- Tên hoạt động học: Bé tìm hiểu giới tình của bản thân
- Thuộc lĩnh vực: Phát triển nhận thức
1. Mục đích yêu cầu
*. Kiến thức :
- Trẻ biết tên, tuổi, giới tính của bản thân mình
- Biết cách chơi trò chơi và chơi tốt.
*. Kỹ năng :
- Rèn trẻ mạn dạn, tự tin trò chuyện cùng cô.
- Lời nói mạch lạc rõ ràng.
*. Thái độ :
- Tích cực tham gia hoạt động và chơi trò chơi hứng thú.
2. Chuẩn bị
- Búp bê, Câu hỏi trò chuyện cùng trẻ.
- TC: Hãy nhận biết đúng tên mình
3. Cách tiến hành
Hoạt động1: Gây hứng thú.
Đoán xem- Đoán xem
- Các con xem ai đến thăm lớp mình nào?
- Các bạn còn nhớ tôi không?
- Tôi tên là gì?
- Các bạn có biết tôi là bạn trai hay bạn gái không?
- Các bạn hãy đoán xem năm nay tôi lên mấy tuổi và ngày sinh nhật của tôi là ngày nào không?
- à tôi bật mí cho các bạn nhé: năm nay tôi lên 3 tuổi rồi đấy và ngày sinh nhật của tôi là ngày 28/ 9 Chính là ngày hôm nay đấy các bạn ạ.
- Vậy cả lớp chúng ta sẽ múa hát mừng sinh nhật bạn búp bê nhé.
*. Hoạt động 2: Giới thiệu tên tuổi, giới tính, của bản thân.
- Trẻ về chỗ ngồi
- Bây giờ các bạn các bạn hãy giới thiệu cho mình biết tên tuổi, giới tính và ngày sinh nhật của các bạn nhé
- Bạn nào sẽ giới thiệu trước nào.
( Cô mời 7- 8 trẻ giới thiệu.)
- Cô chú ý gợi ý khi trẻ lúng túng
+. Họ tên bạn là gì?
+. Bạn lên mấy tuổi?
+. Bạn là bạn gái hay bạn trai?
+. Ngày sinh nhật của bạn là ngày nào?
- Các con rất là giỏi cô thưởng chúng mình 1 trò chơi chúng mình cùng chơi nhé.
*. Hoạt động 3: TC “ Hãy nhận đúng tên mình”.
- Cả lớp đi vòng tròn hát bài hát “ Bạn có biết tên tôi” và khi cô nói tên bạn nào Thì ban đó hãy chạy nhanh đến bên cô nhé.
VD: “ Bạn nào có tên là trang”...Những trẻ có tên là Long sẽ lại bên cô. Bạn nào không nhận được tên mình sẽ phải nhảy là cò.
- Cho trẻ chơi 3- 4 lần.
*. Kết thúc: Trẻ hát “ Bạn có biết tên tôi
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp hỗ trợ:................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 27 tháng 09 năm 2022
- Tên hoạt động học: Đứng 1 chân nhảy lò cò.
- Thuộc lĩnh vực: Phát triển thể chất
1.Mục đích-yêu cầu:
*Kiến thức:
-Trẻ nhớ tên vận động, biết chơi trò chơi vận động
-Trẻ biết nhảy lò cò
*Kỷ năng:
-Trẻ có kỹ năng nhảy lò cò trên một chân, một chân không chạm đất
*Giáo dục:
- Yêu thích luyện tập, có ý thức thi đua với bạn
2.Chuẩn bị
- Nhạc đệm bài hát“Đoàn tàu nhỏ xíu”,“ mời bạn ăn”
- Vạch xuất phát, dây thừng
- Sân bãi sạch sẽ.
3.Tiến hành
* Hoạt động 1: Khởi động
- Cô cháu mình cùng lên tàu đi nào ( cô cùng trẻ hát bài đoàn tàu nhỏ xíu, đi, chạy...kết hợp các kiểu chân đi vòng tròn sau đó di chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.
