KẾ HOẠCH ÔN 2 TUẦN - THÁNG 8/2022
Thứ 2/01/08/2022
Tên hoạt động học: Ôn bài thơ “ hoa kết trái”
Thuộc lĩnh vực: PTNN
1.Mục đích yêu cầu
Kiến thức :
-Trẻ thuộc thơ, nhớ tên bài thơ,tên tác giả.
-Trẻ hiểu nội dung bài thơ, biết thể hiện động tác minh họa phù hợp với bài thơ.
Kỹ năng
-Rèn kỹ năng đọc thơ cho trẻ.Rèn kỹ năng chú ý lắng nghe, quan sát, nhận xét, ghi nhớ.
Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây hoa.
2. Chuẩn bị :
- Xắc xô, hình ảnh minh họa bài thơ trên máy vi tính.
- Mũ hoa mướp, hoa cà, hoa mận.
- Củ, quả bằng nhựa, rổ nhựa.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động.
*Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú.
- “Xúm xít, xúm xít”. Cho trẻ hát bài “Màu hoa”
-Trong bài hát có những màu hoa gì?
-Các con còn biết những loại hoa gì nữa ?
-Cô dẫn dắt trẻ vào bài thơ “ hoa kết trái “
*Hoạt động 2: Đọc thơ cho trẻ nghe.
- Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm với nét mặt vui tươi, thể hiện tình cảm yêu thiên nhiên.
- Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
* Cô đọc lần 2 kèm hình ảnh trình chiếu minh họa.
- Hỏi trẻ tên bài thơ,tác giả?
- Giảng giải nội dung bài thơ:
* Cô giải thích từ khó.
- Tim tím: có nghĩa là màu tím nhạt.
- chói chang: là đỏ chói, đỏ rực như lửa.
- Kết trái: Là hoa kết thành quả.
*Đàm thoại:
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
+ Bài thơ nói đến những loại hoa nào ?
- Hoa cà màu gì? Hoa mướp màu gì ? Hoa lựu giống như cái gì ?
- Vì sao các bạn nhỏ không được hái hoa ? Các con sẽ làm gì để bảo vệ cây, hoa.
* Mở rộng: Trong cuộc sống còn có những loại cây hoa nào kết thành quả ? ( gọi 1-2 trẻ kể tên)
+ GD trẻ yêu quý cây xanh và chăm sóc cây để có nhiều hoa thơm, quả ngọt.
* Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô cho cả lớp đọc đồng thanh 1-2 lần.
- Cô cho các tổ đọc, cô theo dõi sửa sai cho trẻ.
- Nhóm bạn trai, bạn gái đọc, cá nhân trẻ đọc thơ.
- Cô động viên, khích lệ trẻ.
- Cả lớp đọc lại 1 lần. Hỏi tên bài thơ, tên tác giả?
*Hoạt động 3 : Trò chơi: “ghép tranh theo nội dung bài thơ ”
-Cô giới thiệu cách chơi , luật chơi
- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần.
- Cô quan sát, nhận xét và động viên trẻ.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Thứ 3/02/08/2022
Tên hoạt động học: Chạy 15m liên tục theo hướng thẳng trong 10 giây
Thuộc lĩnh vực: PTTC
1. Mục đích yêu cầu
Kiến thức :
- Trẻ nhớ tên bài tập, nhớ kĩ thuật động tác.
Kỹ năng :
- Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng, hạy liên tục không nghỉ, khi hạy mắt nhìn thẳng về phía trước. Rèn khả năng phối hợp các giác quan.
Thái độ :
- GD trẻ tinh thần tập thể, cộng tác khi chơi
2.Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ an toàn, cờ đích 4 cái , vạch xuất phát.
3.Tiến hành:
*Hoạt động 1: Khởi động
Cô cho trẻ đi vòng tròn với các kiểu chân( kiễng gót, mũi bàn chân,mép ngoài…) chạy nhanh, chạy chậm, đi thường sau đó về 3 hàng dọc chuyển sang 3 hàng ngang dãn cách đều nhau
*Hoạt động 2: Trọng động
- Bài tập phát triển chung kết hợp với bài hát “ Em yêu cây xanh”
- ĐTNM: động tác chân
- Vận động cơ bản: chạy 15m liên tục theo hướng thẳng trong 10 giây
+ Cho trẻ điểm số chuyển đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau cách nhau 3,5m
+ Cô giới thiệu vận động cơ bản
+ Cô làm mẫu lần 1.
+ Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: Đứng chân trước chân sau trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh của cô bắt đầu chạy. Chạy đều đặn không ngừng nghỉ. Mắt nhìn thẳng về phía trước khi chạy.Khi đến đích từ từ dừng lại nhẹ nhàng về cuối hàng
+ Cho 2 trẻ lên làm thử. Cả lớp quan sát và nhận xét.
+ Trẻ ở 2 hàng lên thực hiện (3 lần), cô bao quát giúp đỡ trẻ.
Trò chơi “Bắt bướm”(3-4 phút)
+ Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi
+ Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ
+ Nhận xét sau mỗi lần trẻ chơi .
*Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cô cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng quanh sân 2 vòng, hít thở không khí trong lành
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Thứ 4 , ngày 03 tháng 08 năm 2022
Tên hoạt động học: Ôn kỹ năng ca hát bài “ Em yêu cây xanh”
Thuộc lĩnh vực: PTTC
1. Mục đích yêu cầu
Kiến thức :
-Trẻ biết tên bài hát ,tên tác giả, hiểu nội dung bài hát
-Trẻ hát đúng giai điệu bài hát
Kỹ năng :
- Chăm chú lắng nghe cô hát và hát đúng giai điệu bài hát “Em yêu cây xanh”
-Trẻ biết cách chơi trò chơi hào hứng tham gia trò chơi
Thái độ :
-Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô và bạn
-Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ các loại cây xanh
2.Chuẩn bị:
- Nhạc bài hát “ Em yêu cây xanh” “ Cây trúc xinh” xắc xô. 1 số đò dùng để xung quanh lớp
3.Tiến hành:
*Hoạt động 1: Ổn định –tổ chức
- Cho trẻ chơi trò chơi gieo hạt
- Gieo hạt để làm gì ?
-Cây xanh có lợi ích như thế nào đối với đời sống con người
- Để có thật nhiều cây xanh các con phải làm gì ?
- Cây xanh ko những mang lại cho chúng ta nhiều bóng mát mà còn đem lại bầu ko khí trong lành .Chính vì vậy nhạc sĩ Hoàng Văn Yến cũng rất yêu quý cây xanh và đã sáng tác nên bài hát “Em Yêu Cây Xanh “Hôm nay cô sẽ dạy CC bài hát này nhé !
*Hoạt động 2: Dạy hát “ Em Yêu Cây Xanh”
- Cô hát lần 1 cho trẻ nghe: hát diễn cảm nhẹ nhàng thể hiện tình cảm khi hát vừa hát vừa đánh nhịp
- Cô giới thiệu tên tác giả bài hát Hoàng Văn Yến
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2: Kết hợp giảng nội dung bài hát: em rất thích trồng nhiều cây xanh để cho con chim nhảy nhót trên cành và cho sân chơi nhiều bóng mát ,cho trường em nhiều hoa đẹp xinh ,và cô giáo dạy em yêu cây xanh cây có hoa quả chín trên cành ,vui mừng vui em sẽ lớn nhanh để mùa xuân mãi mãi đẹp xinh đấy các con . !
+ Dạy trẻ hát
- Cô hát kết hợp đánh nhịp dạy từng câu cho trẻ hát theo cô.
- Sau đó cho trẻ hát cả bài
- Cô mời từng tổ hát.
- Nhóm bạn trai hát.Nhóm bạn gái hát. Cá nhân hát.
- Khi trẻ hát cô chú ý sửa sai câu hát của trẻ
- Lớp chúng mình vừa hát bài hát có tựa đề gì ? ( em yêu cây xanh ).
- Tác giả của bài hát là ai ? ( Chú Hoàng Văn Yến )
- Bài hát nói về điều gì ? ( trẻ trả lời )
*Hoạt động 3: Nghe hát “Cây Trúc Xinh”
- Có một loại cây thuộc họ nhà tre nhưng nhỏ hơn có màu vàng thường hay mọc ở bờ ao .ngày xưa các cô gái thường đứng bên cây trúc để làm duyên trông rất xinh đẹp ,đáng yêu ,và đó cũng chính là nội dung bài hát “cây trúc xinh” mà hôm nay cô sẽ hát cho các con nghe
- Cô hát lần 1
- Cô vừa hát bài hát gì ?
- Bài cây trúc xinh thuộc dân ca vùng nào ?
