dục bài 3
|
Khối
|
Sân trường khu TT
|
TDS
|
TDS
|
TDS
|
|
23
|
7
|
Kiểm soát được vận động, phản xạ nhanh khi đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh 4-5 lần
|
Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
|
HĐH: -Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH
|
|
|
|
75
|
25
|
Ném vật về phía trước bằng 1 tay đúng kỹ thuật ở khoảng cách xa ….m
|
Ném xa bằng 1 tay
|
HĐH: -Ném xa bằng 1 tay
|
ném xa bằng 1 tay
|
Lớp
|
Lớp học
|
|
|
HĐH
|
|
93
|
33
|
Giữ được thăng bằng khi bật nhảy từ độ cao 40-45cm xuống
|
Bật nhảy từ trên cao xuống (cao 40-45cm)
|
HĐH: -Bật nhảy từ trên cao xuống (cao 40-45cm)
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
|
HĐH
|
|
|
117
|
39
|
Thực hiện được các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay
|
Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay -Bẻ nắn. -Lắp ráp.
|
HĐH,HĐGChơi trò chơi: Tự cài ,cởi cúc ,xâu dây giày,đóng mở phec-mo-tuya -HĐG: Hướng dẫn dẫn trẻ chơi trò chơi bằng nguyên liệu trong gia đình.
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
|
119
|
41
|
Biết vẽ hình và sao chép các chữ cái, chữ số
|
Vẽ hình và sao chép các chữ cái, chữ số
|
HĐG: Vẽ hình và sao chép các chữ cái, chữ số
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐG
|
HĐG
|
HĐG
|
|
141
|
48
|
Nhận biết được 4 nhóm thực phẩm và lựa chọn được một số thực phẩm khi gọi tên nhóm
|
Nhận biết thực phẩm theo 4 nhóm
|
VS-AN : Nhận biết phân biệt một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm tp. -TC:Phân loại thực phẩm khi gọi tên nhóm -HĐH:Thực phẩm hàng ngày
|
dạy trẻ nhận biết 4 nhóm thực phẩm
|
Lớp
|
Lớp học
|
VS-AN
|
VS-AN
|
VS-AN
|
|
164
|
59
|
Có kỹ năng đánh răng đúng thao tác. Có thói quen tự đánh răng hàng ngày
|
Rèn luyện kỹ năng đánh răng
|
VS-AN: Trẻ thực hiện các thao tác đánh răng theo hướng dẫn.
|
thao tác đánh răng
|
Khối
|
Lớp học
|
VS-AN
|
VS-AN
|
VS-AN
|
|
|
|
Có một số hành vi, thói quen tốt trong ăn uống
|
Không kén chọn thức ăn, ăn hết suất
|
HĐH HĐC: Giáo dục trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng
|
phép lịch sự trong bữa ăn
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐC
|
HĐH+HĐC
|
HĐC
|
|
193
|
77
|
Biết kêu cứu, gọi người giúp đỡ khi gặp nguy hiểm
|
Địa chỉ, số điện thoại của người thân và các số điện thoại trợ giúp: 111,113,114,115
|
HĐHHĐNTHĐC: Trò chuyện với trẻ về địa chỉ, số điện thoại của người thân và các số điện thoại trợ giúp: 111,113,114,116
|
dạy trẻ kỹ năng nhớ số điện thoại của người thân
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐNT
|
HĐH+HĐC
|
HĐH+HĐNT
|
|
II. LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
|
202
|
82
|
Biết được mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng/ đồ chơi quen thuộc
|
Đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi
|
HĐH, HĐC: Tìm hiểu về một số đồ dùng trong gia đình
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
|
|
HĐH
|
|
|
|
Biết được mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng/ đồ chơi quen thuộc
|
So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2-3 đồ dùng, đồ chơi.
|
HĐG: Trẻ phân loại các đồ dùng đồ chơi quen thuộc
|
so sánh sự giống và khác nhau của 2-3 đồ dùng đồ chơi
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐG
|
HĐG
|
HĐG
|
|
|
|
Nhận biết được chữ số và sử dụng các số đó để chỉ số lượng, số thứ tự
|
Nhận biết chữ số 7 và sử dụng các số đó để chỉ số lượng, số thứ tự
|
HĐH: Số 7 tiết 1
|
số 7 tiết 1
|
Khối
|
Lớp học
|
|
HĐH
|
|
|
282
|
112
|
Biết gộp các nhóm đối tượng, đếm và nói kết quả. Biết tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 6 thành hai nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm
|
Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 6, đếm và nói kết quả. Tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 6 thành hai nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm
|
HĐH/HĐG: Số 6 tiết 3
|
số 6 tiết 3
|
Khối
|
Lớp học
|
HĐH
|
|
|
|
|
131
|
Xác định được vị trí của đồ vật phía phải - phía trái ;phía trước- phía sau phía trên - phía dưới so với bản thân trẻ, với bạn khác, với một vật nào đó làm chuẩn
|
Xác định vị trí của đồ vật phía trên - phía dưới so với bản thân trẻ, với bạn khác, với một vật nào đó làm chuẩn
|
HĐH: Xác định phía dưới của đối tượng khác
|
xác định vị trí trong không gian
|
Khối
|
Lớp học
|
|
|
HĐH
|
|
326
|
139
|
Họ tên, ngày sinh, giới tính, đặc điểm bên ngoài sở thích của bản thân và vị trí của trẻ trong gia đình.
|
Thông tin về gia đình và các thành viên trong gia đình (tên, tuổi, sở thích, nghề nghiệp, địa chỉ, nhu cầu, số điện thoại…)
|
HĐH.: Tim hiểu về người thân trong gia đình
|
gia đình và các thành viên trong gia đình
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐC
|
HĐH+HĐC
|
HĐH+HĐC
|
|
III. LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
|
|
|
|
Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi và chủ đề Gia Đình.
|
HĐH,HĐC Truyện: Bàn tay có nụ hôn, Con yêu mẹ biết bao nhiêu
|
truyên con yêu mẹ biết bao
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐC
|
HĐH+HĐC
|
HĐC
|
|
354
|
149
|
Có khả năng nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi và chủ đề thực hiện
|
Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi và chủ đề thực hiện
|
HĐC,ĐTT: Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi và chủ đề thực hiện HĐH: Đồng dao dềnh dềnh dàng dàng
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐC
|
HĐC
|
|
|
|
|
Hiểu và làm theo được 2-3 Yêu cầu liên tiếp
|
Nghe hiểu và làm theo các hướng dẫn trong hoạt động cá nhân và tập thể (được 3-4 yêu cầu liên tiếp)
|
TQDN: Một số kiểu nhà xung quanh trường.
HĐC, ĐTT: Trò chuyện về các thành viên GĐ, đồ dùng, kỉ niệm, nhu cầu của gđ.
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
DN
|
ĐTT
|
ĐTT
|
|
|
|
Có khả năng đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp độ tuổi và chủ đề thực hiện. Có khả năng đọc biểu cảm bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp độ tuổi.
|
Đọc bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp độ tuổi và chủ đề gia đình
|
HĐH: Thơ: thương ông, làm anh, giữa vòng gió thơm, em yêu nhà em, Cô và mẹ
|
Thơ Cô và mẹ
|
Lớp
|
Lớp học
|
|
HĐH
|
|
|
|
|
Có khả năng nhận dạng các chữ trong bảng chữ cái Tiếng Việt, chữ in thường, in hoa chủ đề gia đình
|
Nhận dạng các chữ cái E- Ê trong bảng chữ cái Tiếng Việt, chữ in thường, in hoa
|
HĐH: Làm quen với chữ cái e,ê
|
làm quen chữ cái e,ê
|
Khối
|
Lớp học
|
HĐH
|
|
|
|
|
|
Có khả năng nhận dạng các chữ trong bảng chữ cái Tiếng Việt, chữ in thường, in hoa chủ đề gia đình
|
Nhận dạng các chữ cái U-Ư trong bảng chữ cái Tiếng Việt, chữ in thường, in hoa
|
HĐH: Làm quen với chữ cái u,ư, HĐC:cùng bé chơi tô màu u ư.
|
Tô màu chư cái u ư
|
Khối
|
Lớp học
|
|
|
HĐH
|
|
IV. LĨNH VỰC TÌNH CẢM - KỸ NĂNG XÃ HỘI
|
415
|
180
|
Biết mình là con/cháu/anh/chị/em trong gia đình
|
Vị trí và trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học
|
HĐNTTrò chuyện với trẻ về vị trí và trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học. -HĐG: Trò chơi gia đình.
|
|
Trường
|
Lớp học
|
HĐNT
|
HĐNT
|
HĐNT
|
|
|
|
Có khả năng tự làm được một số việc đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày
|
Sắp, dọn bàn ăn
|
VSAN: Dạy trẻ kĩ năng sắp, dọn bàn ăn
|
kỹ năng sắp và dọn bàn ăn
|
Trường
|
Lớp học
|
VS-AN
|
VS-AN
|
VS-AN
|
|
|
|
Có khả năng tự làm được một số việc đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày
|
Gấp quần áo
|
HĐH: Dạy trẻ kĩ năng gấp quần áo
|
hướng dẫn trẻ gấp quần áo
|
Trường
|
Lớp học
|
|
HĐH
|
|
|
436
|
191
|
Biết thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè. Dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi
|
Quan tâm đến người thân và bạn bè
|
HĐG: Kỷ niệm đáng nhớ của gia đình
HĐC: Giáo dục trẻ quan tâm chia sẻ, giúp đỡ những người thân trong gia đình
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐG
|
HĐG
|
HĐC
|
|
447
|
198
|
Biết yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình, cô giáo.
|
Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình,cô giáo.
|
HĐC, Làm quà tặng người thân.
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐC
|
HĐH+HĐC
|
HĐH+HĐC
|
|
452
|
200
|
Thực hiện được một số quy định ở gia đình như: Dọn dẹp và sắp xếp đồ dùng, sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định,
|
Thực hiện một số quy định ở gia đình như: Dọn dẹp và sắp xếp đồ dùng, sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định,
|
ĐTT: Trò chuyện với trẻ về nôi qui gia đình.
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
ĐTT
|
ĐTT
|
ĐTT
|
|
V. LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
|
485
|
216
|
Thích nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc
|
Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc
|
HĐH + HĐG: Hát nghe " Gia đình nhỏ, hạnh phúc to"
|
Hát nghe " Gia đình nhỏ, hạnh phúc to"
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
HĐC
|
|
|
|
Biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ…
|
Hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ…(theo các chủ đề Gia Đình.
|
HĐH: Mẹ ơi có biết, Cả nhà thương nhau,Bố là tất cả, , Múa cho mẹ xem, , nhà minh rất vui
|
dạy hát: nhà mình rất vui
|
Lớp
|
Lớp học
|
|
HĐH
|
|
|
|
|
Có khả năng vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa)
|
Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc / Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo tiết tấu chậm
|
Dạy múa: Cho con; Múa cho mẹ xem. Dạy vỗ tay theo tiết tấu chậm bài: Cả nhà thương nhau; Nhà của tôi. Bé Quét nhà.
|
dạy vỗ đệm bài hát: cả nhà thương nhau
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH
|
|
|
|
|
|
Biết phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm
|
Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm theo chủ đề "Gia Đình".
|
HĐG,HĐC: Làm khung ảnh gia đình. Dự án: Ngôi nhà của bé
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐC
|
HĐG
|
HĐG
|
|
|
|
Biết phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối
|
Vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối (CĐ: Gia Đình)
|
HĐH: Vẽ ngôi nhà của bé. Vẽ người thân trong gia đình.Vẽ chân dung mẹ.
|
vẽ ngôi nhà
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH
|
|
HĐH
|
|
|
|
Biết phối hợp các kĩ năng cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoa, bố cục cân đối
|
Cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoa, bố cục cân đối (CĐ: Gia Đình)
|
HĐH+HĐG: Xé dán ngôi nhà. Xé dán cái bát, cái thìa.
|
xé dán ngôi nhà
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
|
|
|
Biết phối hợp các kĩ năng nặn để tạo thành sản phẩm có bố cục cân đối
|
Phối hợp các kĩ năng nặn để tạo thành sản phẩm có bố cục cân đối theo chủ đề: Gia Đình
|
HĐH/HĐG/HĐC: Nặn đồ dùng gia đình. Nặn gia đình bé.
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
|
|
HĐG
|
|
|
|
Biết phối hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hòa, bố cục cân đối
|
Phối hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hòa, bố cục cân đối theo chủ đề: Gia Đình
|
HĐH/HĐG: Xếp hình ngôi nhà bé.
|
xếp ngôi nhà
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐG
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
|
502
|
229
|
Đặt lời theo giai điệu một bài hát, bản nhạc quen thuộc (một câu hoặc một đoạn)
|
Đặt lời theo giai điệu một bài hát, bản nhạc quen thuộc (một câu hoặc một đoạn)
|
HĐH + HĐG: Đặt lời theo giai điêu bài hát" Cả nhà thương nhau
|
Đặt lời theo giai điệu bài hát Cả nhà thương nhau
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
|
|
|
Có khả năng tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích
|
Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích chủ đề "Gia đình"
|
HĐH,HĐNT Làm bàn ghế, làm ngôi nhà, làm cái nón, làm cái mũ, làm cái váy. Làm bó hoa tặng cô
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐNT
|
HĐH+HĐNT
|
HĐH+HĐNT
|
|
Cộng tổng số nội dung phân bổ vào chủ đề
|
27
|
24
|
25
|
|
|
Đón trả trẻ
|
|
|
|
1
|
2
|
2
|
|
- TDS
|
|
|
|
1
|
1
|
1
|
|
- Hoạt động góc
|
|
|
|
4
|
4
|
5
|
|
- HĐNT
|
|
|
|
2
|
2
|
2
|
|
- Vệ sinh - ăn ngủ
|
|
|
|
3
|
3
|
3
|
|
- HĐC
|
|
|
|
3
|
1
|
4
|
|
- Thăm quan dã ngoại
|
|
|
|
1
|
0
|
0
|
|
- Lễ hội
|
|
|
|
1
|
0
|
0
|
|
-Hoạt động học
|
|
|
|
5
|
10
|
5
|
|
|
Giờ thể chất
|
HĐH
|
|
|
1
|
1
|
1
|
|
|
HĐH+HĐG
|
|
|
1
|
1
|
1
|
|
|
HĐH+HĐNT
|
|
|
1
|
0
|
1
|
|
|
HĐH+HĐC
|
|
|
3
|
2
|
1
|
|
Giờ nhận thức
|
HĐH+HĐG
|
|
|
2
|
3
|
2
|
|
|
HĐH+HĐNT
|
|
|
1
|
2
|
1
|
|
|
HĐH+HĐC
|
|
|
1
|
1
|
1
|
|
|
HĐH
|
|
|
1
|
1
|
2
|
|
Giờ ngôn ngữ
|
HĐH
|
|
|
1
|
1
|
1
|
|
|
HĐH+HĐG
|
|
|
1
|
2
|
1
|
|
|
HĐH+HĐNT
|
|
|
1
|
2
|
3
|
|
|
HĐH+HĐC
|
|
|
2
|
2
|
1
|
|
Giờ TC-KNXH
|
HĐH+HĐG
|
|
|
0
|
0
|
0
|
|
|
HĐH+HĐNT
|
|
|
1
|
2
|
2
|
|
|
HĐH+HĐC
|
|
|
2
|
1
|
1
|
|
|
HĐH
|
|
|
1
|
1
|
1
|
|
Giờ thẩm mỹ
|
HĐH+HĐG
|
|
|
3
|
4
|
3
|
|
|
HĐH+HĐNT
|
|
|
1
|
1
|
1
|
|
|
HĐH+HĐC
|
|
|
1
|
1
|
2
|
|
|
HĐH
|
|
|
2
|
3
|
1
|
|
II. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH CÁC CHỦ ĐỀ NHÁNH:
Tên chủ đề nhánh
|
Số tuần thực hiện
|
Thời gian thực hiện
|
Người phụ trách
|
Ghi chú về sự điều chỉnh (nếu có)
|
Nhánh 1 “Ngôi nhà của bé”
|
1
|
17/10 - 21/10/2022
|
Vũ Thị Hương
|
|
Nhánh 2 “Những người thân yêu trong gia đình”
|
1
|
24/10 - 28/10/2022
|
Phạm Thị Hải
|
|
Nhánh 3 “Đồ dùng gia đình”
|
1
|
31/10 - 04/11/2022
|
Vũ Thị Hương
|
|
III. CHUẨN BỊ:
|
Nhánh “Ngôi nhà của bé”
|
Nhánh “Những người thân yêu trong gia đình”
|
Nhánh “Đồ dùng gia đình”
|
Giáo viên
|
Cùng trẻ treo những bức tranh trên tường, ảnh về ngôi nhà 1 tầng, 2 tầng và nhiều tầng.
-Sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện, bài thơ, bài hát có nội dung nói về ngôi nhà gia đình bé.Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động.
|
- Trò chuyện cùng trẻ về người thân trong gia đình trẻ.
-Sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện, bài thơ, bài hát có nội dung nói về những người thân yêu trong gia đình.
-Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động.
|
Sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện, bài thơ, bài hát có nội dung nói về đồ dùng trong gia đình bé thích.
-Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động.
- Làm một số đồ dùng, đồ chơi về các đồ dùng gia đình.
|
Nhà trường
|
-Chuẩn bị về sân chơi, sân khấu, âm thanh đồ dùng đồ chơi các khu vực chơi cho trẻ chơi
-Cung cấp tài liệu, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ.
|
Chuẩn bị về địa điểm, một số khu vực bóng mát cho trẻ chơi.
- Cung cấp tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, địa điểm tổ chức, phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ
|
Chuẩn bị về sân chơi, sân khấu, âm thanh cho trẻ chơi và một số khu vực bóng mát cho trẻ chơi, chia sẻ với bạn bè về đồ dùng đồ chơi trong gia đình bé..
-Cung cấp tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, địa điểm tổ chức, phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ.
|
Phụ huynh
|
Các nguyên học liệu cho cô và trẻ cùng làm đồ dùng.
-Chuẩn bị trang phục, gọn gàng, sạch sẽ cho trẻ.
|
Các nguyên học liệu cho cô và trẻ cùng làm đồ dùng.
-Chuẩn bị trang phục, gọn gàng, sạch sẽ cho trẻ.
|
Chuẩn bị đồ dùng phục vụ chủ đề cho trẻ mang tới lớp phục vụ cho hoạt động của trẻ
-Các nguyên học liệu cho cô và trẻ cùng làm đồ dùng.
|
Trẻ
|
Quần áo gọn gàng, sạch đẹp trước khi đến lớp
-Có 1 số kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân.
|
- Trẻ biết được trong gia đình có họ hàng và một số người thân trong gia đình.
-Có 1 số kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân.
|
- Có một số hiểu biết về các loại đồ dùng trong gia đình.
-Vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn.
-Cùng nhau dọn vệ sinh lớp, sắp xếp đồ chơi gọn gàng.
|
IV. KHUNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNGTOÀN CHỦ ĐỀ:
tt
|
Hoạt động
|
Phân phối vào các ngày trong tuần
|
Ghi chú
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
1
|
Đón trẻ
|
- Cô giáo đón trẻ vào lớp, yêu cầu trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định
- Cho trẻ tự vào góc chơi theo ý thích.
- Trò chuyện với trẻ về gia đình, ngôi nhà của bé.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ tại lớp , nhắc trẻ ăn mặc phù hợp thời tiết mùa thu có đan xen không khí lạnh.
|
|
2
|
Thể dục sáng
|
+ Khởi động: - Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, trẻ đi với các kiểu đi: nhanh, chậm, kiễng gót...
+ Trọng động : * Tập BTPTC: kết hợp bài hát “ Cả nhà thương nhau”
- Hô hấp: Bắt chước tiếng chuông điện thoại reo
- Đ/T: Tay : Đưa 2 tay ra trước, đưa lên cao
- Đ/T Chân: Bước khuỵu 1 chân ra phía trước, chân sau thẳng
- Đ/T bụng –lườn: Ngồi duỗi chân, quay người sang 2 bên
- Đ/T: Bật, nhảy: Bật tách chân, khép chân
- Cho trẻ tập 2 lần x 8 nhịp ghép lời bài hát: “Cả nhà thương nhau”
- Cô chú ý bao quát, động viên, khuyến khích trẻ kịp thời.
+ Hồi tĩnh: -Cho trẻ đi nhẹ nhàng vừa đi vừa hát: “Đi học về”
|
|
3
|
Hoạt động học
|
Nhánh 1
|
Ngày 17/10/2022
PTTC
Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
|
Ngày 18/10/2022
PTNT
Số 6 (T3
|
Ngày 19/10/2022
PTTM
Làm quen với chữ cái e,ê
|
Ngày 20/10/2022
PTTM
VĐMH: Cả nhà thương nhau
|
Ngày21/10/2022
PTTC – KNXH
“ Nói lời yêu thương
|
|
Nhánh 2
|
Ngày 24/10/2022
PTTC
Chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh
|
Ngày 25/10/2022
PTNT
số 7 (T1)
|
Ngày 26/10/2022
PTNN
Thơ: thương ông
|
Ngày 27/10/2022
PTTM
Vẽ người thân trong gia đình
|
Ngày 28/10/2022
Dự án: Ngôi nhà của bé (Tiết 1)
|
|
Nhánh 3
|
Ngày 31/10/2022
PTTC
Ném xa bằng 1 tay
|
Ngày 01/11/2022
PTNT
Tìm hiểu, khám phá về một số đồ dùng trong gia đình.
|
Ngày 02/11/2022
PTNN
Làm quen với chữ cái u,ư
|
Ngày 03/11/2022
PTNN
Truyện: Ba cô gái
|
Ngày 04/11/2022
PTTM
Nặn đồ dùng trong gia đình
|
|
4
|
Hoạt động ngoài trời
|
Nhánh 1
|
Ngày 17/10/2022
Quan sát những kiểu nhà bé biết
* TCVĐ : -TC: Ai bay?
Khu vui chơi số 1
|
Ngày 18/10/2022
Dạy trẻ kĩ năng phòng cháy ,chữa cháy".
TC: Đá bóng
Chơi khu vực số 2
|
Ngày 19/10/2022
Quan sát thời tiết
* TC: Ném trúng vòng
Chơi khu vực số 3
|
Ngày 20/10/2022
Thực hiện được công việc theo sự phân công và giám sát của cô giáo.
TC: Chạy tiếp cờ
Chơi khu vực số 4
|
Ngày 21/10/2022
Quan sát những kiểu nhà bé biết .
Trò chơi “Bắt vịt con”
* Khu vui chơi số 5
|
|
Nhánh 2
|
Ngày 24/10/2022
Trò chuyện về người thân trong gia đình bé.
* TC: Chơi : Ai chạy nhanh về chỗ
* Khu vui chơi số 2
|
Ngày 25/10/2022
Quan sát bức tranh gia đình đông con, ít con
-TC: có bao nhiêu người thân
Chơi khu vực số 3
|
Ngày 26/10/2022
Quan sát nhà tầng.
-TC: Ai nhiều điểm nhất
Khu vui chơi số 4
|
Ngày 27/10/2022
Dạy trẻ kĩ năng phòng cháy ,chữa cháy".
TCL: Đá bóng
Chơi khu vực số 5
|
Ngày 28/10/2022
Quan sát thời tiết
-TC: Ném trúng vòng
Khu vui chơi số 6
|
|
|
|
Nhánh 3
|
Ngày 31/10/2022
Quan sát vật chìm, nổi
TCVĐ: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
Chơi khu vực số 2
|
Ngày 01/11/2022
-Nhặt hoa lá rơi xếp hình 1 số đồ dùng trong gia đình
*TCVĐ: Chuyền bóng qua đầu
* Khu vui chơi số 3
|
Ngày 02/11/2022
Trò chuyện về hành vi đúng sai
TC: Đá bóng Chơi khu vực số 4Chơi khu vực số 4
|
Ngày 03/11/2022
Quan sát bức tranh: Gia đình có 2 con
-TC: : Thi xem đội nào nhanh
1Chơi khu vực số 5
|
Ngày 04/11/2022
- Quan sát những đồ dùng trong gia đình
TCVĐ: "Mèo đuổi chuột"
*Chơi ở khu vực số 6.
|
|
5
|
Vệ sinh, ăn, ngủ
|
Dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng đúng quy trình trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn
Dạy trẻ kỹ năng lau mặt đúng thao tác.Có thói quen tự lau mặt
Dạy trẻ kỹ năng đánh răng đúng thao tác. Có thói quen tự đánh răng hàng ngày
Dạy trẻ phân biệt thức ăn có lợi/ có hại cho sức khỏe con người
Dạy trẻ ăn từ tốn, nhai kỹ, không đùa nghịch trong lúc ăn, không vừa nhai vừa nói, biết nhặt cơm rơi vào
|
|
6
|
Hoạt động chiều
|
Nhánh 1
|
Ngày 17/10/2022
Rèn kĩ năng mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến
Vệ sinh trả trẻ-
|
Ngày 18/10/2022
Dạy trẻ biết ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân
* TC: Ném trúng vòng
|
- Ngày 19/10/2022
Dạy trẻ kĩ năng chào hỏi ,lễ phép,cảm ơn".
Vệ sinh trả trẻ-
|
Ngày 20/10/2022
Dạy trẻ biết quan tâm đến người thân và bạn bè
Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 21/10/2022
Cho trẻ lên phòng năng khiếu làm quen các bài múa trong chủ đề.
Nêu gương bé ngoan
|
|
Nhánh 2
|
Ngày 24/10/2022
-Dạy trẻ chơi trò chơi: Chuyền bóng qua đầu
|
Ngày 25/10/2022
-Kể chuyện cho trẻ nghe: “Ba cô gái”
Vệ sinh trả trẻ-
|
Ngày 26/10/2022
Cho trẻ hát tại phòng năng khiếu
Hát các bài hát về gia đình
Vệ sinh trả trẻ-
|
Ngày 27/10/2022
- -Dạy trẻ sắp xếp đồ chơi ở các góc
|
Ngày 28/10/2022
Dạy trẻ không để thừa thức ăn.
Nêu gương bé ngoan
|
|
Nhánh 3
|
Ngày31/10/2022
Trẻ lên phòng năng khiếu cùng nhau vui múa hát các bài trong chủ đề.
Vệ sinh trả trẻ-
|
Ngày 01/11/2022
Dạy trẻ có thới quen trật tự khi ăn, ngủ,vệ sinh
|
Ngày 02/11/2022
Tiếp tục rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay, rửa mặt
|
Ngày 03/11/2022
Dạy trẻ khóa vòi nước sau khi dùng.
Múa : Múa cho mẹ xem.
Vệ sinh trả trẻ-
|
Ngày 04/11/2022
- Trò chuyện về chủ đề gia đình.
TC: Trồng nụ trồng hoa.
Nêu gương bé ngoan
|
|
V. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC CHI TIẾT:
S
TT
|
Tên góc chơi
|
Mục đích - yêu cầu
|
Các hoạt động/ trò chơi trong góc chơi
|
Chuẩn bị
|
|
|
N1
|
N2
|
N3
|
1
|
Góc phân vai
|
*Bán hàng
- Siêu thị gia đình
- Cửa hàng thời trang gia đình.
|
- Trẻ biết đóng vai người bán, người mua:
+ Người bán biết trao đổi, giao tiếp với khách hàng, giới thiệu các mặt hàng tư vấn cho khách hàng về cách chọn, sử dụng đồ dùng, trang phục cho các thành viên trong gia đình, nói lời cảm ơn khách hàng.
- Biết lấy đúng hàng cho khách, biết giá tiền các mặt hàng.
+ Người mua biết trao đổi qua lại, xưng hô giao tiếp cho phù hợp.
- Trẻ có kĩ năng bày bán các mặt hàng phù hợp đẹp mắt.
|
- Bày bán các mặt hàng theo gian hàng gọn gàng theo quy định, gắn bảng giá.
- Chào mời và giới thiệu các mặt hàng với khách.
- Bán hàng theo yêu cầu của khách.
- Tính tiền, trao đổi tiền và hàng.
- Trẻ lau chùi, thu dọn đồ dùng đồ chơi khi chơi xong.
|
- Bảng giá, tiền, máy tính tiền.
|
x
|
x
|
x
|
- Trang phục cá nhân của các thành viên: quần, áo, dép, mũ, kính, vòng, túi xách …
|
x
|
|
|
- Đồ chơi các đồ dùng trong gia đình: Đồng hồ, ti vi, tủ lạnh, giường, quạt, bát, cốc…
|
|
x
|
x
|
- Một số thực phẩm: Các loại rau củ, quả, tôm, cua, cá…
|
x
|
x
|
x
|
|
|
Nấu ăn
Gia đình thân yêu của bé
Mừng sinh nhật mẹ
|
- Trẻ biết nhận vai chơi là các thành viên gia đình: Ông, bà, bố, mẹ, con và thực hiện vai chơi. Biết tổ chức gia đình đi chơi, mua sắm, trang trí nhà cửa...
- Trẻ có khả năng thực hành một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn, thức uống. Biết thực hiện thao tác vai phù hợp. Giao tiếp lịch sự lễ phép với người thân.
- Trẻ biết đi chợ chọn mua thực phẩm sạch, an toàn.
- Có kĩ năng bày tiệc sinh nhật đẹp mắt và biết nói lời chúc mừng sinh nhật.
|
- Trẻ về nhóm cùng thỏa thuận vai chơi, thực hiện công việc của từng vai chơi cho phù hợp: Ông, bà, mẹ, bố, con.
- Gia đình tổ chức đi chợ mua sắm đồ dùng, các loại thực phẩm.
- Chế biến các món ăn cho bữa tiệc gia đình.
|
- Bộ đồ chơi nấu ăn, các loại thực phẩm: cá, tôm, cua, thịt, rau, củ, quả.
|
x
|
x
|
x
|
- Khăn trải bàn, lọ hoa, tủ lạnh...
|
x
|
x
|
x
|
- Trang phục cho trẻ đóng vai các thành viên trong gia đình: Ông, bà, bố, mẹ.
|
x
|
x
|
x
|
- Thực hành vắt nước cam
|
- Tranh cung cấp kiến thức: Quy trình vắt nước cam.
- Đồ dùng để vắt nước cam.
|
|
|
|
- Rót nước mời khách khi đến nhà chơi
|
- Nước, cốc chén đồ chơi.
|
x
|
|
|
- Tổ chức sinh nhật mẹ.
|
- Khăn trải bàn, lọ hoa, hoa tươi, bánh sinh nhật, bánh kẹo.
|
|
|
|
- Trang trí nhà cửa
- Bày bàn ăn đẹp mắt.