*Hoạt động 2: Trọng động
+ BTPTC: kết hợp bài hát “ mời bạn ăn”
- ĐT 1: Xoay cổ tay
- ĐT 2: Dậm chân tại chổ (ĐTNM)
- ĐT 3: Gió thổi cây nghêng
- ĐT 4: Bật tại chổ
+ VĐCB: “ Đứng 1 chân, nhảy lò cò”
- Cô giới thiệu vận động
- Cô Làm mẫu lần 1( không giải thích)
- Cô làm mẫu lần 2( kết hợp giải thích) : Cô đứng trên 1 chân( chân phải), chân kia nâng cao gập gối, 2 tay chống hông hoặc thả tự nhiên. Khi có hiệu lênh “Bắt đầu”, cô thực hiện nhảy về trước tới vạch đích. Tới đích đổi chân nhảy lò cò về vạch xuất phát.
- Cho 2 trẻ lên làm, cả lớp quan sát
- Sau đây là phần thi đua của 2 đội. ( lần lượt cho 2 bạn của 2 đội lên đi, đi xong về đứng cuối hàng, rồi đến 2 bạn tiếp theo cho đến hết hàng)
- Cô quan sát, động viên, sửa sai, khen trẻ
- Cho trẻ nhắc lại tên vận động cơ bản.
+ Trò chơi
-Cô giới thiệu trò chơi “ kéo co”
- Cô hướng dẫn cách chơi
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần
* Hoạt động 3:Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ làm chim mẹ chim con và cho trẻ ra sân chơi
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp hỗ trợ:................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 28 tháng 09 năm 2022
- Tên hoạt động học: Kể chuyện cho trẻ nghe “ Cậu bé mũi dài”
- Thuộc lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ.
1.Mục đích-yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, tên nhân vật trong truyện “Cậu bé mũi dài”
- Hiểu nội dung câu chuyện: Những bộ phận trên cơ thể đều có ích với chúng ta, chúng ta phải biết quý trọng nó và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ....
* Kỹ năng:
- Rèn trẻ trả lời câu hỏi của cô to, rõ ràng, đủ câu, đủ ý.
- Rèn trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe.
* Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động
- Giáo dục trẻ : Biết bảo vệ, giữ gìn các giác quan của bản thân.
2. Chuẩn bị:
- Hình ảnh minh hoạ theo nội dung truyện “Cậu bé mũi dài”
- Câu hỏi đàm thoại cùng trẻ theo nội dung truyện
- Tranh theo nội dung truyện.
- Máy vi tính,....
3.Tiến hành hoạt động
*Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài hát “Cái mũi”
- Cm vừa hát nói tới gì?
- cái mũi gọi là giác quan gì? Nó có tác dụng gì?
*Hoạt động 2: Kể chuyện: “Cậu bé mũi dài”
- Vậy mà có 1 cậu bé lại không biết được sự cần thiết, quan trọng của cái mũi. Chúng mình có biết đó là bạn nào không? Để biết Chúng mình cùng đến bên cô, cô kể các con nghe nhé!
- Cô kể lần 1: Kể diễn cảm
Giới thiệu tên truyện, tên tác giả (Truyện Cậu bé mũi dài do cô Lê Thu Hương và cô Lê Thị Đức sưu tầm)
- Cô kể lần 2: Kết hợp h/ảnh minh hoạ trên máy tính.
+. Đàm thoại trích dẫn làm rõ ý:
- Cm vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
- Vì sao cậu bé lại có tên là cậu bé mũi dài?
- Khi thấy cây táo sai trĩu quả cậu bé làm gì?
- Những điều gì đã sảy ra? Vì sao?
“Bỗng bé Mũi Dài nhìn thấy một cây táo sai trĩu quả…. vướng cái mũi của mình”
- Bực quá cậu bé đã nói gì?
“Ước gì cái mũi của tôi biến mất…. chẳng để làm gì cả”.
- Chú ong nghe vậy đã nói gì với cậu bé.
“Tại sao bạn lại không cần có mũi… hoa và quả đấy !”
- Chim họa mi nói gì?
“Bạn Mũi Dài ơi, nếu bạn không cần có tai… nghe và phân biệt được mọi âm thanh đấy !”.
- Các cô hoa nói gì với cậu bé?
“Bạn Mũi Dài ơi ! Bạn có nhìn thấy vườn hoa đẹp …. rực rỡ của chúng tôi được !”
- Nghe xong và ngẫm nghĩ cậu bé mũi dài ntn?
“Bé Mũi Dài nghe xong, ngẫm nghĩ một lát rồi hốt hoảng….. không bao giờ có ý định vứt chúng đi nữa”.