Bài hát: cây trúc xinh là một bài hát mang âm hưởng dân ca nhẹ nhàng êm ái. Nói về 1 cây trúc mọc ở đầu đình và ví với người con gái dù mọc ở đâu cũng thấy đẹp.
-Lần 2 cô mở nhạc cho trẻ nghe
*Hoạt động 4:Trò chơi “ Ai nhanh hơn ”
- Luật chơi: Mỗi vòng chỉ được một bạn bật vào
- Cách chơi : Cô đặt xuống sàn 5 chiếc vòng, cô mời 6 bạn lên chơi đi xung quanh vòng tròn vừa đi vừa hát, khi hát to đi xa vòng tròn hát nhỏ lại gần vòng tròn, khi nào cô lắc mạnh sắc xô thì các con chạy nhanh vào vòng tròn. Bạn nào không nhanh sẽ phạt nhảy lò cò nhé !
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần.
- Sau mỗi lần trẻ chơi cô nhận xét tuyên dương hoạt động của trẻ..
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Thứ 5 , ngày 04 tháng 08 năm 2022
Tên hoạt động học: Vẽ chùm nho
Thuộc lĩnh vực: PTTM
1.Mục đích yêu cầu
Kiến thức
- Trẻ biết vẽ và tô màu chùm nho theo hướng dẫn của cô.
- Trẻ biết cấu tạo của chùm nho có nhiều quả có dạng hình tròn, cuống là 2 nét thẳng và lá là 2 nét cong nối lại.
Kỹ năng:
-Trẻ biết cầm bút bằng 3 đầu ngón tay của tay phải để vẽ và tô màu.
- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay.
- Phát triển tư duy, óc sáng tạo và thẩm mỹ cho trẻ.
Thái độ :
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm đẹp.
- Trẻ có thái độ tích cực khi tham gia hoạt động.
2.Chuẩn bị :
- Tranh mẫu vẽ hình chùm nho.Một số bài hát về chủ đề hoa quả
- Bảng, giá treo sản phẩm, kẹp sản phẩm. Màu vẽ, giấy vẽ, rổ đựng, bàn, ghế đủ cho cô và mỗi trẻ
3. Tiến hành
*Hoạt động 1: Ôn định tổ chức
-Cô và trẻ cùng đọc bài thơ ăn quả
-Trong bài thơ nhắc đến những loại quả nào?
-Ngoài ra các con còn biết những quả gì nữa ?
-Quan sát – đàm thoại
- Cô có gì đây ? Bức tranh vẽ gì ?Chùm nho như thế nào ?
- Cô vẽ nhiều quả nho có dạng hình gì ? Quả nho có màu gì ?
- Chùm nho còn có gì nữa ? Cuống và lá của chùm nho có màu gì ?
- Cô đã làm thế nào để được bức tranh ? Chúng mình muốn vẽ được bức tranh đẹp thế này không ?
- Để vẽ được chúng mình cùng xem cô hướng dẫn nhé !
*Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ thực hiện
Lần 1 : Cô vẽ mẫu
- Cô đặt bút ở giữa tờ giấy, cô vẽ nhiều đường cong tròn khép kín để làm chùm nho, cô vẽ thêm 2 nét thẳng làm cuống, tiếp theo cô vẽ 2 nét cong nối vào nhau để làm lá.
- Để chùm nho đẹp hơn, cô sẽ tô màu chùm nho, rồi tô màu cuống và lá.
* Hướng dẫn cách tô:
- Cô tô màu thật đều, tô từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, không để màu chờm ra ngoài.
Lần 2 : Cô vẽ và hỏi trẻ kỹ năng
- Để vẽ được chùm nho đẹp hơn, chúng mình cùng xem cô làm mẫu lần nữa nhé!
- Cô ngồi ngay ngắn, cô cầm bút bằng tay nào?
- Cô cầm bút bằng mấy ngón tay? (ngón cái,trỏ,giữa)
- Cô đặt bút ở giữa tờ giấy cô vẽ thành nhiều đường cong tròn khép kín để thành chùm nho, cô đã vẽ được chùm nho rồi đấy.
- Chùm nho còn thiếu gì? Cô vẽ 2 nét thẳng từ trên xuống nối vào chùm nho để làm cuống.
- Bức tranh còn thiếu gì? Sau đó cô vẽ 2 nét cong nối vào nhau bên cạnh cuống chùm nho để làm chiếc lá.
- Để chùm nho đẹp hơn cô còn phải làm gì? Quả nho màu gì?
- Cô chọn màu tím hoặc màu xanh lá cây để tô màu quả nho, tô đều từ trái sang phải, từ trên xuống dưới cho đến hết hình.
- Cô lấy màu nâu để tô màu cuống, màu xanh để tô màu lá. Bây giờ mời các Họa sĩ lớp 4 tuổi b1 cùng vẽ chùm nho nào!
- Cô cho trẻ về chỗ ngồi vẽ . trong khi vẽ cô quan sát, động viên trẻ vẽ
- Trong khi trẻ vẽ, cô mở nhạc nhẹ
*Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm
- Mời các bạn cùng mang tranh lên nào! Con thấy bức tranh của bạn nào đẹp?
+ Tại sao con thích bức tranh đó? Bức tranh này của ai?
+ Để vẽ được những bức tranh đẹp như vậy con đã làm như thế nào?
- Cô nhận xét , tuyên dương và tặng quà bạn vẽ đẹp nhất hội thi
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Thứ 6 , ngày 05 tháng 08 năm 2022
Tên hoạt động học: Khám phá về cây rau
Thuộc lĩnh vực: PTNT
1. Mục đích yêu cầu
Kiến thức :
-Dạy trẻ biết gọi tên của nhiều loại rau khác nhau: rau ăn lá, rau ăn củ,rau ăn quả như : Rau muống, rau mồng tơi, bắp cải, cù rốt, su hào, rau dền, cà chua, cà rốt...và biết lợi ích của chúng.
Kĩ năng:
-Trẻ nhận biết tính đa dạng về hình dạng, kích thước của các loại rau, các món ăn được chế biến từ rau.
- Phát triển khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định.
- Cung cấp vốn từ cho trẻ.Rèn luyện phát âm đúng.
.Thái độ :
-Giáo dục trẻ thích ăn rau và cách chăm sóc, bảo vệ rau
2. Chuẩn bị :
- Hình ảnh trên ti vi về một số loại rau, các món ăn được chế biến từ rau.
- Một số loại rau thật: Rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả.
- Tranh các loại rau cho cháu tô màu.
3.Tiến hành:
*Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Cô cùng trẻ hát bài “Bầu và bí”
- Trò chuyện về nội dung bài hát: Bài hát đã nhắc đến loại rau nào? Đây là loại rau ăn gì? Ở nhà các con có được mẹ nấu cho ăn không? Ngoài bầu và bí các con còn được mẹ nấu cho ăn những loại rau gì nữa?
- Hôm nay chúng ta sẽ cũng nhau tìm hiểu về 1 số loại rau nhé!
*Hoạt động 2: Trò chuyện đàm thoại về một số loại rau
+ Tìm hiểu về một số loại rau ăn lá
- Trên tay cô có rau gì đây?( Cô đưa rau cải xanh thật ra) .Đây là phần gì của rau? (Rễ, thân, lá)
- Con xem lá cải xanh thế nào? To hay nhỏ? Dài hay tròn? Có màu gì?. Ăn rau cải xanh ta ăn phần nào? (Lá)
- Con đếm xem có bao nhiêu cây cải xanh?
- Mẹ thường nấu món nào cho con ăn? (Canh, xào, luộc...)
- Cô trình chiếu các món ăn nấu từ rau cải cho trẻ xem.
+ Nhìn xem cô có rau gì nữa đây? (Rau ngót)
- Rau ngót có những phần gì? (Rễ, thân, lá)
- Lá rau ngót thế nào? Có màu gì? (Lá nhỏ, tròn, có màu xanh)
- Ta ăn phần nào của rau ngót?(Lá) Nấu món nào để ăn?(Canh)
- Trình chiếu cho trẻ xem các món ăn được chế biến từ rau ngót.
- Cho trẻ so sánh cải xanh và rau bồ ngót.
+ Giống: Đều là rau ăn lá.
+Khác: Cải xanh lá to, dài, không có thân.- Bồ ngót lá nhỏ, tròn, nhiều lá trên thân.
- Ngoài 2 loại rau ăn lá này các con còn biết loại rau ăn lá nào nữa?
- Cô trình chiếu cho trẻ xem hình ảnh rau muống, rau khoai, rau cúc, rau mùng tơi...
+Tìm hiểu về một số loại rau ăn quả,củ -Cô đố về quả cà chua
- Cô đưa quả cà chua thật ra. Trên tay cô có gì? (Quả cà chua)
+ Khi chín có màu gì? Còn xanh có màu gì?(Đỏ - Xanh). Vỏ có đặc điểm gì? (Vỏ bóng) – Cho 1 trẻ lên sờ thử.