- Các thành viên trong gia đình cất đồ dùng ngăn nắp gọn gàng đúng nơi quy định.
|
|
x
|
x
|
x
|
|
|
* Bác sĩ
Phòng khám đa khoa
|
- Biết đóng vai bác sĩ, y tá, biết khám bệnh
- Biết thao tác chăm sóc, chữa bệnh cho bệnh nhân.
- Biết lắng nghe ý kiến của bệnh nhân và sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép trong giao tiếp lời nói, cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần, chu đáo với bệnh nhân.
- Biết thực hiện 1 số biện pháp phòng dịch bệnh Covid-19
|
-Trẻ sắp xếp đồ chơi dụng cụ khám bệnh
- Nhắc nhở mọi mọi người đi khám phải tuân theo quy tắc của phòng khám: Lấy số, chờ đến lượt, đeo khẩu trang sát khuẩn… trong mùa dịch.
- Thực hiện thao tác khám bệnh, trò chuyện, chăm sóc, trao đổi, dặn dò các gia đình bảo vệ, giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi…
|
- Bộ đồ chơi góc bác sĩ:
+ Quần áo, mũ bác sĩ
+ Một số đồ dùng khám bệnh như: ống nghe, nhiệt kế, đo huyết áp, máy siêu âm, bảng đo cận thị,…
+ Vỏ hộp thuốc, kéo, bông, băng, nẹp tay, sổ y bạ.
+ Tranh tuyên truyền phòng chống dịch bệnh Covid – 19, và một số kỹ năng bảo vệ khi gia đình đi chơi.
|
x
x
|
x
x
|
x
x
|
2
|
* Góc xây dựng
Xây ngôi nhà của bé
Xây khu chung cư cao tầng
Xây khu vui chơi giải trí
|
- Trẻ có kỹ năng làm việc, hoạt động theo nhóm.
- Biết lựa chọn và sử dụng các nguyên vật liệu xây dựng để lắp ghép, xếp mô hình ngôi nhà của bé, khu chung cư cao tầng, khu vui chơi giải trí.
- Trẻ có kỹ năng cài, đóng mở cúc, vặn xoáy, dán dính…
- Biết đặt tên cho công trình xây dựng.
- Biết tôn trọng, hợp tác cùng các bạn trong nhóm chơi.
|
- Về góc thỏa thuận phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm.
- Xây xếp, lắp ghép thành mô hình ngôi nhà của bé; Khu vui chơi giải trí. Phân thành từng khu khác nhau.
- Gắn, cài quả, lá cho cây ăn quả, cây hoa, cây rau…
- Phân công nhau thu dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng.
|
- Tranh cung cấp kiến thức: Ngôi nhà của bé.
- Mô hình xây dựng ngôi nhà của bé.
|
x
|
x
|
|
- Tranh cung cấp kiến thức: Khu chung cư cao tầng.
- Mô hình khu chung cư cao tầng.
|
|
|
x
|
- Tranh cung cấp kiến thức: Khu vui chơi giải trí.
- Mô hình xây dựng khu vui chơi.
|
|
|
|
- Bộ đồ chơi lắp ghép, gạch, khối hộp, lõi chỉ…
|
x
|
x
|
x
|
- Các loại cây hoa, cây xanh (rời để trẻ cài, dính …)
|
|
|
|
- Các loại cây rau, cây ăn quả (rời để trẻ cài, dính …)
|
x
|
x
|
x
|
- Đồ phụ trợ: Rối người, con vật…
|
x
|
x
|
x
|
3
|
* Góc nghệ thuật
Những ngôi nhà đẹp của bé
Thời trang gia đình
Xưởng sản xuất đồ dùng gia đình
|
- Trẻ biết lựa chọn sử dụng các nguyên học liệu khác nhau để tô màu, in, nặn, xé, cắt dán trang trí tranh các thành viên gia đình, trang phục, đồ dùng gia đình, ngôi nhà của bé.
- Biết lựa chọn tranh ảnh để cắt làm album về chủ đề: “Gia đình của bé”.
- Biết làm các loại đồ chơi: Bàn ghế, ti vi, tủ lạnh, mũ nón, đồng hồ, các kiểu ngôi nhà... bằng các nguyên học liệu khác nhau.
-Trẻ biết phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm.
- Có kỹ năng đan tết bện, theo hình
- Trẻ biết nhận xét sản phẩm.
|
|
- Bút chì, sáp màu, đất nặn…
- Các nguyên vật liệu như giấy màu, len, giấy vo, mút xốp, màu nước, rơm rạ, vỏ hộp, bìa cứng, kéo, hồ dán, bìa catton, vỏ hộp, lọ sữa…
|
x
|
x
|
x
|
- Tô màu nước, dán dính tranh rỗng về các thành
viên, trang phục, đồ dùng gia đình bằng các nguyên học liệu khác nhau.
|
- Tranh rỗng về các thành viên gia đình.
|
x
|
|
|
- Mẫu dán ngôi nhà
- Tranh rỗng nhà 1 tầng, 2 tầng, nhà nhiều tầng.
|
|
x
|
|
- Mẫu dán cái bát
- Tranh rỗng nồi, bát, ti vi, quạt…
|
|
|
x
|
- Mẫu dán cái áo
- Tranh rỗng các trang phục của các thành viên trong gia đình: Mũ, dép, áo…
|
|
|
|
- In khuôn đồ dùng gia đình
|
- Mẫu khuôn in ngôi nhà, 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng, gạch
|
|
x
|
|
- Mẫu khuôn in bát, nồi, cốc, quạt…
|
|
|
x
|
- Mẫu khuôn in áo, mũ, dép…
|
|
|
|
- Nặn các đồ dùng trong gia đình: Nồi, bát, cốc chén.
|
- Mẫu cái bát, cái nồi.
- Bảng, đất nặn.
|
|
|
x
|
- Vẽ các thành viên trong gia đình.
|
- Mẫu vẽ các thành viên trong gia đình.
|
x
|
|
|
- Làm các kiểu nhà bằng khối hộp.
|
- Mẫu nhà 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng bằng khối hộp.
|
|
x
|
|
- Làm đồ dùng gia đình bằng các nguyên học liệu.
|
- Mẫu cái bát, cốc, quạt, tủ lạnh, ti vi.
|
|
|
x
|
- Làm trang phục cho các thành viên trong gia đình, khung ảnh gia đình
|
- Mẫu dép, mũ, áo, khung ảnh.
|
x
|
|
|
- Cắt dán, làm album về các chủ đề nhánh.
|
- Quyển album, các họa báo, tranh về chủ đề.
|
x
|
x
|
x
|
- Đan, tết, bện.
|
- Mẫu đan hình túi xách, áo, các sợi dây đan.
|
|
|
|
|
STEAM
|
- Trẻ biết về một số kiểu nhà, những người làm ra ngôi nhà.
- Trẻ biết một số nguyên vật liệu để xây dựng nhà.
- Trẻ tự đưa ra quyết định chọn nguyên vật liệu để xây dựng ngôi nhà.
- Trẻ biết cách làm việc theo nhóm: cùng nhau lựa chọn, đưa ra
quyết định về nguyên vật liệu và cách xây dựng nhà,
- Phối hợp các kỹ năng vẽ đã học để vẽ bản thiết kế,
|
Dự án: Ngôi nhà của bé (Tiết 1)
|
-Truyện tranh: ba chú lợn con
-Máy tính
-Nhạc đệm bài hát: nhà của tôi
-Video các kiểu nhà
|
|
x
|
x
|
4
|
* Góc học tập
Bé tìm hiểu về gia đình
Những đồ dùng ngộ nghĩnh
Bé tìm hiểu ngôi nhà thân yêu
|
- Trẻ biết đếm các thành viên trong gia đình, đồ dùng gia đình. Thực hiện các bài tập đúng theo yêu cầu của cô
- Biết ghép các mảnh khung rời tạo thành bức tranh
- Trẻ biết cách phân biệt thực phẩm sạch, an toàn trong bữa ăn hàng ngày.
- Biết so sánh sự khác nhau và giống nhau của 2-3 đồ dùng và sự đa dạng của chúng.
- Trẻ biết phân loại đồ dùng đồ chơi theo 2-3 dấu hiệu.
- Biết thêm và bớt số lượng trong phạm 7
- Biết gắn trang phục, sở thích của các thành viên.
- Biết chơi các bàn cờ ôn tập số lượng, hình học, chữ cái.
|
- Lựa chọn các trò chơi.
- Ghép tranh theo sơ đồ từ các mảnh rời khung cảnh: “Gia đình của bé; Ngôi nhà thân yêu; Đồ dùng trong gia đình bé”.
|
- Bảng chơi, thẻ chữ cái, chữ số, bút màu sáp.
|
x
|
x
|
x
|
- Tranh mẫu, các mảng tranh rời khung cảnh gia đình bé.
|
x
|
|
|
- Tranh mẫu, các mảng tranh rời về ngôi nhà thân yêu.
|
|
x
|
|
- Tranh mẫu, các mảng tranh rời về đồ dùng gia đình.
|
|
|
x
|
- Sở thích của các thành viên trong gia đình bé.
|
- Tranh về các món ăn, trang phục.
|
|
|
|
- Công việc của các thành viên trong gia đình.
|
- Tranh các thành viên, các công việc của mỗi người.
|
x
|
|
|
- Tìm đồ dùng cho các phòng.
|
- Tranh lô tô đồ dùng các phòng.
|
|
x
|
|
- Phân loại đồ dùng để ăn- đồ dùng để uống.
|
- Tranh lô tô đồ dùng để ăn - đồ dùng để uống.
|
|
|
x
|
- Hành vi đúng- sai với ngôi nhà.
|
- Tranh về hành vi với ngôi nhà.
|
|
x
|
|
- Hành vi đúng- sai khi sử dụng đồ dùng.
|
- Tranh lô tô hành vi đúng - sai về cách sử dụng đồ. dùng gia đình.
|
|
|
x
|
- Bé về nhà (đến khu vui chơi) nhanh nhất.
|
- Quân cờ, hình ảnh khu vui chơi.
|
|
|
|
- Ghép nhà từ các hình học.
|
- Các hình học (tam giác, vuông, chữ nhật, hình tròn).
|
|
x
|
|
- Chơi tô nối theo yêu cầu.
|
- Các bài tập nhỏ tô nối theo yêu cầu.
|
x
|
x
|
x
|
- Chơi đôminô.
|
- Bộ đồ chơi đôminô các kiểu nhà, đồ dùng, đồ chơi trong gia đình bé.
|
x
|
x
|
x
|
- Bé sắp cơm giúp mẹ.
|
- Số, tranh lô tô các đồ dùng ăn uống: bát, đũa, thìa, đĩa,…
|
x
|
|
x
|
|
* Góc học tập
* Bé vui học chữ
|
- Biết tô nối, sao chép, tìm chữ gạch chân, ghép từ những chữ cái theo yêu cầu.
- Trẻ biết ghép thẻ tên của các thành viên, tên các đồ dùng gia đình.
- Nhận dạng được chữ a, ă, â, e, ê qua các trò chơi.
- Biết chơi các bàn cờ ôn chữ cái
|
- Tìm các chữ cái đã học trong bài thơ.
|
- Bài thơ: “Làm anh”
|
x
|
|
|
- Bài thơ: “Em yêu nhà em”
|
|
x
|
|
- Bài thơ: “Cái bát xinh xinh”
|
|
|
x
|
- Bài thơ: “Qùa của mẹ”
|
|
|
|
- Bù chữ còn thiếu trong từ.
|
- Tranh các thành viên, các đồ dùng gia đình, các kiểu nhà có từ chứa chữ cái a, ă, â, e, ê.
|
x
|
x
|
x
|
- Nối, viết chữ còn thiếu trong từ.
- Tô, đồ nét chữ chấm mờ; Tô chữ a, ă, â, e, ê rỗng.
|
- Bài tập nối, đồ nét chữ, bù chữ trong từ thành viên, các đồ dùng gia đình, các kiểu nhà
|
x
|
x
|
x
|
- Xếp chữ a, ă, â, e, ê bằng hột hạt, sỏi.
|
- Bảng đen, hạt đỗ, sỏi, đất nặn.
|
x
|
x
|
x
|
- Tìm các nắp chai, có chữ ghép thành từ chỉ tên gọi gia đình, ngôi nhà, đồ dùng, món ăn
|
- Lô tô về gia đình, ngôi nhà, đồ dùng, món ăn, thẻ chữ
|
x
|
x
|
x
|
- Tìm và gạch chân chữ cái a, ă, â, e, ê trong bài thơ.
|
- Bảng chơi bóng kính, bài thơ:
“Lòng mẹ; Em yêu nhà em; Cái bát xinh xinh; Lấy tăm cho bà”
|
x
|
x
|
x
|
5
|
* Góc văn học
Bé kể chuyện về gia đình yêu thương
Câu chuyện về những đồ dùng gia đình
Bé kể về ngôi nhà thân yêu
|
- Trẻ biết kể chuyện theo tranh minh họa, theo đồ dùng, đồ chơi, kể chuyện sáng tạo về gia đình mình: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em;… Bộ phim: Bé vui giao thông.
-Trẻ biết đọc kể lại truyện đã biết.
- Biết đóng vai các nhân vật trong câu chuyện.
- Biết đọc thơ, đồng dao chữ to theo hướng đọc từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới bài thơ: Giữa vòng gió thơm, Em yêu nhà em, chiếc quạt nan, Lòng mẹ; Đồng dao: Gánh gánh gồng gồng
|
- Bé chọn sách, lật mở sách, xem tranh, kể chuyện. Trẻ đọc sách từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách.
|
- Quyển sách đa năng, tranh ảnh, allbum, thơ chữ to, rối sáng tạo về các thành viên, các đồ dùng gia đình, các kiểu nhà và những nhu cầu của gia đình.
|
x
|
x
|
x
|
- Xem và kể chuyện theo sách truyện, thơ… mua sẵn.
|
- Truyện: Khi mẹ sinh em bé; Con sinh ra từ đâu; Con yêu mẹ lắm
- Thơ: Giữa vòng gió thơm.
|
x
|
|
|
- Truyện: Bạn thân chuyển nhà
- Thơ: Em yêu nhà em
|
|
x
|
|
- Truyện: Gấu con chia quà
- Thơ: Chiếc quạt nan
|
|
|
x
|
- Truyện: Gà trống và vịt bầu
- Thơ: Lấy tăm cho bà
|
|
|
|
- Xem, kể chuyện theo sách thơ, truyện, đồng dao…cô và trẻ cùng làm.
|
- Truyện: Bàn tay có nụ hôn; Hai anh em gà con.
- Thơ: Giữa vòng gió thơm.
- Đồng dao: Gánh gánh gồng gồng.
|
x
|
|
|
- Truyện: Ba chú lợn nhỏ.
|
|
x
|
|
- Thơ: Cái bát xinh xinh.
|
|
|
x
|
- Truyện: Chuyến du lịch của chú gà trống.
|
|
|
|
Xem album về chủ đề
|
- Bộ sưu tập: Người thân trong gia đình; Các hoạt động gia đình đông con, ít con...
|
x
|
|
|
- Bộ sưu tập: Các kiểu nhà, các vật liệu để xây nhà..
|
|
x
|
|
- Bộ sưu tập: Các đồ dùng ngăn nắp ở mỗi căn phòng...
|
|
|
x
|
- Bộ sưu tập nhu cầu gia đình: Nhu cầu ăn, mặc, đi chơi.
|
|
|
|
- Kể chuyện theo tranh liên hoàn.
|
- Tranh: Hoạt động của các thành viên trong gia đình: Bố đọc báo, mẹ nấu cơm, em chơi đồ chơi...
|
x
|
|
|
- Tranh: Vẻ đẹp các kiểu nhà xây.
|
|
x
|
|
- Tranh: Đồ dùng của các căn phòng.
|
|
|
x
|
- Tranh: Một số nhu cầu của gia đình.
|
|
|
|
- Tranh về an toàn giao thông.
|
x
|
x
|
x
|
- Kể chuyện sáng tạo bằng sa bàn, con rối.
|
- Rối dẹt: Các thành viên gia đình
- Rối tay: Gà anh, em, vịt, gà mẹ.