- Từ đó cậu bé mũi dài đã nhận ra điều gì?
- Và cậu đã làm gì?
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
*Hoạt động 3: Chương trình măng non
- Cho trẻ nghe lại câu truyện 1 lần nữa trên video....
- Kết thúc
4.Hoạt động ngoài trời
-Tên hoạt động: Khám phá đôi bàn chân
-TCVĐ: Kéo co
a)Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên gọi, và phân biệt 1 vài đặc điểm nỗi bật đôi bàn chân của mình: bàn chân, mu bàn chân, ngón chân, móng chân..Biết một số chức năng, hoạt động chính của đôi bàn chân.
- Biết diễn đạt sự hiểu biết và bộc lộ những suy nghĩ của trẻ về đôi bàn chân bằng cử chỉ điệu bộ.
-Cókhả năng mô tả 1 vài đặc điểm của bàn chân.
-Phát triển khả năng chú ý quan sát, ghi nhớ có chủ định.
- GD trẻ biết giữ gìn đôi bàn chân sạch sẽ, trẻ tham gia vào các hoạt động 1 cách tích cực.
b).Chuẩn bị
- Một số tranh về đôi bàn chân
c)Tiến hành
*Hoạt động 1: Trò chuyện, giới thiệu
- Cháu hát bài “ Đường và chân”
- Các con vừa hát bài hát nói về điều gì?
Đường và chân như thế nào với nhau?
Chân dùng để làm gì?
Để hiểu rỏ hơn về đôi bàn chân của mình, hôm nay cô và các con cùng khám phá về đôi bàn chân của mình nhé!
*Hoạt động 2 : Tổ chức cho trẻ khám phá
- Chơi trò chơi “ dấu chân”
- Các con hãy tự quan sát bàn chân của mình xem có phát hiện gì?
Phía trên bàn chân gọi là gì?
Phía dưới bàn chân có gì? ( Gót chân...)
Ngoài ra còn có gì nữa?
Có bao nhiêu ngón chân? ( Trẻ đếm).
Trên mỗi ngón chân có gì?
- Hỏi trẻ tên gọi lần lượt của từng ngón chân ( Ngón cái, ngón trỏ, Ngón giữa...).
Tác dụng của những ngón chân? ( Bám đi cho vững)
- Các con hãy xem bàn chân của mình và của bạn có gì giống và khác nhau?
- Tác dung của đôi bàn chân dùng để làm những gì?
- Trong thực tế chân cũng làm được nhiều việc như tay, nếu cố gắng tập luyện chân có thể nhặt và giữ các vật.
+Cho trẻ quan sát 1 số tranh ảnh về đôi bàn chân: Chân dùng để đi, để múa, khiêu vũ, đá banh, bơi lội, leo trèo...
-Giáo dục: Cơ thể của chúng ta có rất nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận có chức năng khác nhau và chúng rất cần thiết cho chúng ta hoạt động hằng ngày. Để bảo vệ tốt đôi bàn chân hàng ngày chúng ta phải làm gì?
- Ngoài ra phải luôn giữ vệ sinh đôi bàn chân của mình, đang có dịch bệnh tay-chân-miệng rất nguy hiểm, hàng ngày phải tắm rữa giữ sạch đôi chân của mình.
*Hoạt động 3 : : In bàn chân
-Tổ chức cho trẻ in bàn chân
+TCVĐ:Kéo co (Cô nói luật chơi, cách chơi, trẻ chơi 2-3L)
+Trẻ chơi tự do :KVC số 3
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp hỗ trợ:................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 29 tháng 09 năm 2022
- Tên hoạt động học: Bé tự giới thiệu về bản thân
- Thuộc lĩnh vực: Phát triển tình cảm kĩ năng xã hội.
1.Mục đích –yêu cầu:
*Kiến thức:
- Trẻ biết tự giới thiệu về bản thân ( họ và tên,ngày sinh, giới tính, sở thích)
*Kỹ năng:
-Kỹ năng phân biệt các bạn ( tên gọi, giới tính)
*Thái độ:
-Trẻ biết yêu thương đoàn kết với các bạn
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về các bạn 1 trai, 1 gái, 2 tranh các bạn đang vui chơi
- Tập cho 2 trẻ tự giới thiệu về bản thân mình
3.Tiến hành hoạt động
*Hoạt động 1:Ổn định lớp
-Cô trò chuyện với trẻ về lớp học
+Có những ai?