+Quả có dạng hình gì? (Có dạng hình tròn)
+ Trong ruột quả cà có gì? Hạt ít hay nhiều? Khi ăn ta ăn phần nào?( Trong ruột có nhiều hạt, ăn phần thịt,…)
- Cô bổ quả cà chua ra cho trẻ xem
- Làm món gì để ăn? Ăn có vị gì? (Nấu canh, xào, ăn sống, làm nước sốt...)
- Cô trình chiếu các món ăn được chế biến từ quả cà chua cho trẻ xem.
- Đố các con: “ Củ gì đo đỏ - con thỏ thích ăn?”
+ Củ cà rốt có đặc điểm gì? Dùng để làm gì? (dài, 1 đầu to, 1 đầu nhỏ, màu cam, dùng để nấu ăn)- Cà rốt là loại rau ăn gì? (Rau ăn củ)
- Nấu món ăn gì từ củ cà rốt? (Xào, luộc, nấu canh...)
- Trình chiếu hình ảnh các món ăn từ củ cà rốt cho trẻ xem.
Cô nhấn mạnh: Các loại rau này tuy khác nhau vể tên gọi, đặc điểm… nhưng đều gọi chung là 1 số loại rau. Vì chúng thường được dùng để chế biến thức ăn trong bữa cơm hàng ngày, cung cấp các vitamin, chất bổ cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh, hồng hào, thông minh, học giỏi. vì thế các con nhớ ăn niều các loại rau khi mẹ nấu canh, xào, luộc, ăn sống nữa nhé!
*Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập “Rau gì biến mất”
Cách chơi: - Cô để chung các loại rau, cho trẻ nhắm mắt lại và cô dấu đi 1 hoặc 1 số loại rau, trẻ mở mắt và đoán những loại rau đã biến mất.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
+ Trò chơi 2: “Giơ nhanh đọc đúng”
- Cô phát lô tô các loại rau cho cả lớp, sau đó trẻ dơ theo yêu cầu của cô.
+ Trò chơi 3: “Về đúng nhà”
- Cô thu rổ lô tô và cho mỗi trẻ giữ lại 1 thẻ mà mình yêu thích nhất.
- Cô để 3 ngôi nhà có hình ảnh 3 nhóm rau - Trẻ đi vòng tròn và hát bài trời nắng trời mưa. Khi kết thúc bài hát, bạn nào có lô tô hình gì (Loại rau ăn gì) Thì về đúng nhà có hình ảnh loại rau đó. Trẻ nào về sai nhà, thì phải nhảy lò cò 1 vòng.
* Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
- Trẻ vui hát bài “Em yêu cây xanh” và ra sân chơi.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
II.KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY TUẦN 2 - THÁNG 08/2022
Thứ 2 ngày 08 tháng 08 năm 2022.
- Tên hoạt động học: Khám phá cái thuyền.
- Thuộc lĩnh vực: Phát triển nhận thức.
1. Mục đích yêu cầu.
*Kiến thức:
- Nhận biết đặc điểm đặc trưng của thuyền buồm, một loại PTGT di chuyển trên biển nhờ sức gió .
* Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng đếm và nhận biết các nhóm số lượng tương ứng với chữ số qua trò chơi .
- Luyện sự khéo léo của ngón tay và khiếu thẩm mỹ với kỹ năng vẽ theo nét chấm và tô màu
những chiếc thuyền buồm .
* Thái độ:
- Phát triển ngôn ngữ trí nhớ có chủ định, tư duy, tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
- Giáo dục trẻ chú ý thực hành các bài tập nhận thức.
2. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ hay mô hình các loại thuyền buồm ...
- Một số chiếc thuyền có dán chấm tròn và những cánh buồm hình tam giác có dán chữ số ...
- Tập TH vui và bút màu cho trẻ ...
3. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Cho trẻ hát bài hát “ Em đi chơi thuyền
* Hoạt động 2: Khám phá cái thuyền
- TC " Thuyền và gió ": cô cho trẻ kết nhóm 4 hay 6 trẻ, mỗi nhóm đứng theo hàng dọc nắm vai
nhau làm thành chiếc thuyền ... Khi cô nói "gió thổi "về hướng nào thì tất cả cùng quay về hướng ấy
- Cô hỏi trẻ: " Đố các bạn loại thuyền nào di chuyển được nhờ sức gió? "
- Cho trẻ tự lấy tranh chiếc thuyền buồm, gợi ý cho trẻ quan sát :
+ Chiếc thuyền buồm có gì đẹp?
+ Hình dáng của thuyền buồm ra sao?
+ Những cánh buồm có hình dạng thế nào?
+ Vì sao nói thuyền buồm di chuyển được nhờ sức gió?
+ Di chuyển bằng thuyền buồm có tiện lợi không?
+ Thuyền buồm di chuyển ở đâu?
* Hoạt động 3: Trò chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi TC "Gắn cánh buồm ": cô giới thiệu những chiếc thuyền có dán chấm tròn,
cho mỗi trẻ tự lấy một cánh buồm hình tam giác ( trên cánh buồm có dán chữ số ), cho trẻ đọc chữ
số trên cánh buồm mình đang cầm ...
+ Cách chơi: cô gọi từng nhóm trẻ lên gắn buồm vào thuyền, sao cho cánh buồm có chữ số
tương ứng với số lượng chấm tròn trên thân thuyền ...
+ Có thể tổ chức cho trẻ chơi theo hình thức thi đua: chia trẻ thành 2 nhóm , cô gắn sẵn những
thân thuyền trên bảng ... Cho lần lượt từng trẻ mỗi nhóm lên chọn cánh buồm gắn vào thuyền
có số lượng chấm tròn tương ứng với chữ số trên cánh buồm ...
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả thực hiện, gợi ý cho trẻ tự sửa sai ...
* Hoạt động 4: Ôn luyện
- Thực hành tập TH vui : vẽ theo nét chấm và tô màu những chiếc thuyền buồm ...
+ Gợi ý cho trẻ quan sát những hình ảnh trên trang tập : đếm số lượng các nhóm đối tượng trên hình vẽ , so sánh số lượng ...
+ Gợi ý trẻ vẽ trùng khít với các nét chấm để có hình dạng chiếc thuyền buồm hồn chỉnh,
sau đó lựa chọn bút màu để tô cho đẹp ( tương tự với những con cá dưới biển ... )
- Khuyến khích trẻ cách sử dụng phối hợp các màu sắc sao cho hợp lý , sáng tạo ...
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Thứ 3, ngày 09 tháng 08 năm 2022.
- Tên hoạt động học: Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục.
- Thuộc lĩnh vực: Phát triển thể chất
1. Mục đích yêu cầu.
* Kiến thức
- Trẻ biết đi ngang, bước dồn liên tục trên ghế TD, đầu không cúi và trèo lên xuống ghế nhẹ nhàng.
* Kĩ năng:
- Rèn trẻ kỹ năng trèo lên xuống ghế khéo léo, biết giữ thăng bằng khi đi trên ghế.
* Thái độ:
- Rèn trẻ mạnh dạn, tự tin khi thực hiện bài tập
2.Chuẩn bị:
- Bóng,trống,xắc xô
3.Tiến hành:
*Hoạt động 1:Khởi động.
- Cho trẻ xếp thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi: đi thường, đi nhanh, đi kiễng gót, đi khom lưng, chạy: Chạy nhanh, chạy chậm,theo nhạc bài “ Đèn giao thông”) rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều.
*Hoạt động 2 : Trọng động
Cô và trẻ tập BTPTC kết hợp theo nhạc bài: “ Ngã tư đường phố”
*Vận động cơ bản: “Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục”
- Trẻ điểm số tách hàng thành 2 hàng ngang đối diện nhau:
- Nhìn xem trước mặt các con có gì?.
- Cô giới thiệu: Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục
- Cô thực hiện mẫu 1 lần không phân tích
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích
TTCB: Cô đứng trên ghế hai tay chống hông, đứng ngang, một bước ngắn sau đó cô thu chân trái về sát chân phải và cô cứ tiếp tục bước sang ngang cho tới hết ghế, cô bước từng chân nhẹ nhành xuống đất
-Nếu chân phải ở đầu ghế thì cô bước chân trái trước thu chân phải về sát chân trái
- Mời 2 cháu lên thực hiện
- Lần 1 cô cho trẻ đi bước dồn ngang trên ghế thể dục: Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 2 cháu).
- Lần 2 cô cho trẻ đi bước dồn ngang trên ghế thể dục nhưng ghế dài hơn.