- Đồ vật: Mẩu bánh mì.
|
x
|
|
|
- Rối khối: Ngôi nhà bằng rơm, gỗ, gạch.
- Rối dẹt: 3 chú lợn, chó sói.
|
|
x
|
|
- Rối dẹt: Bố, mẹ, bé.
- Đồ vật: Cái bát, tủ, quạt ...
|
|
|
x
|
- Rối dẹt: Bố, mẹ, bé
- Đồ vật: Quần áo, mũ,...
|
|
|
|
- Đọc thơ chữ to.
|
Tranh thơ chữ to:
+ Giữa vòng gió thơm.
|
x
|
|
|
Tranh thơ chữ to:
+ Em yêu nhà em.
|
|
x
|
|
Tranh thơ chữ to:
+ Chiếc quạt nan.
|
|
|
x
|
Tranh thơ chữ to:
+ Cả nhà đi học.
|
|
|
|
- Đóng kịch truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”.
- Đóng kịch: Bi, Bo, Ben và câu chuyện về chiếc mũ bảo hiểm.
|
- Mũ thỏ mẹ và hai anh em thỏ xám.
|
x
|
|
|
- Mũ các nhân vật, mô hình PTGT.
|
x
|
x
|
x
|
6
|
* Góc thể chất
Bé vui khỏe
|
- Trẻ biết cách chơi các trò chơi phát triển các tố chất vận động.
- Trẻ có khả năng kiểm soát sự khéo léo của đôi bàn tay, phối hợp tay mắt nhịp nhàng linh hoạt trong hoạt động cài, cởi cúc, đan tết bện, kéo khóa...
- Trẻ biết phối hợp cùng các bạn trong nhóm để chơi các trò chơi.
|
- Trẻ về góc chơi tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích:
+ Chơi cài, cởi cúc, kéo khóa, luồn buộc dây, đan tết bện, kéo chun...
+ Chơi trò chơi: Ném vòng cổ chai, cò lửa, ô ăn quan......
|
- Các đồ chơi phát triển vận động tinh: Cài, cởi cúc, kéo khóa, luồn buộc dây, ống tre nứa.
|
x
|
x
|
x
|
- Đồ chơi phát triển vận động: bánh xe, các loại đích ném, vòng, túi cát, cầu đá..
|
x
|
x
|
x
|
- Đồ chơi hột hạt...
|
x
|
x
|
x
|
VI. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHI TIẾT NHÁNH 1: “Ngôi nhà của bé”
Thứ hai, ngày 17 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học: “Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh theo hiệu lệnh của cô”.”
Thuộc lĩnh vực: Phát triển thể chất
I.Mục đích - yêu cầu:
a) Kiến thức.
- Trẻ thực hiện được bài vận động: “Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh theo hiệu lệnh của cô”.
- Trẻ biết giữ thẳng người khi đi.
- Biết chơi trò chơi
b). Kỹ năng .
- Thực hiện đúng động tác đúng kĩ năng đi.
- Rèn sự khéo léo và phản xạ nhanh theo hiệu lệnh.
c)Thái độ :
-Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Giáo dục trẻ rèn luyện thể dục, vận dụng kỹ năng vận động trong hoạt động hàng ngày
2. Chuẩn bị: - Sân tập sạch sẽ, không có chướng ngại vật
- Quần áo, đầu tóc trẻ gọn gàng.
Hoạt động 1: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
Khởi động: Cô cho trẻ đi, kết hợp các kiểu đi, đi thường, đi kiễng, chạy chậm theo hiệu lệnh của cô sau đó xếp thành 3 hàng ngang dãn cách đều.theo
Hoạt động 2:. Trọng động:*Tập bài tập phát triển chung kết hợp với bài hát : “ Cả nhà thương nhau”
- ĐTNM: Bước chân trái sang bên 1 bước nhỏ, hai tay đưa thẳng ra phía trước,ngang vai
* VĐCB:Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
Cô giới thiệu vận động
- Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp phân tích động tác.
+ TTCB: cô đứng trước vạch xuất phát
+ TH: Khi nghe hiệu lệnh lắc sắc sô nhỏ thì các con đi chậm, khi cô lắc sắc sô to thì các con đi nhanh, các con chú ý khi đi phải giữ thẳng người mắt nhìn về phía trước
- Cô mời 2 – 3 trẻ lên làm mẫu
+ Trẻ thực hiện.- Cả lớp thực hiện 2 – 3 lần
- Cô tổ chức lần lượt 2 trẻ thực hiện đến hết.
- Khi trẻ thực hiện cô sửa sai cho trẻ, nhắc trẻ không dẫm lên vạch, khen động viên trẻ làm đúng thao tác và hiệu lệnh.
- Cô tổ chức 2 tổ thi đua nhau.
- Mời trẻ vận động chưa đạt lên vận động ( Cô động viên khen trẻ và hướng dẫn khi trẻ lúng túng)
- Hôm nay các con được vận động bài tập gì?
- Tập song các con có thấy cơ thể khỏe mạnh không?
- Hàng ngày các con nhớ thường xuyên tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh nhé...
* Trò chơi “ Cắm cờ”
- Cách chơi: - Cô chia lớp mình làm 2 đội các đội chơi lần lượt từng bạn chạy lên lắm cờ
- Luật chơi: Thời gian là một bản nhạc mỗi lần lên chỉ được cắm 1 lá cờ, ai phạm luật lá cờ sẽ không được tính
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 2 – 3 lần.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh lớp.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ: ....................................................................................................................................................................
****************************************
Thứ ba, ngày 18 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học: “ Số 6 ( tiết 3).”
Thuộc lĩnh vực: Phát triển nhận thức
I.Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách tách – gộp nhóm có 6 đối tượng thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau (1-5, 2-4, 3-3) và đặt thẻ số tương ứng.
- Trẻ nắm được số cách tách – gộp 6 đối tượng thành 2 nhóm (3 cách 1-5, 2-4, 3-3)
- Trẻ biết có nhiều cách tách khác nhau nhưng khi gộp 2 nhóm đã tách lại thành 1 nhóm thì được số lượng như lúc đầu.
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng tách, gộp các nhóm có số lượng trong phạm vi 6 bằng các cách khác nhau.
- Rèn kỹ năng đếm trên đối tượng và củng cố chữ số trong phạm vi 6.
- Trẻ có kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi. Khả năng quan sát, tư duy, ghi nhớ có chủ định
3.Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động
- Có tinh thần thi đua, tinh thần tập thể khi chơi các trò chơi.
- Giáo dục trẻ yêu quý các con vật sống trong gia đình
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Mô hình trang trại: ao có 6 con Cá, 6 con Bò, 6 con Lợn
2. Đồ dùng của trẻ: mỗi trẻ 6 con Gà , 6 con Vịt
- Đồ dùng của cô giống đồ dùng của trẻ nhưng kích thước to hơn
* Tiến hành:
Hoạt động 1: Ôn số lượng trong phạm vi 6
- Các con xem ở khu vực này bác nông dân nuôi con gì đây?
- Có bao nhiêu con cá thế nhỉ? (Cho trẻ đếm và gắn thẻ số)
- Con gì đây các con?có bao nhiêu con gà con?
- Có bao nhiêu con gà mái? Vậy tất cả đàn gà có bao nhiêu con?
*Vậy là một con gà mẹ với 5 con gà con thành đàn gà có 6 con gà đấy.
Hoạt động 2: Dạy trẻ “Tách ( gộp) các nhóm đối tượng trong phạm vi 6 bằng các cách khác nhau và đếm”.
+ Trẻ xếp tất cả số Gà ra thành hàng ngang từ trái sang phải !
-Đoán xem tất cả có bao nhiêu con gà? Trẻ đếm xem có đúng là 6 con gà không ?
- Để biểu thị nhóm có số lượng là 6 thì dùng thẻ chữ số mấy? Và gắn thẻ số?
Lần 1: Cho trẻ tách, gộp theo ý thích:
-Tách theo ý thích: Cô muốn tách 6 con gà này vào 2 chuồng màu xanh và màu đỏ, nhưng cô băn khoăn không biết sẽ có những cách tách như thế nào, hãy giúp cô được không?
- Nào hãy tách 6 con gà vào 2 chuồng xanh và đỏ theo ý thích của mình đi nào, sau đó cho trẻ hãy đếm số lượng gà trong mỗi chuồng và gắn thẻ số vào !
- Cô kiểm tra kết quả bằng cách hỏi trẻ về cách tách của mình, sau đó cho trẻ đếm số Gà mà trẻ vừa thực hiện.
* Nhóm 1 và 5:
- Bạn nào có thể nói cho cô cách tách của mình?
- Hỏi trẻ: Xem đã tách 6 con gà vào hai chuồng như thế nào?
- Ai có tách giống của bạn là 1 và 5 hoặc 5 và 1?
- Cô khẳng định: Như vậy cùng là một cách tách nhưng bạn thì tách chuồng màu xanh có 1 con gà, chuồng màu đỏ có 5 con gà còn bạn khác lại tách chuồng màu xanh có 5 con gà còn chuồng màu đỏ có 1 con gà.
- Vậy cách tách thứ nhất là: 1 với 5 hoặc 5 với 1.
- Bạn nào có cách tách khác nào?
* (Tương tự với nhóm 2 – 4 và 3 - 3)
- Cô cũng có cách tách một nhóm có số lượng 3 và nhóm kia cũng có số lượng 3 cách tách này được gọi là cách tách bằng nhau đấy.
- Vậy từ những cách tách vừa rồi. Bạn nào cho cô biết để tách nhóm có 6 đối tượng ra thành 2 phần thì sẽ có mấy cách tách, là những cách nào?
- Cô khẳng định: Để tách nhóm có 6 đối tượng ra làm 2 phần chúng ta có 3 cách tách
+ Cách thứ nhất: Tách một nhóm có 1, còn lại một nhóm có 5 và ngược lại.
+ Cách thứ 2: Tách một nhóm có 2, còn lại một nhóm có 4 và ngược lại.
+ Cách thứ 3: Tách một nhóm có 3, nhóm kia cũng có 3 .
- Gộp về nhóm có số lượng ban đầu là 6 đối tượng:
Vậy bây giờ để trở về nhóm có số lượng ban đầu là 6 con gà thì các con phải làm gì?
- (Cho trẻ gộp số gà và nêu kết quả gộp: VD: 5 con gà gộp thêm 1 con gà là 6 con gà. Cho lần lượt nói cách gộp)
- Hỏi trẻ mấy cách gộp 2 nhóm có số lượng trong phạm vi 6?
- Cô kết luận: Khi gộp 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 6 lại thành 1 nhóm thì chúng ta được 1 nhóm mới có số lượng bằng số lượng ban đầu(là 6). Vì vậy: 6 đối tượng được tách ra làm 2 phần bằng bao nhiêu cách thì khi gộp lại cũng có bấy nhiêu cách.
Đó là Gộp 1 với 5 hoặc gộp 5 với 1
Gộp 2 với 4 hoặc gộp 4 với 2
Gộp 3 với 3
Cả 3 cách gộp này đều cho kết quả là 6 ( Cho trẻ cất gà vào rổ vừa cất vừa đếm)
* Lần 2: Cho trẻ tách, gộp theo yêu cầu của cô:
- Trẻ xếp tất cả số vịt thành hàng ngang ngang từ trái sang phải nào?
- Có bao nhiêu con vịt ? Cho trẻ đếm và gắn thẻ số tương ứng
- Cách 1: 1 – 5. hãy tách 6 con vịt thành 2 phần sao cho một nhóm có 1 con vịt và một nhóm có 5 con vịt nào?
(Cô cho trẻ kiểm tra kết quả bằng cách đếm số lượng Vịt mỗi nhóm và gắn thẻ số tương ứng).
- Muốn có 6 con vịt chúng ta lại phải làm gì? 1 con vịt gộp với 5 con vịt thành mấy con vịt thành 6 con vịt đấy.
- Cho trẻ đếm kiểm tra kết quả và đặt thẻ số tương ứng
- Cách 2: 2 – 4. Từ 6 con vịt các con hãy tách cho cô một nhóm có 4 con vịt nào?
- Nhóm còn lại là mấy con vịt?Cho trẻ đếm số lượng ở hai nhóm và gắn thẻ số tương ứng
- Các con hãy gộp 2 con vịt với 4 con vịt xem được mấy con vịt?
- Cách 3: 3 – 3. hãy tách 6 con vịt thành 2 nhóm bằng nhau nào?
- Mỗi phần đều bằng mấy? hãy tìm thẻ số tương ứng đặt vào 2 nhóm nào.
+ Chúng mình gộp 2 nhóm vịt có số lượng là 3 và 3 lại làm 1 nhóm thì nhóm mới có số lượng là mấy?
- Chúng mình cùng kiểm tra lại kết quả nào?
Kết luận: Có 6 đối tượng khi ta muốn tách hoặc gộp lại với nhau thì có các cách thực hiện như sau: 1-5; 2-4; 3-3 và ngược lại 5-1; 4-2;3-3. Trẻ đếm và cất nhóm vịt nào.
Cô thấy các con chơi trò chơi tách rất là nhanh ,gộp rất là giỏi cô sẽ tặng cho chúng mình trò chơi.
Hoạt động 2: Luyện tập
*Trò chơi 1: Kết nhóm. Cách chơi: Các con vừa đi vừa hát. Khi cô nói “ Kết nhóm- kết nhóm” các bạn sẽ phải tạo thành các con vật cùng nhóm đủ với số lượng là 6, khi cô nói “ Tách nhóm- tách nhóm” các nhóm sẽ phải tách nhóm 6 ra làm 2 phần.
- Luật chơi: Nếu không tạo được nhóm theo yêu cầu thì bị thua và phải nhảy lò cò
(Cô lần lượt đưa ra các hiệu lệnh, mỗi lần trẻ tách cô hỏi trẻ kết quả để củng cố cho trẻ)
- Trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Cô kiểm tra kết quả ,nhận xét động viên khuyến khích trẻ .
* Trò chơi 2: Tôm, cua, cá. Cách chơi: Cô cho chúng mình ngồi thành 4 nhóm chơi các nhóm sẽ ngồi xung quanh ao, trong ao có rất nhiều tôm , cua, cá .Nhiệm vụ của các con dùng 2 ngón tay gắp nhóm con vật cùng nhóm có số lượng là 6 vào 2 giỏ. Sau đó đếm và gắn thẻ số tương ứng.
- Cho trẻ chơi: Cô kiểm tra kết quả, nhận xét trẻ chơi
- Sau khi trẻ đã thực hiện xong cô yêu cầu trẻ gộp 2 nhóm tạo thành nhóm có số lượng 6.
* Cho trẻ hát bài “Gà trống, mèo con và cún con” và kết thúc hoạt động.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ: ....................................................................................................................................................................
*****************************************
Thứ tư, ngày 19 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học: Làm quen với chữ e,ê
Thuộc lĩnh vực: - Phát triển ngôn ngữ
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
-Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái: e,ê.