+Ai là bạn trai?
+Ai là bạn gái?
-Trong lớp có nhiều bạn, bạn nào cũng có tên rất là hayvà có một ngày sinh nhật đẹp
*Hoạt động 2: Trẻ giới thiệu về bản thân
Cô tạo tình huống giới thiệu trẻ tổ chức cuộc thi thử tài “MC”
-Gọi từng trẻ lên giới thiệu (chào các bạn tên tôi là…Sở thich của tôi là…Các bạn đoán xem tôi là bạn trai hay bạn giái?)
-Cho trẻ giới thiệu lần lượt về bản thân trẻ, biểu diễn (hát, đọc thơ, đọc vè, múa…)
-Giới thiệu trẻ quan sát tranh cho trẻ chọn ô số và lật tranh
+Đây là ai?Bạn trai hay bạn gái?
+Ai nhận xét gì về bạn?(mặc gì, đầu có gì, đi dép…)
+Còn đây là tranh vẽ gì?
-giáo dục trẻ: Bạn bè phải chơi cùng nhau, đoàn kết yêu thương giúp đỡ nhau
*Hoạt động 3: So sánh, mở rộng
- Cho trẻ so sánh bạn trai - bạn gái (về đặc điểm hình dáng tóc, trang phục, sở thích)
- Hỏi trẻ các con có rất nhiều bạn ở lớp, ngoài ra còn rất nhiều bạn khác nhà ở đâu?
*Hoạt động 4: Trò chơi
- Hỏi trẻ các con có rất nhiều bạn ở lớp, ngoài ra còn rất nhiều bạn khác nhà ở đâu?
-Cho trẻ chơi “đôi bàn tay khéo”
- Chia trẻ ra 4 độivẽ trang trí thêm trên khuôn mặt, trang phục các bạn
- Bật nhạc các bài hát về chủ đề
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp hỗ trợ:................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 30 tháng 09 năm 2022
- Tên hoạt động học: Dạy trẻ kĩ năng ca hát “ Cái Mũi”
- Thuộc lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ.
1.Mục đích-yêu cầu;
*Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát, thuộc bài hát, hát đúng giai điệu, hiểu nội dung bài hát.
*Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng hát đúng theo nhạc
- Biết thể hiện tình cảm của mình qua bài hát.
*Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
2.Chuẩn bị:
-CB cô Đàn, nhạc các bài hát,xắc xô, trang phục
-CB trẻ: Tranh phục gọn gàng, xắc xô
3.Tiến hành :
*Hoạt động 1.Ổn định tổ chức giới thiệu bài
-Chơi trò chơi : Con muỗi
+Đàm thoại về trò chơi
* Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc
-Cô giới thiệu trò chơi: Tai ai tinh
-Cho trẻ nghe nhạc không lời yêu cầu trẻ đoán tên bài hát
-Cô giới thiệu cách chơi,luật chơi
-Trẻ chơi 3-4L, cô bao quát trẻ
-Cô guới thiệu bài hát: Cái mũi đã học giờ trước
*Hoạt động 3: Dạy hát « cái mũi »
-Cô giới thiệu bài
-Cô hát lần 1
-Cô giới thiệu về bài hát:Cô vừa hát cho cả lớp mình nghe bài hát “ cái mũi”
- Cô hát lần 2 : hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Giảng giải nội dung bài hát .
- Cô dạy cả lớp hát từng câu cho đến hết bài
- Sau đó mời cả lớp hát cả bài
- Mời tổ hát
- Cô mời nhóm nam, nhóm nữ hát.
- Cô mời cá nhân. ( Cô chú ý sữa sai cho trẻ )
- Cô cho cả lớp cùng hát lại bài hát.
*Hoạt động 4: Hát nghe
- Cô giới thiệu tên bài hát « Bạn có biết tên tôi », tên tác giả
- Cô hát lần 1 thể hiện tình cảm,sắc thái
-Lần 2 : Hát kết hợp vận động minh họa- Trẻ biểu diễn cùng cô
-Cô nhận xét tuyên dương trẻ
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp hỗ trợ:................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
TTTCM DUYỆT PHTCM DUYỆT
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
....................................................................................................... ....................................................................................................... .......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.............................................................................................................. ..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
VII. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHI TIẾT NHÁNH 2: “NHU CẦU CỦA BẢN THÂN”
Thứ hai, ngày 03 tháng 10 năm 2022
- Tên hoạt động học: Làm quen với chữ cái a, ă â.