*Trò chơi vđ: Nhảy tiếp sức
Cô phổ biết luật chơi và cách chơi sau đó cho trẻ chơi 1-2 lần
* Hoạt động 3 : Hồi tĩnh
Trẻ làm những chú chim bay nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Thứ 4, ngày 10 tháng 08 năm 2022.
-Tên hoạt động học: Xé dán chiếc thuyền
- Thuộc lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ.
1.Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ biết sử dụng các kĩ năng xé khác nhau như: xé lươn, xé cong, xé dải, xé mảng để tạo thành những chiếc thuyền thúng, thuyền buồm, sóng biển,..
- Trẻ biết cách xé, sắp xếp và dán những con thuyền có cánh buồm, đảo, mặt trời,… biết tạo nên bức tranh thuyền trên biển: thuyền to, nhỏ nhiều màu sắc.
- Trẻ biết có rất nhiều các loại phương tiện giao thông đường thủy như: Tàu thủy, ca nô, thuyền, bè…
* Kĩ năng:
- Cũng cố kỹ năng xé lượn, cong, xé dải, xé mảng và sắp xếp bố cục bức tranh.
- Phát triển sự khéo léo của các ngón tay, phát triển sự sáng tạo trong quá trình xé dán của trẻ.
- Biết cách xé và ghép tạo thành những con thuyền to và nhỏ phía gần , phía xa.
- Trẻ phết hồ mặt trái để dán được hình thuyền, biết phết hồ đều.
* Thái độ:
- Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường biển, có ý thức ngồi ngay ngắn trên các phương tiện giao thông
-Trẻ say mê hứng thú sáng tạo sản phẩm
- Trẻ biết chân trong và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn
2. Chuẩn bị:
+ Giáo viên:
- Tranh xé dán mẫu 3 tranh:
+ Tranh 1: Cảnh đoàn thuyền ra khơi lúc bình minh
+ Tranh 2: Đoàn những con thuyền giữ biển trưa mênh mông
+ Tranh 3: Cảnh đoàn thuyền trở về lúc hoàng hôn
- Nhạc bài hát: Em đi chơi thuyền, Bé yêu biển lắm.
+ Đồ dùng của trẻ:
Giấy A4, mẹt, khung gỗ , giấy màu, hồ gián, khăn lau tay …..
3. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1: Trò chuyện gợi hứng thú:
Hôm nay cô và các con cùng đến thăm một làng nghề ven biển, làng này có tên gọi là làng chài, họ sống bằng nghề đánh cá đấy. Ai biết gì về công việc của các ngư dân làng chài?
Cho trẻ biết: Hàng ngày họ dong thuyền ra khơi đánh bắt cá từ lúc bình minh, và khi hoàng hôn buông xuống, họ trở về với những khoang thuyền đầy ắp cá biển.
Nào, chúng ta cùng hát Em đi chơi thuyền và đến với làng chài!
* Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu, đàm thoại.
Sao mọi người ở làng chài đi đâu hết rồi nhỉ? Chắc là họ dong thuyền ra khơi đánh cá cả rồi. Chúng ta đến thăm nhà truyền thống của làng nhé.
- Các con cùng quan sát xem nhà truyền thống của làng chài có gì?
- Những bức tranh này mô tả cảnh gì? Dùng nguyên vật liệu gì và bằng cách nào để tạo nên các bức tranh?
* Tranh 1: Cảnh đoàn thuyền ra khơi lúc bình minh:
- Bức tranh này miêu tả cảnh biển vào thời điểm nào? Vì sao con biết? Con đặt tên cho bức tranh này là gì?
- Thuyền được xé như thế nào? Sử dụng nguyên vật liệu gì?
- Thân thuyền dùng cách xé nào? Sử dụng những màu gì để xé thân thuyền? Còn cánh buồm xé như thế nào? Sử dụng màu gì?
* Tranh 2: Cảnh những con thuyền trên biển trưa mênh mông:
- Bức tranh này miêu tả cảnh biển vào thời điểm nào? Biển buổi trưa như thế nào?
- Thuyền ở gần như thế nào? Còn thuyền ở xa thì như thế nào?
- Con đặt tên bức tranh này là gì?
* Tranh 3: Cảnh đoàn thuyền trở về lúc hoàng hôn:
- Bức tranh này miêu tả cảnh biển vào thời điểm nào? Vì sao con biết? Những con thuyền lúc này như thế nào?
- Theo con bức tranh này đặt tên là gì?
Chúng ta đến thăm làng chài mà quên không mang quà rồi, nhưng chúng ta đã có giấy màu và cả hồ dán nữa, theo các con hôm nay chúng ta sẽ làm món quà gì để tặng các bác ngư dân làng chài?
- Tranh thủ lúc các bác ngư dân đi đánh cá chưa về, các con cùng xé dán những bức tranh “Xé dán thuyền trên biển” thật đẹp để khi tối đến, các bác ngư dân và thuyền cá của họ trở về chúng mình cùng mang tặng họ, họ sẽ rất vui đấy.
+ Con định xé dán bức tranh gì?
+ Sử dụng nguyên vật liệu gì?
+ Thân thuyền màu gì? Xé như thế nào? Cánh buồm của con sẽ có màu gì? Xé như thế nào?
+ Thuyền ở gần như thế nào? Còn thuyền ở xa xé như thế nào?
+ Con sẽ xé thêm gì để có bức tranh đẹp?
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện:
- Hát “Em yêu biển” trẻ ngồi thành 4 nhóm để thực hiện. (Cô mở nhạc nhẹ).
Cô quan sát, hỏi cá nhân trẻ:
- Con xé loại thuyền gì?
- Con định làm bằng những nguyên vật liệu gì?
- Thân thuyền con dùng màu gì? Xé như thế nào?
- Cánh buồm dùng màu gì? Sóng nước con định xé như thế nào?
- Con định xé thêm những gì để bức tranh thêm đẹp?
- Con đặt tên bức tranh là gì?
* Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm:
- Trẻ hát “Em yêu biển lắm” và bày sản phẩm.
- Con thích bức tranh nào nhất? Vì sao? Đây là bức tranh của bạn nào? Con đặt tên cho bức tranh này là gì? (Hỏi 4 – 5 trẻ)
- Cô nhận xét chung, tuyên dương những trẻ làm tốt, chỉ ra những sản phẩm còn chưa được hoàn thiện để lần sau trẻ cố gắng hơn.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Thứ 5 ngày 11 tháng 08 năm 2022.
- Tên hoạt động học: Kể chuyện cho trẻ nghe “ Chiếc thuyền nan”
- Thuộc lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ.
1.Mục đích yêu cầu
Kiến thức:
-Trẻ hiểu nội dung chuyện,biết tên truyện,tên các nhân vật trong truyện.
Kỹ năng:
-Trẻ biết bắt chiếc được giọng nói của các nhân vật.
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô to ,rõ ràng,mạch lạc,không ngọng.
Thái độ :
-Trẻ biết vâng lời người lớn.
2.Chuẩn bị:
- Tranh minh họa truyện “Chiếc thuyền nan”.
-Bức tranh vẽ thuyền nan
- Truyện trên vi tính.
3.Tiến hành
* Hoạt động 1:Ổn định tổ chức,gây hứng thú
-Cô và trẻ cùng hát bài hát “ Em đi chơi thuyền”
-Chúng mình vừa hát bài hát gì?
-Bài hát nói đến PTGT nào?
-Cô giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Cô kể chuyện cho bé
- Cô kể diễn cảm lần 1 (thể hiện qua cử chỉ, nét mặt, điệu bộ)
+ Cô vừa kể câu chuyện gì?
+ Cô tóm tắt nội dung câu truyện, giảng từ khó cung cấp từ mới: Ở một làng nghèo ven biển có hai mẹ con nhà nọ sống bằng nghề đánh bắt cá. Hàng ngày hai mẹ con đan thuyền nan. Sau khi thuyền nan được đan xong thì mẹ ra khơi đánh cá. Vì không thấy mẹ về khi trời đã gần tối nên bé Hoa đã rất lo lắng, bé chạy ra bờ biển để tìm mẹ. Và nụ cười lại rạng ngời trên khuôn mặt của bé Hoa khi bé nhìn thấy chiếc thuyền nan của mẹ đang cập bến
- Cô kể diễn cảm lần 2 kết hợp với tranh minh họa
*Đàm thoại, trích dẫn
- Cô vừa kể câu truyện có tên là gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Khi mẹ đan thuyền Hoa đưa gì cho mẹ?
- Bé Hoa đã chơi gì khi mẹ không có ở nhà?
- Trời xế chiều mẹ đã về nhà chưa?
- Các con thấy bé Hoa có ngoan không? Vì sao?
- À! Bé Hoa là một cô bé rất ngoan, bé đã
biết nhặt nan tre giúp mẹ đan thuyền, không
chỉ vậy bé còn biết lo lắng cho mẹ khi
không thấy mẹ về.