2. Kỹ năng
-Trẻ nhận ra âm và chữ e,ê trong tiếng trong từ trọn vẹn thể hiện nội dung chủ đề : “Tôi là ai?”
-Biết sử dụng kỹ năng vận động, chơi trò chơi để phát triển kỹ năng nhận biết, phát âm chữ e, ê.
3.Thái độ
-Trẻ thích thú tham gia vào giờ học
*Chuẩn bị :Tranh : “Mẹ bế bé” có chứa từ “Mẹ bế bé”
- Bộ thẻ chữ e, ê bằng giấy bìa cho cô và cháu.
- Chữ e,ê rỗng.
- Một số trò chơi nhận biết, phát âm chữ e, ê
*Tiến hành:
+ Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé
-Cho cả lớp hát; Mừng ngày sinh nhật
- Hỏi trẻ vừa cùng nhau hát bài gì?
- Ai là người sinh ra cháu?
- Cô tặng cho trẻ bức tranh: “Mẹ bế bé” và hỏi trẻ
- Cô có bức tranh vẽ ai đây?
+ Hoạt động 2: Bé vui học chữ
- Cô lần lượt cho trẻ ngắm nhìn bức tranh : “Mẹ bế bé”, đọc từ dưới tranh
- Cô cho trẻ nhanh nhẹn lên ghép chữ cái thành từ giống trên bảng.
- Cho trẻ đọc từ vừa ghép
- Cho trẻ chọn 2 chữ cái giống nhau cô khéo léo cất chữ : “b”đọc
- Cho trẻ lấy 2 chữ giống nhau và cô cất chữ : “m”
- Giới thiệu chữ “e”và cách phát âm chữ “ e”.
- Cho cả lớp đọc, tổ, nhóm, cá nhân đọc.
(Cô chú ý sửa sai )
- Giới thiệu cho trẻ biết các kiểu chữ “e” khác nhau. Trẻ quan sát và tri giác chữ “e” bằng bìa cứng.
- Tương tự cô cho trẻ làm quen với chữ “ ê”
- So sánh sự giống và khác nhau của 2 chữ cái “e, ê”
+ Hoạt động 3: Bé vui chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ai nhanh nhất”
- Trẻ tìm nhanh chữ “ e, ê” trong từ và tiếng thông qua thẻ lô tô, tranh vẽ, đồ vật, đồ chơi.
- Cho trẻ chơi xếp chữ : “e,ê” từ hột hạt
- ( Cô chú ý bao quát động viên trẻ kịp thời)
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ: ....................................................................................................................................................................
***********************************
Thứ năm, ngày 20 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học: Dạy vận động : “Cả nhà thương nhau”
Thuộc lĩnh vực: - Phát triển thẩm mĩ
1. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức.- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát.
- Trẻ thuộc bài hát, biết thể hiện tình cảm của mình vào bài hát. Biết hát và vận động theo nhạc bài hát và hát vận động kết hợp sử dụng dụng cụ âm nhạc.
- Trẻ chú ý nghe hát và nghe trọn vẹn tác phẩm
* Kỹ năng- Rèn kỹ năng hát và vận động minh họa, vỗ tay theo tiết tấu chậm, hát kết hợp với dụng cụ âm nhạc.
- Phát triển tai nghe nhạc, phát triển ngôn ngữ, rèn khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định
* Thái độ.:- Trẻ biết quý trọng tình cảm gia đình. Biết yêu thương và kính trọng những người thân trong gia đình
- Trẻ biết đoàn kết với bạn, hứng thú tham gia chơi trò chơi.
2. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô:
- Sân khấu. Nhạc không lời bài hát: Cả nhà thương nhau, Ba ngọn nến lung linh, nhạc chơi trò chơi.
- Nhạc từ chậm đến nhanh chơi trò chơi
+ Đồ dùng của trẻ: Phách gỗ, song loan, xắc xô
- Hoa số 1,2,3 cài áo. Nơ tay
- Trang phục gọn gàng
Tiến hành:
+ Hoạt động 1: Giới thiệu chương trình: trò chơi âm nhạc: “Những nốt nhạc xinh”
- Đến với chương trình hôm nay là sự góp mặt của 3 đội chơi:
+ Đội chơi số 1
+ Đội chơi số 2
+ Đội chơi số 3
- Đến với chương trình có các cô trong ban giám khảo
- Chủ đề của chương trình là hướng về gia đình và gồm 3 phần thi:
+ Phần 1: Nghe thấu đoán giỏi
+ Phần 2: Cùng nhau tỏa sáng
+ Phần 3: Nhảy theo điệu nhạc
- Yêu cầu của 3 phần thi là: Các đội trả lời đúng câu hỏi và thể hiện tài năng của mình. Sau mỗi lần trả lời và thể hiện tài năng được đánh giá cao, mỗi đội sẽ nhận được 1 điểm tương ứng với 1 nốt nhạc.
- Sau đây xin mời cả 3 đội chơi cùng bước vào phần thi thứ nhất: Nghe thấu đoán giỏi
- Từng tổ cùng nghe nhạc đoán tên bài hát, tên tác giả.
- Thưởng tràng pháo tay cho phần chơi.
* Hoạt động 2: Trẻ hát ,vận động bài hát: “Cả nhà thương nhau”
+ Xin mời cả 3 đôi cùng lắng nghe một bản nhạc.
- Bản nhạc vừa rồi có tên là gì?
- Bài hát cả nhà thương nhau do ai sáng tác?
- Bài hát nói về gì?
- Xin chúc mừng cả 3 đội chơi, bây giờ mời cả 3 đội cùng hát thật hay bài hát: “Cả nhà thương nhau”
- Các bạn hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm.
+ Các bạn đã rất xuất sắc, bây giờ mời cả 3 đội cùng bước sang phần thi thứ 2: “Cùng nhau tỏa sáng”.
- Ở phần thi này, yêu cầu các đội cùng hát và sử dụng dụng cụ âm nhạc theo lời bài hát “Cả nhà thương nhau”. Đội nào hát hay, hát to, Sử dụng dụng cụ âm nhạc giỏi sẽ được tặng 1 nốt nhạc.
- Đội nào xung phong biểu diễn trước?
+ Trẻ hát vận động minh họa theo tổ:
+ Tổ 1: Gõ phách
+ Tổ 2: Song loan
+ Tổ 3: Xắc xô
+ Nhóm bạn trai
+ Nhóm bạn gái
- Sau mỗi lần các tổ, nhóm thể hiện cô cho trẻ nhận xét
- Cô nhận xét chung
- Chương trình có những nốt nhạc vàng dành cho cá nhân nào xung phong lên biểu diễn.
+ Cá nhân trẻ hát vận động
- Các đội hôm nay rất tài năng, chương trình giành tặng cho cả 3 đội 1 tràng pháo tay
- Mời các đội cùng hát và cất dụng cụ của mình.
* Hoạt động 3: Nghe hát : “Ba ngọn nến lung linh”
- Các đội chơi đã rất xuất xắc, vì vậy chương trình sẽ tặng cho cả 3 đội chơi một ca khúc. Mời các bạn cùng lắng nghe bài hát: “Ba ngọn nến lung linh”, st: Ngọc Lễ
+ Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe, thể hiện tình cảm với bài hát
- Các bạn vừa được nghe bài hát gì?- Nhạc sỹ nào sáng tác?
+ Lần 2: Cô hát, trẻ cùng hưởng ứng, cảm nhận giai điệu
* Hoạt động 4: Kết thúc: Cho trẻ đứng lên hát: “Cả nhà thương nhau”
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ: ....................................................................................................................................................................
************************************************
Thứ sáu, ngày 21 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học: “ Nói lời yêu thương
Thuộc lĩnh vực: - Phát triển TC – KNXH
1.Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
-Trẻ hiểu được ý nghĩa của những lời nói yêu thương
-Trẻ được làm quen với một số câu giao tiếp có văn hoá, nói lời yêu thương với mọi người
2. Kĩ năng
-Phát triển lời nói mạch lạc, tập nói một số mẫu câu giao tiếp có văn hoá, thể hiện lời nói yêu thương.
3. Thái độ
-Giáo dục trẻ yêu thương, tôn trọng mọi người xung quanh, biết thể hiện những lời yêu thương, tích cực với mọi người xung quanh.
* Chuẩn bị: -Máy tính, loa
-Đoạn phim: “Một câu nói dịu dàng’ ( trích từ chương trình quà tặng cuộc sống)
-Một số clíp: cho bạn mượn đồ chơi, chơi với em bé, chăm sóc mẹ ốm. Khuôn mặt vui, buồn bằng bìa cứng
-Một số hình ảnh: Ông ,bà, bố mẹ, anh, chị, em bé, cô giáo, các bạn
-Bảng, có gắn băng giấy, mỗi trẻ một băng giấy và các hình ảnh
*Tiến hành: +Ổn định tổ chức
-Cho trẻ hát bài: “Bé hát với nhau”
-Hỏi:Các con vừa cùng nhau hát bài gì?
-Cô giáo thương cháu vì các cháu làm sao?
-Các cháu như thế nào thì được mọi người thương yêu?
-Cô giới thiệu tên bài học: “Nói lời yêu thương”
+ Hoạt động 1: Nói lời yêu thương là gì?
-Cho trẻ clíp: “Một câu nói dịu dàng”
-Sau khi cho trẻ xem xong hỏi: Đoạn phim kể về ai?
-Mọi người xung quanh có thái độ như thế nào với cậu bé mồ côi?
-Cậu bé cảm thấy như thế nào khi bị mọi người đối xử như vậy?Ai đã làm cho cậu bé vui trở lại?
-Cô gái đã nói điều gì với cậu bé?
-Vì sao câu nói đó đã khiến cậu bé trở lên vui hơn?
-Cô giảng cho trẻ nghe: Các con ạ, Với những lời nói chê bai nhạo báng người khác sẽ làm cho họ buồn tủi, thiếu tự tin nhưng chỉ một câu nói dịu dàng, yêu thương có thể động viên, an ủi người khác vui tươi, phấn khởi biết nhường nào.
Vậy lời nói yêu thương là gì?
+Hoạt động 2; Nhận xét lời nói yêu thương
-Cô cho trẻ xem lại những câu nói của các nhân vật trong clíp và cho trẻ giơ khuôn mặt vui, buồn theo câu nói đó
-Đối với những câu nói không phải là lời nói yêu thương cô hỏi trẻ:
-Nếu là cậu bé con thích nói các bạn nói với con như thế nào? Cô nhận xét và khen trẻ kịp thời
+ Hoạt động 3: Lời yêu thương của bé
- Cô làm mẫu cách viết lời yêu thương lên bảng
-Trẻ tự viết lời nói yêu thương của mình vào băng giấy ( trong khi trẻ làm cô bao quát động viên, hướng dẫn cho trẻ)
+ Hoạt động 4; Bé tập đóng vai theo clíp
-Cô lần lượt giới thiệu các clíp cho trẻ nhận xét và đóng vai theo tình huống đó
-Mời một số nhóm lên đóng vai
-Cô nhận xét chung và kết thúc giờ học
************************************
Quan sát những kiểu nhà bé biết .
Trò chơi “Bắt vịt con”
* Khu vui chơi số 2
1.Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết một số kiểu nhà, biết một số đặc điểm chính của các phòng của ngôi nhà.
- Biết ngôi nhà là nơi gia đình sinh sống sum họp, ngôi nhà rất cần thiết cho mỗi gia đình
2.Kỹ năng
- Trẻ mạnh dạn tự tin.
Có một số kĩ năng quan sát và trả lời câu hỏi.
3. Thái độ
- Trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình, có ý thức yêu quý bảo vệ ngôi nhà.
Chuẩn bị:
Mô hình ngôi nhà lá, nhà 1 tầng, nhà 2 tầng.
Thẻ đeo cho các đội.
Tiến hành
. Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú
- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề nhánh.
. Hoạt động 2: Quan sát có mục đích: Quan sát nhà 1 tầng
- Cô dẫn trẻ đến địa điểm quan sát và hát bài "dung dăng dung dẻ".
+ Các con quan sát xem ngôi nhà này như thế nào?
+ Ngôi nhà này mấy tầng?
+ Ngôi nhà này do ai làm ra?
+ Ngôi nhà này để làm gì?
- Cô nhắc lại đặc điểm của ngôi nhà
+ Để cho ngôi nhà khang trang sạch đẹp phải làm gì?.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ , không bôi vẽ bẩn lên tường nhà, hàng ngày quét dọn sạch sẽ.vệ sinh môi trường sạch đẹp.
. Hoạt động 3: Chơi vận động: Bắt vịt con
- Giới thiệu: Trò chơi “Bắt vịt con”
- Cách chơi: Gợi ý cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 4 -5 lần.
- Nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi
Khu vui chơi số 4
******************************************
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ: ....................................................................................................................................................................
******************************
TTTCM DUYỆT PHTCM DUYỆT
………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………… ..……………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
*********************************************
VII. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHI TIẾT NHÁNH 2: “Những người thân yêu trong gia đình”
Thứ hai, ngày 24 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học: “Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh theo hiệu lệnh của cô. ”
Thuộc lĩnh vực: Phát triển thể chất
I.Mục đích - yêu cầu:
a) Kiến thức.
- Trẻ thực hiện được bài vận động: chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ biết giữ thẳng người khi chạy, biết chơi trò chơi
b). Kỹ năng .
- Thực hiện đúng động tác đúng kĩ năng chạy.
- Rèn sự khéo léo và phản xạ nhanh theo hiệu lệnh.
c)Thái độ :
-Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Giáo dục trẻ rèn luyện thể dục, vận dụng kỹ năng vận động trong hoạt động hàng ngày
2. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, không có chướng ngại vật
- Quần áo, đầu tóc trẻ gọn gàng.
2. Tiến hành
Hoạt động 1: a.. Khởi động: Cô cho trẻ đi, kết hợp các kiểu đi, đi thường, đi kiễng, chạy chậm theo hiệu lệnh của cô sau đó xếp thành 3 hàng ngang dãn cách đều.theo
Hoạt động 2: b. Trọng động:*Tập bài tập phát triển chung kết hợp bài hát : Cả nhà thương nhau”
* Động tác chân: Đứng tay chống hông, chân bước ra trước.
* VĐCB: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
- Vừa rồi các con đã tập thể dục với cô rất ngoan và giỏi lên cô khen tất cả các con.
- Bây giờ chúng mình cùng nhìn lên xem cô tập bài tập vận động: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
- Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp phân tích động tác.
+ TTCB: Cô đứng trước vạch xuất phát
+ TH: Khi nghe hiệu lệnh lắc sắc sô nhỏ thì các con chạy chậm, khi cô lắc sắc sô to thì các con chạy nhanh, các con chú ý khi đi phải giữ thẳng người mắt nhìn về phía trước
- Cô mời 2 – 3 trẻ lên làm mẫu
+ Trẻ thực hiện: - Cả lớp thực hiện 2 – 3 lần
- Cô tổ chức lần lượt 2 trẻ thực hiện đến hết.
- Khi trẻ thực hiện cô sửa sai cho trẻ, nhắc trẻ không dẫm lên vạch, khen động viên trẻ làm đúng thao tác và hiệu lệnh.
- Cô tổ chức 2 tổ thi đua nhau.
- Mời trẻ vận động chưa đạt lên vận động( Cô động viên khen trẻ và hướng dẫn khi trẻ lúng túng)
- Hôm nay các con được vận động bài tập gì?
- Tập song các con có thấy cơ thể khỏe mạnh không?
- Hàng ngày các con nhớ thường xuyên tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh nhé...