- Thuộc lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
1. Mục đích, yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái a, ă, â. Trẻ nhận biết được chữ cái a, ă, â trong từ và trong tiếng. Nhận biết các chữ cái viết thường, in thường, in hoa.
* Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phát âm, kỹ năng phân tích, so sánh và phân biệt các chữ cái a, ă, â.
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô: - Tranh vẽ “cái ca”, ở dưới tranh có từ “cái ca"
- Tranh vẽ “cái khăn ", ở dưới tranh có từ “cái khăn “
- Tranh vẽ “cái ấm", ở dưới tranh có từ "cái ấm"
- Các thẻ chữ đủ để ghép thành từ “cái ca",“cái khăn”,
“cái ấm".
- Thẻ chữ a, ă, â viết thường, in thường, in hoa
* Đồ dùng của trẻ: - Mổi trẻ có 1 rổ loto đựng các chữ cái
- Tranh viết bài thơ “Ai dậy sớm".
- Bút chì cho trẻ chơi
* Địa điểm: - Trong lớp
3. Các hoạt động:
*Hoạt động 1:Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ hát bài “Cái mũi”
* Trò chuyện:
- Các con vừa hát bài hát nói về bộ phận gì trên cơ thể?
- Trên cơ thể bé còn có bộ phận nào nữa?
- Trên cơ thể chúng ta có rất nhiều bộ phận, muốn cho cơ thể khỏe mạnh hằng ngày chúng ta phải làm gì?
*Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức:
1. Làm quen chữ cái a, ă, â:
a. Làm quen chữ cái a:
- Cô giới thiệu tranh vẽ “cái ca “và đọc từ dưới tranh.
- Cô dùng thẻ chữ rời ghép thành từ giống từ dưới tranh.
- Cho trẻ đọc lại từ vừa ghép
- Cô giới thiệu chữ cái mà hôm nay trẻ sẽ làm quen
- Cô giới thiệu chữ cái a và phát âm (2-3lần)
- Cô mời cả lớp tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
- Gọi 1 trẻ lên sờ và phát hiện các nét của chữ a.
- Cô phân tích: Chữ a bao gồm 1 nét cong tròn khép kín và một nét móc ở phía bên phải nét cong tròn.
- Cô giới thiệu đây là chữ a in thường. Ngoài ra cô còn có chữ a viết thường và chữ a in hoa mà lên lớp 1 các con sẽ làm quen .
- Cho cả lớp phát âm và nêu nhận xét 3 mẫu chữ a in thường, a viết thường và a in hoa.
b. Làm quen chữ cái ă:
- Cô giới thiệu tranh vẽ “cái khăn“và đọc từ dưới tranh
- Cô dùng thẻ chữ rời ghép thành từ giống từ dưới tranh
- Cho trẻ đọc lại từ vừa ghép
- Cô giới thiệu chữ cái mà hôm nay trẻ sẽ làm quen
- Cô giới thiệu chữ cái ă và phát âm (2-3 lần)
- Cô mời cả lớp tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
- Gọi 1 trẻ lên sờ và phát hiện các nét của chữ a.
- Cô phân tích: Chữ ă bao gồm 1 nét cong tròn khép kín và một nét móc ở phía bên phải nét cong tròn, phía trên có dấu mũ cong ngược.
- Cô giới thiệu đây là chữ ă in thường. Ngoài ra cô còn có chữ ă viết thường và chữ ă in hoa mà lên lớp 1 các con sẽ làm quen .
- Cho cả lớp phát âm và nêu nhận xét 3 mẫu chữ ă in thường, ă viết thường và ă in hoa.
c. Làm quen chữ cái â:
- Cô giới thiệu tranh “cái ấm “và cho trẻ đọc từ dưới tranh.
- Cô dùng thẻ chữ rời ghép thành tữ giống từ dưới tranh
- Cho trẻ đọc lại từ vừa ghép
- Cô giới thiệu chữ â và phát âm mẫu
- Mời cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
- Cho 1 trẻ lên sờ và phát hiện các nét của chữ â
- Cô phân tích:chữ â bao gồm 1 nét cong tròn khép kín và 1 nét móc ở phía bên phải nét cong tròn, phía trên có dấu mũ giống cái nón.