- Bé Hoa rất yêu thương mẹ phải không các
con? Còn các con? Các con có yêu thương
mẹ của mình không? Yêu thương mẹ các con phải làm gì?
=> giáo dục trẻ: để cho mẹ luôn vui, buổi sáng thức dậy các con nhớ không được quấy khóc, vui
vẻ đến trường và đặc biệt các con nhớ là
phải ăn ngoan ngủ ngoan để mẹ không phải
lo lắng gì cho chúng mình nhé! Cô chúc các
con sẽ luôn là những bé ngoan của mẹ.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Cô cho trẻ xem lại câu truyện qua máy vi tính.
-Cô động viên khuyến khích tuyên dương trẻ .
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Thứ 6, ngày 12 tháng 08 năm 2022.
- Tên hoạt động học: Dạy kĩ năng ca hát “Em đi chơi thuyền”
- Thuộc lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ.
1.Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát và bài “Em đi chơi thuyền”. Hứng thú nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô.
* Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng hát theo nhạc và sự chú ý lắng nghe cho trẻ.
* Thái độ:
- Trẻ biết ngồi ngoan khi đi thuyền, tàu xe, ngồi học ngoan, chú ý…
2. Chuẩn bị
- Đàn ghi sẵn nhạc bài hát “Em đi chơi thuyền”, “Lý kéo chài”, mũ chóp kín.Trang phục cho trẻ gọn gàng.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cả lớp đọc bài thơ "Cô dạy con". Hỏi trẻ: Các con vừa đọc bài thơ gì?
+ Trong bài thơ nói đến những loại PTGT nào? Chạy trên đường nào?
* Hoạt động 2: Dạy hát bài “Em đi chơi thuyền”.
- Không chỉ có những bài thơ hay viết về các PTGT mà còn có những bài hát viết về các PTGT nữa đấy. Hôm nay, cô sẽ cho cả lớp chúng mình cùng hát 1 bài hát đó là bài “Em đi chơi thuyền”. Các con có thích không. Giờ cả lớp hãy cùng lắng nghe cô hát nhé!
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần không nhạc.
- Lần 2 cô hát theo nhạc đàn. Hỏi trẻ:
+ Cô vừa hát bài hát gì? Trong bài hát nói về PTGT gì? Thuyền là PTGT đường gì? Trong bài hát nói em bé đi chơi gì?
+ Thuyền của em bé là thuyền gì? Thuyền con Vịt thì làm sao?
+ Thuyền con rồng thì làm sao? Em bé có thích đi chơi thuyền không?
+ Thế khi ngồi trên thuyền, tàu xe thì các con phải như thế nào? Cô giáo dục trẻ biết ngồi ngoan khi ngồi trên thuyền, tàu xe…
* Hoạt động 3: Nghe hát bài “Lý kéo chài”.
- Cô giới thiệu tên bài hát, làn điệu dân ca.
- Hát cho trẻ nghe một lần theo nhạc.
- Hỏi trẻ: Cô vừa hát bài gì? Dân ca vùng nào? Nội dung bài hát như thế nào?
- Lần 2 cô mở đĩa cho trẻ nghe: Khuyến khích trẻ hát và hưởng ứng cảm xúc cùng cô.
* Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh.
- Cô nêu cách chơi và luật chơi cho trẻ.
- Nghe tiếng động cơ đoán tên phương tiện và hát bài có phương tiện đó .
- Cho trẻ chơi 3 - 4 lần, cô động viên khuyến khích trẻ.
* Kết thúc hoạt động:
- Cho trẻ làm tiếng của các phương tiện giao thông đi ra ngoài.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
KẾ HOẠCH RÈN NỀ NẾP THÁNG 8/2022
( Thời gian thực hiện từ 15/08-31/082022)
I.Mục đích , yêu cầu
* Kiến thức: - Trẻ nhớ được vị trí chỗ ngồi, tổ, ký hiệu đồ dùng cá nhân trẻ .
- Biết chỗ để đồ dùng cá nhân.
- Thuộc các bài múa, hát cô dạy để chuẩn bị cho khai giảng.
* Kỹ năng: - Lấy cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
- Có ý thức giờ nào việc nấy.
* Thái độ: - Hứng thú khi đến lớp, phấn khởi khi nhận được đồ dùng ký hiệu mới.
II Chuẩn bị:
1- Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo viên soạn bài, lập kế hoạch rèn nề nếp, thói quen, tập văn nghệ
- Chuẩn bị sơ đồ chỗ ngồi, tổ, ký hiệu đồ dùng cá nhân cho trẻ.
- Các bài hát, nhạc, đạo cụ .
2- Chuẩn bị của phụ huynh:
- Phụ huynh kết hợp với cô giáo để giúp trẻ thoải mái vui vẻ khi đến lớp.
- Đóng góp một số nguyên vật liệu cho lớp như : sách báo, tranh ảnh cũ có liên quan tới chủ đề
- Kết hợp với giáo viên giúp trẻ nhớ ký hiệu, chỗ để đồ dùng, thuộc các bài hát múa.
3- Chuẩn bị của trẻ
- Trẻ có tâm thế thoải mái qua học bằng chơi, chơi mà học.
- Trẻ có hứng thú phấn khởi tham gia các trò chơi.
III Kế hoạch tuần 1: 15/08 - 20/08/2022
Hđ
|
Thứ hai
15/8/2022
|
Thứ ba
16/8/2022
|
Thứ tư
17/8/2022
|
Thứ năm
18/8/2022
|
Thứ sáu
19/8/2022
|
Đón trẻ
|
- Đón trẻ vào lớp, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ( kí hiệu của trẻ và trò truyện với phụ huynh về nề nếp thói quen của trẻ).
- Hướng trẻ vào các nhóm chơi
- Chuẩn bị các hoạt động trong ngày.
|
Thể dục sáng
|
1. Khới động: Cho trẻ đi vòng tròn , kết hợp các kiếu đi.. về đội hình bốn hàng ngang.
2. Trọng động: Tập bài tập phát triển chung( Tập 4L X 8N)
- Hô hấp 2: Thổi nơ bay
- Tay 1: Hai tay đưa ra trước, lên cao.
- Chân 2: Ngồi khụy gối
- Bụng 1: Đứng quay thân sang bên 900
- Bật 3: Bật tách, khép chân
3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng về lớp.
( Tập kết hợp với bài: Nắng sớm)
|
HĐ học
|
Rèn thói quen nề nếp trong thể dục sáng
|
Nhận ký hiệu khăn, ca
|
Rèn đội hình
xếp hàng
|
Rèn lễ giáo
|
Trang trí lớp chào năm học mới
|
HĐNT
|
- Quan sát trường học: Các phòng ban: Bảo vệ, nhà bếp, phòng hiệu trưởng, hiệu phó, kế toán
- TCVĐ: Bật ô đọc số, xi ba khoai, lộn cầu vồng, bỏ giẻ
- Chơi tự do
|
vệ sinh, ăn, ngủ
|
- Vệ sinh: Chuẩn bị : nước ấm, khăn mặt, xà phũng để trẻ làm vệ sinh trước khi ăn ( cô chú ý cỏc thao tỏc rửa tay, rửa mặt của trẻ.
Giờ ăn: Chuẩn bị : Kê bàn, Đĩa, khăn lau tay, thỡa (Trẻ ăn trật tự, không rơi vói, ăn hết xuất).
Giờ ngủ: Chuẩn bị: Kê giát giường,chăn, chiếu, gối cho trẻ ngủ.
Trẻ rửa tay, rửa mặt trước khi ăn cơm và khi thấy bẩn. Đánh răng sau khi ăn cơm.
|
HĐ Góc
|
1- Góc đóng vai: Trẻ chơi TC bán hàng, náu ăn.
+ Chuẩn bị: đc quần, áo, mũ ,dày dép...; Nồi, chảo, bát , đĩa....- > Tranh cung cấp kiến thức
2- Góc nghệ thuật: Múa hát các bài về trường, lớp, Trang trí đồ chơi
+ Chuẩn bị: Tranh rỗng, nguyên học liệu: Len, giấy màu vụn, xốp, vải vụn...
3- Góc xây dựng: Xây lớp học của bé.
+ CB: đồ chơi xây dựng, -> Tranh cung cấp kiến thức
4- Góc học tập: Ai nhanh nhất, hãy giúp tôi, xếp theo chuỗi logic
Chuẩn bị: Quân rời, bảng biểu, -> tranh mẫu
5- Góc Thiên nhiên: Trẻ chơi với nước, cát và chăm sóc cây xanh...
+ Chuẩn bị: Nước, giẻ lau, cây...