* Trò chơi “ Chuyền bóng
- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội mỗi đội cầm một quả bóng khi có hiệu lệnh thì các thành viên trong đội chuyền bóng cho nhau
- Luật chơi: Đội nào làm bóng rơi phải thực hiện lại từ đầu
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 - 5 phút.
Hoạt động 3:c. Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh lớp
*************************************************************
Hoạt động ngoài trời
Trò chuyện về người thân trong gia đình bé.
* TC: Chơi : Ai chạy nhanh về chỗ
* Khu vui chơi số 2
1.Mục đích – yêu cầu
1.Kiến thức:
Trẻ biết giới thiệu về mình và kể về gia đình mình
- Trẻ biết tên việc làm hằng ngày trong nhà của các thành viên trong gia đình, ông, bà, bố , mẹ anh chị.
2. Kỹ năng
- Phát triển ngôn ngữ, trẻ bạo dạn trong giao tiếp
3. Thái độ
- Trẻ yêu quý những người thân trong gia đình.
Chuẩn bị: Đĩa nhạc, tranh ảnh về chủ đề gia đình.
*Tiến hành:
HĐ1: Cho trẻ kể về những người thân trong gia đình bé
- Kể tên bố, mẹ và những người thân trong gia đình.
- Ngoài bố mẹ thì trong gia đình con còn có những ai?
Ông bà thường làm gì?
Anh, chị thường làm gì?
Khi con ngoan thì ông, bà, bố, mẹ con thế nào
- Tình cảm của mọi người trong gia đình con thế nào?
HĐ2 : Cho trẻ chọn tranh dán thành 1 gia đình.
Trẻ bật qua 3 ô lên dán tranh theo y/c của cô.
HĐ3: Hát “ Cả nhà thương nhau”
* TC: Chơi : Ai chạy nhanh về chỗ
* Khu vui chơi số 2
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ: ......................................................................................................................................................................................
*********************************************
Thứ ba, ngày 25 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học: "Số 7 Tiết 1"
Thuộc lĩnh vực : Phát triển nhận thức
- Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
-Trẻ biết đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết chữ số 7.
-2. Kỹ năng
Trẻ có kỹ năng xếp, đếm từ trái sang phải, trả lời các câu hỏi to rõ ràng đầy đủ câu
3. Thái độ
-Tích cực tham gia vào giờ học
* Chuẩn bị:
-Mỗi trẻ 7 cái chậu, 7 cây hoa, chữ số từ 1 đến 7 đủ cho từng trẻ.
-Một số đồ dùng có số lượng là 7 đặt trên giá tủ
-Bảng cài có gắn các số, lô tô do cô và trẻ tự làm
* Tiến hành:
+ Hoạt động 1: Ôn số lượng từ 1 đến 6
-Cô tổ chức cho trẻ đi thăm quan trang trại của bác nông dân
-Cho trẻ đếm số cây rau có trong trang trại. Tìm số tương ứng cài vào
+ Hoạt động 2: Tạo nhóm đến 7 nhận biết số 7
-Cho trẻ lấy 7 cái chậu đặt từ trái sang phải
-Lấy 6 cây trồng vào chậu đặt tương ứng
-Cho trẻ nhận xét số lượng tương ứng giữa 2 nhóm xem như thế nào?
Cho trẻ đếm số chậu , số cây
-Hỏi: Làm thế nào để 2 nhóm bằng nhau?
-Trẻ nêu ý nghĩ của mình
-Cho trẻ đếm lại số chậu , số cây và nhận xét kết quả của 2 nhóm.
Cô giới thiệu chữ số 7
-Trẻ nhận biết và đọc chữ số 7
-Chọn đúng chữ số 7 đặt cạnh vào nhóm tương ứng
-Cho trẻ tìm xung quanh xem có đồ dùng, dụng cụ nào của nghề nông có số lượng là 7
+ Hoạt động 3: Luyện tập
Cho trẻ chơi trò chơi kết bạn
Cô nói cách chơi, luật chơi
-Cho cả lớp chơi theo yêu cầu của cô
* Cho trẻ chơi cài theo nhóm
-Trẻ quan sát chữ số bên cạnh và lựa chọn đồ dùng có số lượng tương ứng cài vào bảng
-Trẻ chơi theo nhóm
-Cô bao quát động viên, khen trẻ kịp thời
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:.......................................................................................................................................................................................
**********************************************
Thứ tư, ngày 26 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động : Dạy trẻ đọc thơ “ Thương ông”
Thuộc lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
- Mục đích – yêu cầu
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, ngắt nghĩ đúng chỗ.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, đọc thơ theo hiệu lệnh và đọc thơ nối tiếp.
- Trẻ biết đọc thơ to, rõ ràng, thể hiện cảm xúc khi đọc thơ.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc và ghi nhớ có chủ định cho trẻ thông qua bài thơ.
- Trẻ biết đóng kịch thơ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người thân của mình.
- Hứng thú tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Máy chiếu, máy tính, đàn oóc gan, que chỉ, các slides theo nội dung bài thơ.
2. Đồ dùng của trẻ
- Trang phục đóng kịch: Trang phục của ông, gậy ông, cặp.
III. Tiến hành
Hoạt động 1: - Cho trẻ hát và vận động bài: “Ông cháu”
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Trong bài hát nói đến ai?
- Các con ạ! Tình yêu thương ông cháu không chỉ được ca ngợi trong các bài hát mà tình cảm ấy còn được nhà thơ Tú Mỡ đưa vào thơ ca.
Hoạt động 2: Cô đọc diễn cảm
- Lần 1: Cô đọc diễ cảm không tranh
- Lần 2: Kết hợp tranh minh họa
- Cô mời các con cùng đọc bài thơ “Thương ông” (1 - 2 lần)
*Đàm thoại: - Cô vừa đọc bài thơ gì? Do nhà thơ nào sáng tác?
- Trong bài thơ có những ai?
- Ông bị đau chân như thế nào?
- Câu thơ nào nói lên điều đó?
- Khi bước lên nhà ông cảm thấy như thế nào?
- Lúc đó bạn Việt đã làm gì?
- Bạn đã nói gì với ông?(trẻ nhắc lại lời Việt nói với ông)
- Khi đã bước được lên thềm thái độ ông như thế nào?
- Trước tình cảm của bạnViệt ông đã làm gì?
- Chúng mình được học điều gì qua bài thơ?
* Giáo dục trẻ: Các con nên học tập bạn nhỏ trong bài thơ, biết yêu thương giúp đỡ ông bà, bố mẹ và những người xung quanh.
- Cô đọc lại bài thơ 1 lần nữa
Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ- Cho trẻ đọc thơ diễn cảm 2-3 lần. Cô chú ý sữa sai cho trẻ.
- Cho trẻ đọc thơ tập thể. (Đọc to, vừa, nhỏ theo hiệu lệnh)
- Cô cho trẻ đọc thơ thi đua theo tổ (đọc thơ nối tiếp)
- Cho trẻ đọc thơ theo nhóm.(Nhóm bạn trai, nhóm bạn gái)
- Cá nhân trẻ đọc thơ diễn cảm
Hoạt đông 4: Cô cho trẻ xem vi deo ngâm thơ trên vi tính.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:
**********************************************
Thứ năm, ngày 27 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học: Vẽ người thân trong gia đình
Thuộc lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ
I. Mục đích yểu cầu
1. Kiến thức
-Trẻ vẽ được người thân của trẻ.
2. Kĩ năng
-Trẻ biết kết hợp những nét vẽ cơ bản để thể hiện những ấn tượng về người thân của mình
trong gia đình qua việc nêu đặc điểm riêng ( Đầu, tóc, kính, râu, nét mặt, nếp nhăn...).
3. Thái độ
- Qua giờ học trẻ yêu quí những người thân của mình hơn
* Chuẩn bị:
- Tranh vẽ gia đình, chân dung : ông, bà, bố ,mẹ. Bàn ghế, giấy vẽ, bút chì màu cho trẻ
* Tiến hành:
. Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé
- Cô trò chuyện với trẻ về họ hàng trong gia đình mình.
- Sau đó cô chốt lại các ý của trẻ, giáo dục trẻ và dẫn dắt trẻ vào bài.
Hoạt động 2: Xem tranh gợi ý
* Tranh 1: Tranh vẽ ông
- Cô dùng thủ thuật giới thiệu bức tranh.
- Cô có tranh vẽ gì đây?
- Ông có đặc điểm gì?
- Màu tóc?
- Có mấy mắt, mũi, miệng?
- Bạn nào còn có những nhận xét khác nữa?
- Trẻ nhận xét xong cô chốt lại.
* Tranh 2: Tranh vẽ bà
- Cô dùng thủ thuật giới thiệu bức tranh.
- Cô có tranh vẽ gì đây?
- Bà có đặc điểm gì?
- Màu tóc? Tóc bà ngắn hay dài?
- Có mấy mắt, mũi, miệng?
- Bạn nào còn có những nhận xét khác nữa?
- Trẻ nhận xét xong cô chốt lại.
* Tranh 3: Tranh vẽ bố, mẹ, em bé
- Cô xuất hiện tranh.
- Cho trẻ đàm thoại lần lượt về các bức tranh.
- Sau đó cô chốt lại.
. Hoạt động 3:Trẻ nêu ý tưởng
- Các con định vẽ ai trong gia đình?
- Con sẽ vẽ như thế nào?
- Người thân con định vẽ có đặc điểm gì?
- Vẽ xong con tô màu ra sao?
- Cô cho 5- 6 trẻ cùng nêu ý tưởng.
- Sau mỗi trẻ nêu ý tưởng cô chốt lại.
. Hoạt động 4: Trẻ thực hiện
- Cô phát giấy và bút màu cho trẻ.
- Cô tiến hành cho trẻ vẽ
- Cô bao quát, giúp đỡ trẻ vẽ theo ý tưởng trẻ đã nêu.
- Cô động viên, khuyến khích và khen ngợi trẻ
Hoạt động 5: Trẻ trưng bày sản phẩm
- Trẻ thực hiện xong cô cho trẻ mang tranh lên để trưng bày.
- Cô mời 3- 4 trẻ lên nhận xét bài của bạn.
- Con thích tranh nào nhất?
Vì sao?
- Bạn vẽ ai trong gia đình?
- Sau đó cô nhận xét chung bài của trẻ.
- Động viên, khen ngợi trẻ.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:
*********************************
Thứ sáu, ngày 28 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học: Dự án: Ngôi nhà của bé (Tiết 1)
I.Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức
- Trẻ biết về một số kiểu nhà, những người làm ra ngôi nhà.
- Trẻ biết một số nguyên vật liệu để xây dựng nhà.
2. Kỹ năng
- Trẻ tự đưa ra quyết định chọn nguyên vật liệu để xây dựng ngôi nhà.
- Trẻ biết cách làm việc theo nhóm: cùng nhau lựa chọn, đưa ra
quyết định về nguyên vật liệu và cách xây dựng nhà,
- Phối hợp các kỹ năng vẽ đã học để vẽ bản thiết kế,
- Biết hỏi xin sự giúp đỡ của giáo viên và các bạn, xin ý kiến về
Cách làm và cách chọn vật liệu,
3. Thái độ
- Hứng thú, tích cực hoạt động,
- Cố gắng hoàn thành công việc được giao.
II,Chuẩn bị
1.Của cô
-Truyện tranh: ba chú lợn con
-Máy tính
-Nhạc đệm bài hát: nhà của tôi
-Video các kiểu nhà
III,Lập kế hoạch tiến hành bài giảng steam chế tạo ngôi nhà của bé
1.Ổn định tổ chức gây hứng thú
*Hoạt động 1: Nêu vấn đề
-Trẻ hát bài: nhà của tôi
+Bài hát nói về cái gì?
+Ai có thể kể về ngôi nhà của mình
+Ngôi nhà con được làm bằng gì?
2. Nội dung
*Hoạt động 2: Khám phá và tìm giải pháp
Khám phá các kiểu nhà khác nhau: Kể chuyện Ba chú lợn nhỏ
+ Giáo viên dẫn dắt: Có ba chú lợn nhỏ muốn tự xây cho mình ngôi nhà chắc chắn để ở. Các con có muốn nghe xem các chủ lợn xây nhà như thế nào không?
- Bây giờ cả lớp cùng lắng nghe xem điều gì diễn ra nhé.
Giáo viên kể cho trẻ nghe truyện Ba chú lợn nhỏ.
+ Đàm thoại với trẻ về nội dung truyện:
- Chủ Lợn Trắng xây nhà bằng gì?
- Chú Lợn Đen xây nhà bằng gì?
- Chú Lợn Hồng xây nhà bằng gì?
- Hồ Văn đã làm gì với ngôi nhà của các chú lợn?
- Hỗ Văn thổi thế nào? Các con thỏi cho cô xem nào.
- Hồ Văn Có thổi để được nhà của Lợn Hồng không?
- Vì sao nhà của lợn Hồng lại không bị đổ?
*Hoạt động 3: Lên kế hoạch hoạt động
+ Giáo viên cho trẻ xem video xây dựng nhà và các vật liệu làm ra ngôi nhà.
+Trò chuyện với trẻ về các vật liệu làm ra ngôi nhà và những nghề nghiệp liên quan đến xây dựng:
- Để xây được một ngôi nhà, các cô chú công nhân phải dùng đến các nguyên vật liệu gì? (Gạch, đá, xi-măng, cát, sỏi, sắt thép, sơn, gỗ,...). Hãy liệt kê những công việc liên quan đến việc xây dựng nhà: Công nhân xây dựng, kiến trúc sư thiết kế, thợ mộc làm cửa, thợ
điện mắc điện cho ngôi nhà,..
Cho trẻ chơi ở góc chơi Xây dựng, đóng vai các chủ công nhân xây dựng:
- Nhóm trẻ chơi xếp chồng các viên gạch sao cho gạch không bị đổ
- Nhóm chơi trò kéo vật liệu xây dựng: Dùng 1 sợi dây luồn qua cửa sổ hoặc 1 cành cây, một đầu sợi dây buộc vào túi cát hoặc viên
gạch, hoặc 1 đồ vật. Trẻ kéo đầu sợi dây còn lại để đưa vật lên cao.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ: ...................................................................................................................................................................................
******************************
TTTCM DUYỆT PHTCM DUYỆT
………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………… ..……………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
**********************************
VIII. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHI TIẾT NHÁNH 3: “Đồ dùng gia đình”
Thứ hai, ngày 31 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học: “Ném xa bằng 1 tay ".
Thuộc lĩnh vực : Phát triển thể chất
I. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
- Biết tên vận động " Ném xa bằng một tay"
- Trẻ biết đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau, đưa từ trước vòng ra sau, lên cao rồi ném mạnh túi cát đi xa về phía trước ở điểm tay đưa cao nhất.
* Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng ném xa bằng một tay.
- Rèn sức mạnh của bàn tay, bàn chân và định hứng trong không gian.
- Phát triển ở trẻ tố chất nhanh, mạnh, khéo.
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ có tính kỷ luật trật tự trong giờ học.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị:
* Của cô:- Sắc xô, kẻ vạch chuẩn, túi cát, rổ nhựa, cờ.
- Loa, máy tính, nhạc các bài “Vũ điệu rửa tay”, “Bé vui khỏe”, “Bé khỏe bé ngoan”.
* Của trẻ:- 20 – 25 túi cát, rổ nhựa, quần áo gọn gàng.
Tiến hành
. * Hoạt động 1. Ổn định - Xin chào mừng các bạn đến với hội thi“Bé khỏe bé ngoan”
- Đến với hội thi xin trân trọng giới thiệu thành phần ban giám khảo
- Tham gia hội thi “Bé khỏe bé ngoan” ngày hôm nay thành phần không thể thiếu được là hai đội thi:
- Đội số 1: Đội hoa đỏ.