- Cô giới thiệu đây là chữ â in thường . Ngoài ra cô còn có chữ â viết thường và chữ â in hoa mà lên lớp 1 các con sẽ làm quen.
- Cho cả lớp phát âm và nhận xét 3 mẫu chữ â in thường, â viết thường và â in hoa.
2. So sánh nhóm chữ cái a, ă, â:
- So sánh chữ a và chữ ă:
+ Giống nhau: Chữ cái a và chữ ă đều có một nét cong tròn khép kín, có nét móc ở phía bên phải nét cong tròn .
+ Khác nhau: Chữ a không có dấu, chữ ă có dấu mũ ngược ở phía trên
- So sánh chữ ă và chữ â:
+ Giống nhau: Chữ cái ă và chữ â đều có một nét cong tròn khép kín, có nét móc ở phía bên phải nét cong tròn .
+ Khác nhau: chữ ă có dấu mũ ngược ở phía trên, chữ â có dấu mũ xuôi ở phía trên
3. Luyện tập:
*Trò chơi 1: “Tay khéo tai tinh"
- Cách chơi: Khi nghe cô phát âm chữ nào, trẻ đưa thẻ chữ đó lên hoặc trẻ chọn các nét rời để ghép tạo thành chữ a, ă, â theo yêu cầu của cô. Trẻ xếp xong thì chỉ tay vào chữ cái vừa xếp và phát âm.
-Trẻ chơi 3-4 lần
* Trò chơi 2: Thi xem tổ nào nhanh
- Cô treo tranh viết bài thơ “Ai dậy sớm “và cho trẻ đọc thơ 1 lần.
- Cách chơi: chia thành 2 tổ, các bạn trong tổ lần lượt lên gạch chân một chữ cái a, ă, â vừa học.
- Luật chơi: Đội nào gạch đúng , đủ và xong trước đội đó sẽ chiến thắng.
- Cho trẻ chơi
Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động:
- Cô nhận xét chung và khen trẻ.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp bổ trợ:................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 04 tháng 10 năm 2022
- Tên hoạt động học: Khám phá một số bộ phận trên cơ thể bé.
- Thuộc lĩnh vực: Phát triển nhận thức
1. Mục đích yêu cầu.
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu quý bản thân ,giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ
- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học
* Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc .Kỹ năng nói tiếng Việt cho trẻ
- Quan sát ghi nhớ có chủ định
- Nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi
* Kiến thức:
- Trẻ biết một số bộ phận trên cơ thể ,biết ích lợi của từng bộ phận ,biết giữ vệ sinh thân thể
2. Chuẩn bị
-slai các hình ảnh mắt ,mũi ,tai hình ảnh bé
- Tranh thảo luận nhãm mắt ,mũi ,tai
- Bài hát “Cái mũi”
3. Tiến hành.
*Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú.
- Cô cho cả lớp hát bài hát “Cái mũi” và hỏi trẻ:
+ Cả lớp vừa hát bài hát gì? Trong bài hát nói về bộ phận gì?
+ Ngoài cái mũi ra trên cơ thể con người còn có những bội phận gì nữa?
* Hoạt động 2 : Khám phá mắt ,mũi ,tai ?
Thảo luận nhóm:cho trẻ ngồi thành 3 nhóm để xem tranh : Mỗi nhóm có hình mắt ,mũi ,tai
- Sau 2 phút thảo luận cho trẻ nhận xét về bức tranh của nhóm mình
+ Các nhóm giới thiệu xong bức tranh của nhóm mình rồi cô khái quát lại để trẻ hiểu
- Cô cho trẻ xem tranh em bé
- Có những bộ phận nào trên đầu em bé? (Tóc, tai, mắt, mũi, miệng)
+ Bộ phận nào giúp chúng ta nhìn được? Có mấy mắt?mắt có đặc điểm gì?
+ Muốn cho đôi mắt luôn sáng, đẹp thì phải làm gì?
+ Bảo vệ như thế nào? Mắt gọi là giác quan gì? (Thị giác).