6- Góc sách truyện: - Đọc thơ, kể truyện, đồng dao. Đọc thơ chữ to.
+ Chuẩn bị: Truyện tranh, thơ chữ to, tranh dời
7- Góc thể chất: Vui khỏe cùng bé
+ Trẻ chơi các đồ chơi trong góc thể chất: Tết bện, cầu lông, đá cầu...
|
HĐ Chiều
|
Làm quen các góc chơi
|
- Nhận ký hiệu tủ đồ dùng cá nhân trẻ.
- Chơi tự do.
|
- Rèn kỹ năng chơi góc học tập
|
- Rèn trẻ cách rửa mặt.
- Chơi tự do.
|
- Liên hoan văn nghệ
- Nêu gương cuối tuần.
|
Trả trẻ
|
- Chuẩn bị đầu tóc quần áo gọn gàng cho trẻ
Cất đồ dùng, sắp xếp đồ chơi gọn gàng
- Trao đổi với phụ huynh về việc chăm sóc giáo dục trẻ - Những vấn đề phụ huynh cần lưu ý khi đưa trẻ đến lớp khi thời tiết thay đổi.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thứ 2 ngày 15/08/2022
Rèn trẻ thói quen nề nếp trong thể dục sáng
1. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết phân biệt các hiệu lệnh của cô và thực hiện một cách có nề nếp.
* Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thực hiện các động tác thể dục sáng theo hiệu lệnh của cô.
* Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động
- Giáo dục trẻ tính kỉ luật trong học tập.
2. Chuẩn bị :
- Sân chơi rộng , thoáng mát an toàn.
- Xắc xô.
3. Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Ai đoán giỏi
- Cô cho trẻ ngồi gần cô chơi trò chơi oản tù tì => ra tranh các bạn đang tập thể dục sáng
- Đàm thoại: Các bạn đang làm gì? Khi tập các bạn làm theo hướng dẫn của ai?
Khi cô ra hiệu lệnh cháu sẽ làm gì?
*Hoạt động 2: Nghe tinh làm đúng.
- Cô giới thiệu địa điểm khi tha gia thể dục sáng và chiếc xắc xô.
- Cô thỏa thuận với trẻ về các hiệu lệnh của xắc xô: khi nghe tiếng xắc xô dồn dập, trẻ sẽ xếp thành 3 hàng dọc.
- Xắc xô theo nhịp, trẻ đi theo cô. Xắc xô giơ cao trẻ sẽ đi bằng mũi bàn chân.
- Xắc xô đưa xuống thấp trẻ sẽ đi bằng gót chân.
- Khi xắc xô hiệu lệnh dồn thì chạy chậm và dồn nhanh thì chạy nhanh sau đó về đội hình
- Cho trẻ thực hiện theo các hiệu lệnh cô đã qui định
- Cô cho trẻ đứng theo hàng ngang và thực hiện tập bài tập thể dục sát
*Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ chơi trò chơi con muỗi.
- Dùng hiệu lệnh xắc xô đồng thời hướng dẫn trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Thứ 3/16/08/2022
Nhận ký hiệu khăn, ca
1.Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ được ký hiệu khăn, ca của mình và biết chỗ cất ca, cất khăn của mình.
* Kiến thức:
- Có kỹ năng cất ca, gấp khăn đúng kỹ thuật.
* Kiến thức:
- Trẻ hào hứng khi được nhận ca và khăn mới
2. Chuẩn bị
Giá khăn, ca có ký hiệu đủ với số trẻ.
3. Tổ chức hoạt động
*Hoạt động 1: Đồ dùng của bé
- Cho trẻ kể tên đồ dùng ở lớp.
- Cô giới thiệu về khăn, ca có ký hiệu.
- Cho trẻ quan sát cách phơi khăn, cất ca đúng tổ.
* Hoạt động 2: Trẻ nhận ký hiệu khăn, ca
- Cô cho từng trẻ lên lấy ca theo ký hiệu cô yêu cầu. Cho trẻ quan sát đặc điểm ký hiệu của mình: chữ gì? màu gì?
- Quan sát cách xếp ca theo tổ.
- Thực hành: Thi đua xem ai lấy đúng ký hiệu và xếp ca theo hiệu lệnh của cô.
- Cho trẻ lên chọn khăn theo đúng với ký hiệu giống với ca mà trẻ vừa chọn. => Cô kiểm tra.
- Hường dẫn trẻ cách gấp khăn và treo khăn vào giá đúng tổ.
* Hoạt động 3: Hoa của bé
- Cô tuyên dương trẻ bằng cách tặng mỗi trẻ 1 bông hoa cắm vào đúng ký hiệu của ống cờ.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Thứ 4 ngày 17/8/2022
Rèn đội hình xếp hàng
1. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ biết cách xếp hàng dọc, hàng ngang, đi theo đội hình vòng tròn.
* Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng quay phải quay trái, đằng sau theo hiệu lệnh.
* Thái độ:
- Trẻ thích được tham gia hoạt động tập thể.
2. Chuẩn bị:
- Sân rộng, sạch, xắc xô.
3. Tổ chức hoạt động
*Hoạt động 1: Bé xếp hàng
- Cô cho trẻ thi đua xếp hàng theo tổ.
- Cô yêu cầu bạn bé đứng phía trên bạn lớn đứng phía sau.
- Khi trẻ đã xếp hàng 3 tổ cô cho trẻ đi chơi rồi lại xếp lại cho trẻ nhớ chỗ của mình.
*Hoạt động 2: Làm theo hiệu lệnh
- Cô ra hiệu lệnh lắc 1 tiếng xắc xô trẻ để tay lên vai bạn, 2 tiếng trẻ hạ tay xuống. Cho trẻ làm nhiều lần và nhắc trẻ dãn hàng cách đều.
- Cô dạy trẻ cách xác định hướng phải, trái, trước, sau của trẻ
- Cho trẻ quay phải, quay trái, đằng sau theo yêu cầu của cô. Đi theo đội hình vòng tròn...
- Chuyển đội hình hàng ngang, hàng dọc, dồn hàng, dãn hàng.
*Hoạt động 3: Thư giãn
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng sân rồi vào lớp.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Thứ 5/18/8/2022
Rèn lễ giáo
1. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ biết thực hiện một số lễ giáo khi đến trường về nhà và các hành vi văn minh trong giờ ăn.
* Kỹ năng:
- Trẻ biết sử dụng cỏc câu nói như thưa, gửi, chào hỏi lễ phép....
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ có thói quen lễ giáo và vệ sinh văn minh.
2. Chuẩn bị
- Nhạc bài hỏt: Bộ là bộ ngoan
- Tranh ảnh hành vi văn minh khi nhận đồ và khi ăn uống
3. Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Tiếng chào theo em
- Cho trẻ hát bài “Tiếng chào theo em”
- Đàm thoại: Bài hát nói lên điều gỡ? Khi nào cỏc con chào hỏi?
*Hoạt động 2: Con ngoan của mẹ
- Cô giới thiệu một số lễ giáo khi đến trường và về nhà biết chào cụ, chào mẹ, ụng bà, anh chị.
- Cô thường xuyên nhắc nhở hàng ngày để trẻ thực hiện.
- Cho trẻ xem tranh ảnh về lễ giỏo.
- Cho trẻ quan sát một số tranh ảnh về giờ ăn và đàm thoại cùng trẻ: Bạn đang làm gỡ? Bạn đó vệ sinh chưa? Theo con phải làm như thế nào?
- Dạy trẻ thực hiện các hành vi văn minh: ho biết che miệng, không vứt rác bừa bói, khụng núi chuyện khi ăn, không làm rơi cơm...
*Hoạt động 3: Tiếng chào theo em
- Múa hát bài “Bé là bé ngoan”
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Thứ 6/19/8/2022
Trang trí lớp chuẩn bị khai giảng
1. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ có tâm thế thỏai mái, phấn khởi cùng cô trang trí lớp đón năm học mới.
* Kỹ năng:
- Biết trang trí lớp mình đẹp, phù hợp với ngày khai trường.
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu trường lớp, thích đi học.
2. Chuẩn bị
- Video về 1 số hoạt động trong ngày khai giảng, thẻ số 5, 9
- Giấy màu, kéo, hồ dán, bóng bay...
3. Tổ chức hoạt động
*Hoạt động 1: Trò chuyện về ngày khai giảng
- Chơi TC: Oẳn tù tì đoán số: 5,9
- ĐT: Ngày 5/9 là ngày gì? => Ngày hội đến trường là ngày đầu tiên của năm học mới.
- Ngày khai giảng có những hoạt động nào?
*Hoạt động 2: Chào năm học mới
- Cho trẻ xem video 1 số hoạt động trong ngày khai giảng.