- Đội số 2: Đội hoa xanh
- Hội thi hôm nay gồm có 3 phần: Phần thứ nhất là: “Giao lưu” qua (màn đồng diễn thể dục với bài Vũ điệu rửa tay);
Phần thi thứ 2 là: “Bé thể hiện tài năng” (Ném xa bằng 1 tay);
Phần thi thứ 3 là:"Bé là vận động viên" với trò chơi: (Lấy bóng vào rổ).
* Hoạt động 2:.Khởi động:- Để bước vào hội thi với tinh thần phấn chấn và sức khỏe tốt nhất cả hai đội hãy cùng khởi động cho cơ thể nóng lên nào, xin mời 2 đội.
(Cô bật nhạc và dùng hiệu lệnh xắc xô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi khác nhau: đi thường -> đi bằng mũi bàn chân -> đi thường -> đi bằng gót chân -> đi thường -> đi bằng mé bàn chân -> đi thường ->chạy chậm -> chạy nhanh, chạy chậm -> đi thường).
- Cho trẻ vềđội hình 3 hàng dọc. (Hô cho trẻ chuyển thành 3 hàng ngang tập BTPTC)
* Hoạt động 2: Trọng động:. Bài tập phát triển chung
* Phần thi thứ 1: Đồng diễn
- Mời hai đội tham gia phần thi đầu tiên là phần thi đồng diễn thể dục kết hợp với bài “Vũ điệu rửa tay”. (Cô tập cùng với trẻ)
Cho trẻ chuyển đội hình, đứng 2 hàng quay mặt vào nhau cách nhau khoảng 4m).
ĐTNM: Vận động cơ bản.
* Phần thi thứ 2: Bé thể hiện tài năng.
- Mời 2 đội hoa đỏ và hoa xanh đến với phần thi "Bé thể hiện tài năng” qua bài tập “Ném xa bằng 1 tay”.
- Để làm tốt phần thi này 2 đội quan sát cô làm mẫu nhé.
+ Cô làm mẫu toàn bộ vận động không giải thích.
+ Cô làm mẫu lần 2 phân tích động tác: Cô đi từ đầu hàng đến trước vạch và cúi xuống nhặt túi cát.
Khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị”, cô đứng chân trước chân sau, tay cô cầm túi cát cùng phía với chân sau. Khi có hiệu lệnh “Ném”, cô đưa túi cát từ trước ra sau, lên cao rồi ném mạnh túi cát đi xa về phía trước ở điểm tay đưa cao nhất.
Ném xong cô đi về cuối hàng đứng.
- Bạn nào xung phong lên thể hiện tài năng đầu tiên? (Cô mời hai bạn lên tập cho cả lớp cùng xem. Cô nhận xét, động viên trẻ)
+ 2 bạn vừa làm gì? Để ném xa được túi cát chúng mình phải chú ý điều gì? (Cô nhắc lại cho cả lớp nghe).
* Trẻ thực hiện:- Lần 1: Cô cho lần lượt 2 trẻ ở từng đội lên tập (Cô động viên khuyến khích và sửa sai kịp thời cho trẻ)
+ Các bạn vừa thực hiện bài tập gì?
+ Khi ném phải chú ý điều gì?
- Lần 2: Trẻ tập (cô quan sát và sửa sai nếu có)
- Lần 3: (Nhạc bài “Bé vui khỏe” Cho trẻ thi đua: từng trẻ của 2 đội ném xa sau đó chạy lên lấy lá cờ cắm vào đội mình (Cô chú ý động viên, khuyến khích trẻ. Kiểm tra số cờ của 2 đội).
*. TC: Bé là vận động viên.(Nhạc bài “Bé vui khỏe)
- Hai đội hoa đỏ và hoa xanh đã trải qua 2 phần thi rất hào hứng và sôi nổi. Bây giờ chúng ta hãy cùng bước tiếp vào phần thi thứ 3 đó là phần thi “Bé là vận động viên” qua trò chơi. "Lấy bóng vào rổ". Ở phần thi này các bạn sẽ thi lấy bóng chạy lên cho vào rổ của mình, đội nào lấy được nhiều bóng thì đội đó giành chiến thắng. Phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cô nêu cách chơi: 2 đội chú ý, khi có hiệu lệnh “chạy ”, bạn đứng đầu hàng sẽ lấy bóng và chạy nhanh lên ở phía trên bỏ vào rổ của đội mình, sau đó chạy về đập vào tay bạn và về cuối hàng đứng,cứ như vậy cho đến hết bài hát đội nào lấy được nhiều bóng đội đó sẽ chiến thắng.
- Luật chơi: Không làm rơi bóng, không ôm bóng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ và kiểm tra kết quả chơi.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh. Chúc mừng cả 2 đội hoa đỏ và hoa xanh đã hoàn thành 3 phần thi của mình. (cô tuyên bố cả hai đội đều thắng… vỗ tay) bật nhạc cho trẻ đi nhẹ nhàng theo nhạc bài hát: “Bé khỏe bé ngoan".
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng theo nhạc bài hát "Bé khỏe bé nhanh". Sau đó cho trẻ nhận quà.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ...................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:
**********************************************
Thứ ba, ngày 01 tháng 11 năm 2022
Tên hoạt động học: "Khám phá một số đồ dùng, đồ chơi".
Thuộc lĩnh vực : Phát triển nhận thức
I. Mục đích yêu cầu:
1) Kiến thức:
- Trẻ biết tên, đặc điểm, tác dụng của một số đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống trong gia đình. Biết sử dụng đồ dùng phù hợp với chất liệu, công dụng.
- Trẻ biết so sánh, phân nhóm đồ dùng theo công dụng, chất liệu.
2) Kỹ năng:
- Phát triển tư duy, ngôn ngữ mạch lạc, phát triển các giác quan cho trẻ.
- Rèn kỹ năng so sánh phân biệt, phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Rèn trẻ chơi đúng luật.
3) Thái độ:
- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng sạch sẽ, gọn gàng, biết nâng niu cẩn thận những đồ dùng dễ vỡ.
- Giáo dục trẻ biết sắp xếp khi lấy, cất đồ dùng ngăn nắp.
II) Chuẩn bị: - Đài
- Đồ chơi mô phỏng đồ dùng trong gia đình.
- Hai hộp quà: bát, đĩa, chén, đũa có chất liệu khác nhau(sứ, thủy tinh, nhựa, inox)
- 8 vòng thể dục.
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại của cô giáo
1) Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú..
- Đọc tặng các cô bài thơ “ Cái bát xinh xinh”.
2) Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số đồ dùng ăn, uống trong gia đình.
- Chia trẻ thành 2 gia đình
- Trước khi chơi trò chơi cô tặng cho mỗi gia đình một hộp quà, để biết trong hộp quà có gì chúng mình hãy cùng mở ra xem nhé?
- Bây giờ các gia đình hãy đến với trò chơi “Ô cửa bí mật”.
*Ô cửa số 1:+ Đây là cái gì? Trẻ nhận xét gì về cái bát này?
+ Còn ai có ý kiến khác?
+ Cái bát này có đặc điểm gì?( miệng bát tròn, có viền hoa xung quanh, lòng bát sâu, có đế bát giúp bát đứng được)
+ Cái bát này làm bằng gì?
- Ngoài cái bát này ra người ta còn làm nhiều loại bát bằng những chất liệu khác nhau, bạn nào kể xem có những loại bát nào?
(thủy tinh, bát inox, bát nhựa).
- Ai có bát thủy tinh? Làm thế nào để biết được đâu là bát sứ, đâu là bát thủy tinh?
- Muốn phân biệt được bát sứ và bát thủy tinh các con hãy quan sát cô làm thí nghiệm nhé?
- Cô dùng viên bi làm thí nghiệm.
- Bát dùng để làm gì? Khi ăn cơm thì các con cầm bát bằng tay nào? Ngoài bát ăn cơm còn có bát nào nữa?
- Cô khái quát: Có rất nhiều loại bát để ăn, bát to để đựng canh, bát vừa để ăn cơm, bát nhỏ đựng nước chấm đấy. Những cái bát làm từ sứ, thủy tinh rất là dễ vỡ nên khi sử dụng các con nên cầm cẩn thận kẻo vỡ nhé.
* Ô cửa số 2:- Đây là gì? Trẻ nhận xét gì về cái đĩa?
Đĩa dùng để làm gì?Ngoài đĩa này ra còn có đĩa này ra bạn nào kể xem còn cái đĩa nào nữa?
* Ô cửa số 3: Đây là gì?- Con hãy mô tả về đôi đũa này. Còn ai có nhận xét khác? Vì sao lại gọi là đôi đũa?(hỏi 2 trẻ).
- Hai chiếc đũa gọi là đôi đũa đấy? Đôi đũa dùng để làm gì?
- Đầu nào để ăn, đầu nào để cầm? Khi cầm đũa, cầm thìa thì cầm bằng tay nào?
- Đôi đũa này làm bằng gì? Ngoài đũa làm bằng tre còn có đũa làm bằng gì nữa?(hỏi 2 trẻ).
- Làm thế nào để phân biệt được đũa làm bằng tre và đũa làm bằng inox, nhựa, gỗ.
còn đũa làm bằng inox
. Đó là những đồ dùng để làm gì?
- Ngoài bát, đĩa, đũa ra còn có rất nhiều đồ dùng để ăn khác nữa đó là gì? ( thìa, âu, muôi, dĩa..)
Bát, đĩa, đũa, thìa.....là những đồ dùng để ăn đấy. Bát đựng cơm, đựng canh. Đĩa đựng rau, đựng thịt
. Thìa để xúc cơm, đũa để gắp thức ăn. Bát, đĩa làm từ sứ, thủy tinh rất dễ vỡ nên khi sử dụng chúng mình cần cẩn thận.
* Ô cửa số 4: - Cái gì đây? Con biết gì về cái chén nào? Cái chén có đặc điểm gì?(miệng tròn, có hoa xung quanh, có quai)
- Cái chén dùng để làm gì?( hỏi 2 trẻ)
- Chén này làm bằng gì? Ngoài ra còn có chén làm bằng gì nữa?
- Chén dùng để uống nước. Chén có thể làm từ sứ, thủy tinh, nhựa, inox.
+ Ngoài chén ra còn có đồ dùng gì để uống nữa?
- Những cái chén, cái cốc, ly, ấm.... đều là những đồ dùng để làm gì?
*So sánh: Bát và chén
- Bát và chén có gì giống và khác nhau?
+ Giống: dùng để đựng, đều là đồ dùng gia đình.
+ Khác: chén có quai, chén để uống. Bát to hơn chén, bát có đế bát, bát để ăn.
c) Khái quát: Những đồ dùng phục vụ cho việc ăn, uống của mọi người được gọi là đồ dùng ăn, đồ dùng uống đấy.
- Ngoài ra trong gia đình còn rất nhiều đồ dùng khác nữa.(ti vi, tủ lạnh, quạt, nồi cơm điện ....)
- Để đồ dùng trong gia đình được bền đẹp, phải giữ gìn cẩn thận, dùng xong cất đúng nơi quy định.
3) Hoạt động 3: Luyện tập
a) Trò chơi 1: Chung sức
- Trên bàn của các gia đình có rất nhiều đồ dùng khác nhau, khi bản nhạc bắt đầu các thành viên đầu tiên của 2 gia đình sẽ lấy 1 đồ dùng theo yêu cầu của cô và bật qua 4 chiếc vòng lên để vào rổ của đội mình. Người tiếp theo lại lấy tiếp, cứ lần lượt như vậy cho đến hết bản nhạc. Gia đình nào lấy được nhiều đồ dùng đúng theo yêu cầu của cô nhất được tặng 3 bông hoa, gia đình nào về nhì được thưởng 2 bông hoa.
- Trò chơi bắt đầu.Cô kiểm tra kết quả 2 đội.
b) Trò chơi 2: Người đầu bếp giỏi
- Cô phát cho mỗi trẻ một đồ dùng
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cho trẻ bày dọn bàn ăn.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:
**********************************************
Thứ tư, ngày 02 tháng 11 năm 2022
Tên hoạt động học: Làm quen chữ cái u, ư
Thuộc lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
- Mục đích – yêu cầu
1.Kiến thức
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của các chữ cái u, ư
2. Kỹ năng
-Nhận ra âm và chữ u,ư trong tiếng và từ thể hiện nội dung chủ đề : “Bác nông dân”
3. Thái độ
-Trẻ thích thú tham gia vào giờ học chữ cái, yêu quí kính trọng bác thợ may.
* Chuẩn bị:-Bộ thẻ chữ cái lô tô; u, ư, tranh củ từ có từ: “củ từ” . Bài thơ “..”được viết bằng chữ to
-Bút dạ chơi trò chơi gạch chân chữ cái, giấy, bút vẽ cho trẻ.. Hạt đỗ
* Tiến hành:
+ Hoạt động 1:Trò chuyện cùng bé
-Cho cả lớp hát : “Nhớ ơn”
-Hỏi : Các cháu vừa hát bài gì?
Khi ăn bát cơm cháu nhơ ơn ai?
-Hãy kể tên những sản phẩm của bác nông dân?
+ Hoạt động 2 : Bé học chữ
-Cho trẻ xem tranh vẽ: “củ từ”
-Cho trẻ đọc từ :củ từ, cô mời trẻ nhanh nhẹn lên tập ghép chữ
-Cho trẻ đọc từ vừa ghép.
-Hỏi cháu có phát hiện gì khi quan sát các dòng chữ của bức tranh?
-Từ củ từ có mấy chữ cái?
-Cho trẻ nhặt và đọc tên chữ cái số 2 và số 4
-Cho cả lớp đọc, tổ nhóm cá nhân đọc
-Trẻ nhặt chữ cái và đọc chữ theo yêu cầu của cô
+ Hoạt động 3: Bé nhận biết và phát âm chữ
-Tìm nhanh từ có chứa chữ u, ư qua thẻ lô tô, tranh, đồ vật, đồ chơi ở trên tường.
-Chia trẻ làm 2 nhóm chơi gạch chân chữ : “u,”ư có trong bài thơ.
-Môĩ trẻ sẽ lần lượt lên gạch 1 chữ u (ư ) trong thời gian 1 bản nhạc đội nào gạch được nhiều chữ cái và gạch đúng thì chiến thắng. Cô kiểm tra kết quả của 2 đội
-Cho cả lớp ngồi theo đội hình chữ u và làm theo yêu cầu của cô.
-Cho trẻ xếp chữ u,ư từ hột hạt
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:....................................................................................................................................................................................
**********************************************
Thứ năm, ngày 03 tháng 11 năm 2022
Tên hoạt động học: Kể chuyện cho trẻ nghe : “ Truyện ; Ba cô gái”
Thuộc lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật và hiểu nội dung câu chuyện
- Biết đánh giá phẩm chất của các nhân vật: Cô út thương yêu mẹ, cô cả và cô hai không quan tâm chăm sóc, không thương yêu mẹ nhiều.
Nhớ được trình tự các sự kiện của câu truyện, và biết kể chuyện cùng cô
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng nghe và trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc đủ câu, đủ ý thông qua hệ thống câu hỏi.
- Kỹ năng quan sát, ghi nhớ và sự chú ý có chủ định cho trẻ
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ:- Trẻ có thái độ nghiêm túc trong giờ học. Biết vâng lời cô giáo và chăm chú nghe cô kể truyện.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng ông bà, bố mẹ. Lòng hiếu thảo đối với bố mẹ, biết chăm sóc bố mẹ và người thân khi bị ốm.
- Giáo dục trẻ ý thức chấp hành và hợp tác với các bạn trong nhóm
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Môi trường lớp học
- Xây dựng môi trường lớp học : Khung cảnh để diễn rối
- Đồ dùng:
+ Bài giảng điện tử truyện Ba cô gái.
+ Rối tay các nhân vật, phông, khung cảnh
+ Nhạc bài hát : Bàn tay mẹ, Cả nhà thương nhau, nhạc nên kể truyện
+ Tranh trò chơi gắn nội dung câu chuyện: 2 tranh
III. Tiến hành
1: Hoạt động 1:- Tổ chức cho trẻ hát và hưởng ứng cùng cô theo bài hát “ Bàn tay mẹ”
- Trò chuyện về nội dung bài hát:
+ Các con vừa hát xong bài hát gì?
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Vậy các con phải làm gì để mẹ luôn được vui lòng?
- Bài hát nói về sự yêu thương chăm sóc của người mẹ dành cho con của mình.Cô biết một câu chuyên kể có một bà mẹ sinh được ba cô gái, bà rất yêu thương các con. Nhưng trong ba cô gái ai là người yêu thương và có lòng hiếu thảo với mẹ ? Các con cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Ba cô gái” thì sẽ rõ.
* Kể chuyện cho trẻ nghe:
- Cô kể lần 1: Kể chuyện diễn cảm kết hợp solai trên máy tính
+ Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện gì?
+ Trong truyện cô vừa kể có một bà mẹ sinh được ba cô gái, bà rất yêu thương các con. Thế còn các cô con gái thì sao nhỉ ? Điều gì sẽ xảy ra với ba cô gái đây ? Các con cùng hướng lên sân khấu để xem các bạn rối kể cho chúng mình nghe một lần nữa nhé.
- Cô kể lần 2: Kể kết hợp với diễn rối
* Đàm thoại: + Câu chuyện cô vừa kể có tên là gì?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào? + Bà mẹ sinh được mấy cô con gái?
+ Khi bà bị ốm bà nhờ ai đưa thư gọi các con về?
+ Thái độ của sóc con như thế nào khi được bà mẹ nhờ đưa thư cho ba cô gái?
+ Nghe tin mẹ ốm, chị cả có về thăm mẹ ngay không? Tại sao?
+ Cuối cùng cô chị cả biến thành con gì?
+ Khi Sóc đến nhà cô hai, cô hai đang làm gì?
+ Nghe Sóc báo tin mẹ bị ốm cô hai có về thăm mẹ không? Tại sao?
+ Vì không về thăm mẹ nên cô chị hai bị trừng phạt như thế nào?
Cô út đã làm gì khi nghe tin mẹ ốm?.
+ Vì là người con hiếu thảo nên cô gái út đã được hưởng cuộc sống như thế nào?
+ Theo các con, trong 3 cô ai là người con hiếu thảo nhất? Vì sao?
+ Nếu là con, con sẽ làm gì khi mẹ bị ốm? Vì sao?
=> LHGD : Mẹ là người đã sinh ra các con. Hàng ngày mẹ phải làm việc vất vả để nuôi các con khôn lớn. Vì vậy các con phải biết yêu thương, kính trọng và luôn là người con hiếu thảo với bố mẹ
2: Hoạt động 2: Bé kể chuyện
- Cho trẻ lại bên cô và tổ chức cho trẻ kể chuyện cùng cô 2 lần
- Cô chú ý sữa sai lời kể cho trẻ
3: Hoạt động 3: Bé thi tài
- Trò chơi “Bé thi gắn nhanh”:
+ Cách chơi: Cô chia trẻ thành hai đội và yêu cầu trẻ lên tìm và gắn các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. Mỗi bạn lên chỉ được gắn một bức tranh, gắn xong thì về cuối hàng đứng. Sau 2 phút đội nào gắn nhanh và đún
đội đó sẽ dành chiến tháng
+ Tổ chức cho trẻ chơi 1 – 2 lần
+ Kiểm tra kết quả chơi của 2 đội
* Nhận xét, tuyên dương những trẻ học tốt, động viên khuyến khích những trẻ học kém
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ: ..........................................................................................................................................................................................
**********************************************
Thứ sáu, ngày 04 tháng 11 năm 2022
Tên hoạt động học: -Nặn đồ dùng trong gia đình.
- Thuộc lĩnh vực:Phát triển thẩm mĩ
1.Mục đích – yêu cầu
Kiến thức:Trẻ biết cách nặn một số đồ dùng gia đình( bát, đĩa, xoong nồi, chảo)
-Kỹ năng: +Luyện kỹ năng xoay tròn, lăn dọc, vuốt nhọn, ấn dẹt để tạo thành các đồ dùng gia đình.
+Phát triển kỹ năng tư duy, tưởng tượng và sang tạo của trẻ.
-Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, giữ gìn bảo vệ đồ dùng gia đình.
2/ Chuẩn bị:
-Chuẩn bị một số mẫu nặn đồ dùng gia đình như: bát, đĩa, xoong, chảo.
-Đồ chơi: bát; ca, ấm, khăn.
*Đối với trẻ: Đất, bảng để trẻ nặn.
Tiến hành:
Hoạt động 1: Cô cho trẻ đọc bài đồng dao “dung dăng dung dẻ” do cô viết lời mới, và đi chợ mua đồ dùng.
Cô cháu chọn mua một số đồ dùng nhắc đến trong bài đồng dao(bát, ca,ấm, khăn mặt)
- Mua xong,Cô cho trẻ đi về chỗ ngồi và hỏi trẻ đã mua được những đồ dùng gì?
Những đồ dùng này dùng ở đâu ?
-Cô giới thiệu: Hôm nay cô sẽ cho các con nặn đồ dùng gia đình.
Hoạt động 2: *Cô đưa lần lượt các mẫu nặn của cô ra cho trẻ q/s và nhận xét:
-Cô hỏi trẻ : Đây là cái gì ?
-Cái bát này là bát gì ?
-Cái bát có màu gì?
-Cái bát to dùng để làm gì?
-Cô đưa cái đĩa , cái xoong ra và hỏi trẻ tương tự
*Cô nặn cho trẻ xem cái bát và nói cách nặn.
Đầu tiên muốn nặn được cái bát thì cô phải nhào đất cho dẻo. Sau đó cô xoay tròn đất bằng lòng bàn tay, rồi dùng đầu ngón tay cái ấn lõm đất để tạo thành lòng bát, bẻ loe để tạo thành miệng bát.Sau khi nặn xong, cô dùng đầu ngón tay miết đất cho mịn....
*Cô hỏi một số trẻ ý tưởng sẽ nặn cái gì, và nặn như thế nào?
-Cho trẻ thực hiện: trong khi trẻ thực hiện, cô quan sát và hướng dẫn cho trẻ, gợi ý cho trẻ nặn sáng tạo.
Hoạt động 3: *cô cho trẻ đem sản phẩm lên để trưng bày.
-Cô cho trẻ quan sát và nhận xét
-Cô hỏi trẻ:Con thích sản phẩm nào nhất?
Vì sao lại thích sản phẩm này ?
-Cô để riêng các sản phẩm nặn đẹp của trẻ ra và cho cả lớp đếm.
*Cô nhận xét tuyên dương trẻ
****************************************
Hoạt động ngoài trời
Quan sát những đồ dùng trong gia đình
1. Kiến thức
Trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi ngoài trời
Trẻ có thêm nhiều hiểu biết, mở rộng vốn kiến thức cho trẻ về đồ dùng trong gia đình.
Biết tên gọi, đặc điểm rõ nét, công dụng, chất liệu, cách sử dụng, bảo quản của các đồ dùng: xoong, bát
2. Kỹ năng
Phát triển các kỹ năng vận động, phát triển xúc cảm, tình cảm, phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Trẻ có kỹ năng phát triển các năng lực hoạt động nhóm, chơi hợp tác theo nhóm
Trẻ có kỹ năng trò chơi, biết tuân thủ luật chơi
3. Thái độ
Biết tôn trọng những quy định khi chơi
Biết giữ gìn vệ sinh chung
III. Chuẩn bị:
- Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ
- Địa điểm quan sát
- Đối tượng quan sát: Cái xoong, cái bát
- Một số đồ chơi: Sỏi, cát, phấn, túi cát, chai lọ, phễu
IV. Tiến hành:
Hoạt động 1: - (Xúm Xít)2 – (Quanh cô)2
- Giới thiệu nội dung buổi hoạt động: Trong buổi hoạt động ngoài trời sẽ được quan sát 1 số đồ dùng trong gia đình, được chơi trò chơi vận động “Mèo đuổi chuột”, ngoài ra cô còn chuẩn bị rất nhiều đồ chơi (vòng, phấn, túi cát…) đẻ các con chơi theo ý thích đấy!
“Cái gì mắt mũi biến đâu
Có mũ đội đầu lại có 2 tai
Mình tôi chịu lửa rất tài
Đến khi nấu nướng ai ai cũng dùng”
(Cái xoong, cái nồi)
“Miệng tròn, lòng trắng phau phau
Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hàng ngày”
(Cái bát)
Hoạt động 2: * Quan sát cái xoong.
Đàm thoại:- Đây là cái gì? Con có nhận xét gì về cái xoong?
- Miệng cái xoong có hình dạng gì?- Cô chỉ vào cái quai xoong hỏi: Đây là cái gì? Để làm gì?
- Có mấy cái quai xoong? → cho trẻ đếm.
- Cô chỉ vào vung xoong và hỏi: Đây là cái gì? Để làm gì?
- Cái xoong dùng để làm gì? Cái xoong này làm bằng chất liệu gì?
- Ngoài xoong làm bằng nhôm, xoong còn được làm từ chất liệu nào khác?
→ Cô chốt lại: Xoong được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như: Nhôm, inox, đồng, có vung xoong, có quai xoong dùng để nấu cơm canh. Nó là đồ dùng cần thiết trong gia đình đấy các con a!
* Quan sát cái bát:- Còn đây là cái gì?
- Con có nhận xét gì về cái bát? Bát được dùng để làm gì?
- Cái bát được làm bằng chất liệu gì?- Cho trẻ sờ vào bát hỏi: Các con thấy thế nào? Có nhẵn không?
- Ngoài bát được làm bằng sứ, còn có bát được làm bằng chất liệu gì?
→ Cô chốt lại: Bát được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như: Sứ, nhựa, inox, thủy tinh… Nó có miệng tròn dùng để đựng cơm, đựng thức ăn đấy!
* So sánh cái xoong và cái bát:
- Giống nhau: Cùng là đồ dùng trong gia đình, có miệng hình tròn.
- Khác nhau: Xoong có vung, có quai, là đồ dùng để nấu còn bát không có vung, không có quai là đồ dùng để đựng thức ăn.
→ Mở rộng: Ngoài những đồ dùng mà cô cháu mình vừa tìm hiểu chúng mình còn biết những đồ dùng nào được dùng trong gia đình nữa không?
b. Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột”
- Cô nêu luật chơi, cách chơi
- Trẻ chơi 3-4 lần. Cô quan sát sử lý tình huống và nhận xét kết quả sau mỗi lần chơi.
* Chơi ở khu vui chơi số 5
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:
**********************************************
TTTCM DUYỆT PHTCM DUYỆT
………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………… ..……………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ: ....................................................................................................................................................................
********************************************
Thứ năm, ngày 20 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học: Dạy hát : “ Cả nhà thương nhau”
Thuộc lĩnh vực: - Phát triển thẩm mĩ
- Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
-Trẻ hát to, rõ ràng, hát và gõ đệm nhịp nhàng theo lời ca.
2.Kỹ năng
- Rèn kỹ năng vỗ tay và gõ đệm nhịp nhàng theo lời bài hát.
- Phát triển tai nghe cho trẻ thông qua trò chơi âm nhạc.
3. Thái độ
-Qua giờ học trẻ càng yêu quí gia đình mình hơn.
-Trẻ chơi trò chơi vui vẻ đoàn kết, hứng thú nghe cô hát
* Chuẩn bị:
- Trống, xắc xô, thanh gõ, đàn, đĩa nhạc
- 1 số đồ chơi; mũ. nón, khăn.
* Tiến hành:
+ Hoạt động1: Trò chơi
- Cô tập trung trẻ, cho trẻ chơi trò chơi: “Ai nhanh nhất”.
- Cô nói cách chơi, luật chơi.
- Cô cho trẻ ngồi trên ghế
-Mời 4-5 nhóm lên chơi. Cô nhận xét kết quả chơi của các trẻ
+ Hoạt động 2: Dạy hát và gõ đệm
- Cho cả lớp ngồi lên ghế cô mở vi tính hát bài : “ Cả nhà thương nhau”
- Cho trẻ nghe 1 lần.
- Cô hỏi trẻ:
- Các cháu vừa nghe bạn nhỏ hát bài gì? Do ai sáng tác?
- Cho cả lớp hát lại bài hát : : “ Cả nhà thương nhau”
- 1-2 lần. (nếu trẻ hát chưa được thì cho các tổ hát)
- Hỏi trẻ cõ những cách gõ đệm nào?
- Cô gõ đệm cho trẻ nhìn và nói cách gõ.
- Cho cả lớp hát và vỗ tay 2 lần. Trẻ lấy dụng cụ và gõ đệm.
(Cô chú ý động viên, sửa sai cho trẻ)
- Thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân.
- Cho trẻ làm động tác kết hợp khác.( Dậm chân, lắc người...)
- Mời 1 nhóm lên làm .
- Hỏi : Các cháu vừa cùng nhau hát và gõ đệm bài gì?
+ Hoạt động 3: Hát nghe
-Cô giới thiệu tên bài hát “Ba ngọn nến lung linh”
-Cô hát cho trẻ nghe 2 lần liền.
.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ: ............................................................................................................................................................................................
******************************
Thứ sáu, ngày 21 tháng 10 năm 2022
TTTCM DUYỆT PHTCM DUYỆT
………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………… ..……………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
VII. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHI TIẾT NHÁNH 2: “Những người thân trong gia đình”
Thứ hai, ngày 24 tháng 10 năm 2022
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:....................................................................................................................................................................
*******************************************
Thứ ba, ngày 25 tháng 10 năm 2022
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:....................................................................................................................................................................
**************************************
Thứ tư, ngày 26 tháng 10 năm 2022
Thứ năm, ngày 27 tháng 10 năm 2022
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:....................................................................................................................................................................
*************************************
Thứ sáu, ngày 28 tháng 10 năm 2022
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:....................................................................................................................................................................
**************************************
VIII. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHI TIẾT NHÁNH 3: “Đồ dùng gia đình”
Thứ hai, ngày 30 tháng 10 năm 2022
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:....................................................................................................................................................................
************************************************
Thứ ba, ngày 01 tháng 11 năm 2022
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:....................................................................................................................................................................
**********************************
Thứ tư, ngày 02 tháng 11 năm 2022
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:....................................................................................................................................................................
**************************************************
Thứ năm, ngày 03 tháng 11 năm 2022
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:....................................................................................................................................................................
****************************************
Thứ sáu, ngày 04 tháng 10 năm 2022
Khu vui chơi số 5
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:....................................................................................................................................................................
******************************************
TTTCM DUYỆT PHTCM DUYỆT
………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………… ..……………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:....................................................................................................................................................................
TTTCM DUYỆT PHTCM DUYỆT
………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………… ..……………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………..
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Biện pháp bổ trợ:....................................................................................................................................................................
******************************************