- ĐT: Con thích ngày khai giảng không? Vì sao con thích? Con thích làm gì để chào mừng ngày khai giảng?
- Cho trẻ về nhóm ngồi làm dây xúc xích, làm hoa, bóng bay...=> Cô cùng trẻ căng dây xúc xích trong lớp, ngoài hiên.
*Hoạt động 3: Ngày vui của bé
- Trẻ biểu diễn bài hát: Ngày vui của bé
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
IV Kế hoạch tuần 4: 22/08 - 27/08/2022
Hđ
|
Thứ hai
22/8/2018
|
Thứ ba
23/8/2018
|
Thứ tư
24/8/2018
|
Thứ năm
25/8/2018
|
Thứ sáu
26/8/2018
|
Đón trẻ
|
- Đón trẻ vào lớp, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. Trò truyện với phụ huynh về nề nếp thói quen của trẻ.
- Hướng trẻ vào các nhóm chơi
- Nghe hát bài: Vui tớ trường, ngày vui của bé...
|
Thể dục sáng
|
1. Khới động: Cho trẻ đi vòng tròn , kết hợp các kiếu đi.. về đội hình bốn hàng ngang.
2. Trọng động: Tập bài tập phát triển chung( Tập 4L X 8N)
- Hô hấp 2: Ngửi hoa
- Tay 1: Hai tay sang ngang gập khuỷu tay.
- Chân 2: Chân ra trước khuỵu gối
- Bụng 1: Nghiêng người sang 2 bên
- Bật 3: Bật chum tách chân
3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng về lớp.
( Tập kết hợp với bài: Nắng sớm)
|
HĐ học
|
Rèn kỹ năng rửa tay
|
Rèn kỹ năng rửa mặt
|
Xếp chỗ ngồi, chia tổ
|
Rèn nề nếp uống sữa
|
Đọc thơ: Bé đừng mút tay
|
HĐNT
|
- Quan sát 1 số cây cảnh trong vườn trường: Cây xoài, cây khế, cây đa lan, cây hoa dâm bụt
- TCVĐ: Bật ô đọc số, xi ba khoai, lộn cầu vồng, bỏ giẻ
- Chơi tự do
|
vệ sinh, ăn, ngủ
|
- Vệ sinh: Chuẩn bị : nước ấm, khăn mặt, xà phũng để trẻ làm vệ sinh trước khi ăn ( cô chỳ ý cỏc thao tỏc rửa tay, rửa mặt của trẻ.
Giờ ăn: Chuẩn bị : Kê bàn, Đĩa, khăn lau tay, thỡa (Trẻ ăn trật tự, không rơi vói, ăn hết xuất).
Giờ ngủ: Chuẩn bị: Kê giát giường,ch¶i chiếu, gối cho trẻ ngủ.
Trẻ rửa tay, rửa mặt trước khi ăn cơm và khi thấy bẩn. Đánh răng sau khi ăn cơm.
|
HĐ Góc
|
1- Góc đóng vai: Trẻ chơi TC bán hàng, náu ăn.
+ Chuẩn bị: đc quần, áo, mũ ,dày dép...; Nồi, chảo, bát , đĩa....- > Tranh cung cấp kiến thức
2- Góc nghệ thuật: Múa hát các bài về trường, lớp, Trang trí đồ chơi
+ Chuẩn bị: Tranh rỗng, nguyên học liệu: Len, giấy màu vụn, xốp, vải vụn...
3- Góc xây dựng: Xây lớp học của bé.
+ CB: đồ chơi xây dựng, -> Tranh cung cấp kiến thức
4- Góc học tập: Ai nhanh nhất, hãy giúp tôi, xếp theo chuỗi logic
Chuẩn bị: Quân rời, bảng biểu, -> tranh mẫu
5- Góc Thiên nhiên: Trẻ chơi với nước, cát và chăm sóc cây xanh...
+ Chuẩn bị: Nước, giẻ lau, cây...
6- Góc sách truyện: - Đọc thơ, kể truyện, đồng dao. Đọc thơ chữ to.
+ Chuẩn bị: Truyện tranh, thơ chữ to, tranh dời
7- Góc thể chất: Vui khỏe cùng bé
+ Trẻ chơi các đồ chơi trong góc thể chất: Tết bện, cầu lông, đá cầu...
|
HĐ Chiều
|
- Kể chuyện: Bé hiền đi học mẫu giáo
|
- Rèn kỹ năng rửa tay
- Chơi tự do.
|
- Rèn kỹ năng chơi trong góc
|
- Rèn trẻ cách rửa mặt.
- Chơi tự do.
|
- Liên hoan văn nghệ
- Nêu gương cuối tuần.
|
Trả trẻ
|
- Chuẩn bị đầu tóc quần áo gọn gàng cho trẻ
Cất đồ dùng, sắp xếp đồ chơi gọn gàng
- Trao đổi với phụ huynh về việc chăm sóc giáo dục trẻ - Những vấn đề phụ huynh cần lưu ý khi đưa trẻ đến lớp khi thời tiết thay đổi.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thứ 2/22/8/2022
Rèn kỹ năng rửa tay
1. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ được ôn luyện cách rửa tay đúng quy trình.
* Kỹ năng:
- Trẻ có thao tác rửa tay đúng kỹ thuật.
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và có thói quen rửa tay khi bẩn và sau khi đi vệ sinh.
2. Chuẩn bị
- Xà phòng, khăn lau, nước.
3. Tổ chức hoạt động
*Hoạt động 1: Đôi tay của bé
- Trò chuyện với trẻ về đôi tay của bé
ĐT: Muốn cho đôi tay luôn sạch sẽ thì các con phải làm gì? Các con tay khi nào?
*Hoạt động 2: Bé rửa tay
- Cô cho trẻ nói lại cách rửa tay
- Trẻ rửa mô phỏng cùng cô 2 lần.
- Trẻ thực hiện: Cô cho 4 bạn đi rửa tay
- Cô quan sát và sửa sai cho trẻ khi thực hiện.
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, biết rửa tay khi bẩn và sau khi đi vệ sinh.
*Hoạt động 2: Tay đẹp
- Cô và trẻ vận động bài: Đôi tay xíu xíu
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Thứ 3/23/8/2022
Rèn kỹ năng rửa mặt
1. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ được ôn luyện cách rửa mặt.
* Kỹ năng:
- Trẻ có thao tác rửa mặt đúng.
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và có thói quen rửa mặt khi bẩn và sau khi ăn.
2. Chuẩn bị
- Giá khăn, chậu đưng khăn.
3. Tổ chức hoạt động
*Hoạt động 1: Hiểu biết của bé
- Trò chuyện với trẻ về khuôn mặt của bé.
- ĐT: Muốn cho khuôn mặt mình luôn xinh xắn, sạch sẽ thì chúng ta phải làm gì? Các con thường rửa mặt khi nào?
*Hoạt động 2: Bé rửa mặt.
- Cô cho trẻ nói lại cách rửa mặt
- Trẻ rửa mô phỏng cùng cô 2 - 3 lần.
- Trẻ thực hiện (cô lần lượt cho từng tổ xếp hàng rửa mặt)
- Cô bao quát xem trẻ lấy đúng kí hiệu khăn của trẻ chưa và sửa sai cho trẻ khi thực hiện.
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, biết rửa mặt trước khi ăn cơm, khi mặt bẩn
*Hoạt động 3: Khuôn mặt xinh
- Cô và trẻ vận động bài: Tập rửa mặt 2->3 lần
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Thứ 4/24/8/2022
Xếp chỗ ngồi, chia tổ
1. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ được chỗ ngồi của mình
* Kỹ năng:
- Trẻ biết tổ của mình là tổ mấy, có những bạn nào, Ai là tổ trưởng của tổ.
* Thái độ:
-Trẻ hứng thú với bạn ngồi cạnh và các bạn trong lớp.
2. Chuẩn bị
- Danh sách, sơ đồ chỗ ngồi, bài hát
3.Tổ chức hoạt động
*Hoạt động 1: Tên bạn trong lớp
- Cô trò chuyện với trẻ về tên lớp, tên cô giáo.
- Cho trẻ quan sát xem lớp có bạn mới, cô giới thiệu tên các bạn mới
*Hoạt động 2: Xếp chỗ, chia tổ
- Cô xếp lần lượt cho trẻ bé ngồi theo hình chữ u.
- Chia thành 3 tổ và phân công tổ trưởng cho mỗi tổ.
- Cho trẻ giới thiệu tên từng thành viên trong tổ. = > Cho trẻ quan sát các thành viên trong tổ mình.
*Hoạt động 3: Ai nhanh hơn
- Cô giới thiệu tên: Ai nhanh hơn
- Cách chơi: Trẻ đứng dậy ra khỏi chồ vừa đi vừa hát khi nhạc dừng trẻ chạy nhanh về chỗ ngồi của mình. Nếu ai ngồi không đúng chõ sẽ bị loại 1 lần chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 lần.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Thứ 5/25/8/2022
Rèn nề nếp khi uống sữa
`1. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết đúng ca và đội hình khi lên uống sữa, biết lau miệng khi uống sữa xong...
* Kỹ năng:
- Hình thành cho trẻ có kỹ năng ghi nhớ có chủ đích.
* Thái độ:
- Giáo dục cho trẻ có nề nếp, tác phong khi lên uống sữa..
2. Chuẩn bị
- Ca, khăn, chậu, xô, bàn, khăn lau.
3. Tổ chức hoạt động
*Hoạt động 1: Đồ dùng của bé
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: Cái gì xuất hiện.
- Cho trẻ chọn đồ dùng theo yêu cầu của cô.
*Hoạt động 2: Thực hành uống sữa
- Cho trẻ ngồi theo hình chữ u. Cho trẻ nói tên ký hiệu khăn, ca của mình.
- Gọi 5 trẻ lên lấy ca, cô chia sữa => Trẻ uống xong, rèn trẻ cất ca vào xô, lấy khăn lau miệng.
- Giáo dục trẻ thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng đúng khăn, ca của mình để bảo vệ sức khỏe
*Hoạt động 3: Vui cùng bé
- Múa hát bài: Đánh răng
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Thứ 6/26/8/2022
Bé đừng mút tay
1. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ biết được trong móng tay có rất nhiều vi khuẩn, không nên cho tay vào miệng
* Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ nề nếp thói quen vệ sinh khi tay bị bẩn
* Thái độ:
- Thông qua bài thơ giáo dục trẻ luôn giữ gìn cho tay chân sạch sẽ.
2. Chuẩn bị
- Tranh bài thơ bé đừng mút tay
3. Tổ chức các hoạt động
*Hoạt động 1: Đôi bàn tay xinh
- Trò chơi: Năm ngón tay chơi 2 lần)
- ĐT : Bàn tay của các con đâu? Một bàn tay có mấy ngón tay? Tay các con dùng để làm gì? Khi tay các con bẩn phải làm gì?
*Hoạt động 2: Bé đừng mút tay
- Cô cho trẻ xem tranh bài thơ “Bé đừng mút tay”
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ 1 lần
- Giảng nội dung: “Em bé trong bài thơ cứ cho tay vào miệng nên rất mất vệ sinh, mà móng tay có rất nhiều những con con vi trùng, vi khuẩn ở trong đó, rất dễ gây cho bé bị đau bụng, ốm mà phải đi bệnh viện đó”
- Cô đọc lần 2 kết hợp với tranh. Cho trẻ đọc cả lớp, tổ nhóm, cá nhân -> Chú ý rèn cho trẻ cách ngồi, cách đứng dậy đọc bài
- ĐT: Các con vừa đọc bài thơ gì? Bé Hoa thường quen thói làm gì nhỉ? Các con có giống như bạn Hoa Không?
=> Giáo dục tr không nên cho tay trong miệng vì móng tay luôn có các con vi khuẩn, luôn giữ gìn đôi tay mình sạch sẽ
*Hoạt động 3: *Hoạt động 3: Những ngón tay nhúc nhích
- Cho trẻ đứng dậy biểu diễn bài “Ngón tay nhúc nhích”. Cho trẻ biểu diễn 2 đến 3 lần
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
V. Kế hoạch tuần 5: 29/08 - 31/08/2022
Thứ 2/29/08/2022
Rèn trẻ nhận biết kí hiệu ca và khăn mặt.
1. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết chính xác kí hiệu của mình thông qua đồ dùng cá nhân.
* Kỹ năng:
- Trẻ lấy đồ dùng cá nhân của mình nhanh chóng, đúng kí hiệu.
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ cần sử dụng riêng các đồ dùng cá nhân để tránh lây bệnh cho nhau.
2. Chuẩn bị:
- Ca cốc, khăn mặt của trẻ.
3. Tổ chức hoạt động
*Hoạt động 1: Ai đoán giỏi.
- Chơi trò chơi: Oản tù tì. ra chiếc ca uống nước của trẻ.
- Đàm thoại: Đây là cái gì? Ai là người thường sử dụng đồ dùng này? Làm sao để nhận biết ca của cháu?
* Hoạt động 2: Đua tài cùng bé
- Cô giới thiệu cho trẻ kí hiệu của mình. Cho trẻ lần lượt lấy ca cốc có kí hiệu của mình ( trẻ lấy theo tổ và thực hiện 2-3 lần)
- Cô giới thiệu giá khăn mặt và yêu cầu trẻ lấy khăn đúng kí hiệu.
- Chơi trò chơi: ai nhanh hơn. Trẻ sẽ cất khăn và ca. Cô yêu cầu tổ nào thì tổ đó lên lấy ca theo kí hiệu của mình. Trong 10 đếm ai không lấy được sẽ thua cuộc.
( tương tự với hình thức như vậy với khăn mặt)
* Hoạt động 3: Bé ngoan học giỏi
- Cô hỏi trẻ nhớ được kí hiệu của những bạn nào? Cho 3-4 trẻ lên lấy ca có kí hiệu của bạn và đưa cho bạn đó.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
- Giáo dục trẻ lấy ca đúng kí hiệu và sử dụng đồ dùng của mình để tránh lây lan dịch bệnh trong trường mầm non.
- Cho trẻ hát bài hát: Lớp chúng mình.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Thứ 3 ngày 30/08/2022
Giới thiệu các góc chơi trong lớp học
1. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên các góc chơi
* Kỹ năng:
- Đồ dùng, kí hiệu trong các góc chơi.
* Thái độ:
- Cất đồ chơi gọn gàng ngăn nắp sau khi chơi xong, giữ gìn đồ chơi.
2. Chuẩn bị
- Các góc chơi, đồ chơi trong các góc chơi.
3. Tổ chức hoạt động
*Hoạt động 1: Trường chúng cháu đây là trường mầm non
- Cô cho trẻ hát theo nhạc bài: Trường chúng cháu đây là trường mầm non
- ĐT: Hỏi tên bài hát? Bài hát nói về điều gì?
- Cho trẻ quan sát các góc chơi ở lớp.
*Hoạt động 2: Cùng nhau vui chơi
- Cô lần lượt giới thiệu tên các góc chơi, nội dung, cách chơi trong góc chơi
- Cho trẻ lấy ảnh vào góc chơi trẻ thích
- Trong quá trình chơi cố quan sát và hướng dẫn trẻ khi gặp khó khăn.
*Hoạt động 3: Phần thưởng cho bé
- Cô đến từng góc chơi tuyên dương trẻ và cho trẻ cất đồ chơi. => Bật nhạc để trẻ cất đồ chơi và cất ảnh...
*Giáo dục trẻ khi chơi xong biết cất, dọn đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Thứ 3 ngày 31/08/2022
Rèn nề nếp đội hình học và chơi
1. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết cách sắp xếp đồ dùng gọn gàng ngăn nắp
* Kỹ năng:
- Trẻ thực hiện theo các hiệu lệnh một cách chính xác
* Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động
2. Chuẩn bị :
- Album ảnh
- Ghế đủ cho trẻ dùng
3. Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Đồ chơi lớp bé
- Đọc thơ: Nặn đồ chơi
- Đàm thoại: Vừa đọc bài thơ gỡ? Bài thơ nói về điều gỡ? Cỏc con cú đồ chơi không? Đồ chơi nào mà con thích nhất? Ở lớp con thích chơi đồ chơi nào?
- Chơi trũ chơi: Xi ba khoai
*Hoạt động 2: Cùng bạn trổ tài
- Cho trẻ cầm đồ chơi vừa lấy được về chỗ ngồi
- Cho trẻ quan sát và nhận xét đồ chơi vừa lấy được
- Hỏi trẻ: đây là cái gỡ? Cú đặc điểm gỡ? con lấy được ở đâu? Hóy kể những đồ chơi trong góc đó?
- Cho trẻ cất đồ chơi vào giá tủ.
- Cho trẻ nhận xét đồ dùng ở 2 giá tủ
- Hướng dẫn trẻ cách sắp xếp đồ dùng ngăn nắp gọn gàng theo đúng kí hiệu đó cú.
*Hoạt động 3: Ai giỏi hơn
- Cho trẻ xem một số hình ảnh hành vi đúng sai khi sắp xếp đồ dùng đồ chơi – nhận xét.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Ai giỏi hơn: trẻ bật qua chướng ngại vật lên lấy hành vi đúng, sai gắn vào bảng phù hợp với khuôn mặt mếu, cười
- Biểu diễn bài hát: Chúng mình đều là út cưng
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................