-Cô cho trẻ ngữi mùi dầu thơm và hỏi trẻ xem thấy có gì khác lạ! Cái gì giúp ta ngữi thấy mùi thơm? Thế mũi để làm gì? (Ngửi, thở).
+ Mũi gọi là giác quan gì? (Khứu giác) Thế phải làm gì để bảo vệ mũi?...
- Tương tự cô chỉ từng bộ phận tai cho trẻ quan sát, nhận biết ích lợi của chúng.
-Tai còn gọi giác quan gì? (Thính giác)
- Giáo dục trẻ biết ích lợi, phải biết bảo vệ các giác quan, không chọc ngoáy, chơi bẩn… làm ảnh hưởng, hỏng các giác quan…
- Cô giáo: Cô mời trẻ cùng đứng dậy vận động bài “Ồ sao bé không lắc”.
- Gợi hỏi trẻ: Lớp mình vừa hát và vận động bài gì? Bài hát nói về gì?
+ Các bộ phận đó giúp gì cho chúng ta?
+ Nếu thiếu một trong các bộ phận đó thì chúng ta sẽ như thế nào?
* Hoạt động 3: Ai nhanh hơn
* Trò chơi 1:
- Lần lượt mời cho trẻ lên ghép các bộ phận, các giác quan còn thiếu trên cơ thể bé. Đội nào ghép nhanh, ghép đúng đội đó sẽ thắng.
*Trò chơi 2: Cho trẻ vẽ ,tô màu ,xé dán bộ phận trên khuôn mặt
* Kết thúc hoạt động: Cô nhận xét tiết học
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 05 tháng 10 năm 2022
- Tên hoạt động học: Số 6 tiết 2
- Thuộc lĩnh vực: Phát triển nhận thức
1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết số 6, biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6.
- Trẻ thực hiện đếm, tạo nhóm có 6 đối tượng, so sánh thêm bớt trong phạm vi 6, xếp tương ứng 1-1.
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động, có nề nếp, ý thức trong học tập
2. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Bảng nỉ. 2 cái hình bé trai, bé gái. Lô tô đồ chơi của bé trai, bé gái.
- Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ có một rổ, 6 lô tô hình cái áo, 6 lô tô hình cái quần. thẻ số 1-6. Một bức tranh có dán hình đồ chơi với số lượng khác nhau.
3. Tiến hành
* Hoạt động 1: Luyện đếm đến 6, nhận biết các số trong phạm vi 6
- Trò chơi 1: “Ai giỏi hơn”
+ Cách chơi: Chia trẻ làm hai đội. Mỗi đội có một bảng nỉ. Phía trước bảng nỉ có một cái bàn để các lô tô đồ chơi của bạn trai, bạn gái. Cô yêu cầu trẻ chọn đồ chơi cho bạn nào và có số lượng bao nhiêu. Trẻ của hai đội cùng trao đổi chọn và gắn số tương ứng theo đúng yêu cầu của cô. Cô cho trẻ đếm để kiểm tra kết quả. Đội nào nhanh hơn và gắn đúng hơn đội đó thắng cuộc.
+ Luật chơi: Cô báo hết giờ phải dừng tay, đội nào phạm luật là thua cuộc
* Hoạt động 2: So sánh, thêm bớt, tạo nhóm có số lượng trong phạm vi 6
- Cô cho mỗi trẻ tự lấy đồ dùng và về chỗ ngồi
Dùng câu đố về cái áo để trẻ xuất hiện 6 chiếc áo xếp thành dãy và 5 cái quần xếp tương ứng 1-1 đặt số tương ứng bên cạnh hai nhóm
- Cho trẻ nêu nhận xét về số lượng giữa hai nhóm và tạo sự bằng nhau( Nhóm nào nhiều hơn, nhiều hơn mấy? nhóm nào ít hơn, ít hơn mấy? Muốn hai nhóm này cùng bằng nhau có bao nhiêu cách ?)
- Cho trẻ thêm hoặc quần hoặc bớt áo để tạo sự bằng nhau giữa hai nhóm.
- Tiếp tục bớt dần số lượng quần cho trẻ nêu nhận xét và trẻ tự thêm bớt để tạo sự bằng nhau và bằng 6
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Chơi trò chơi “Dán thêm cho đủ”
+ Cách chơi: Chia trẻ làm 4 đội.Trẻ của mỗi đội đều có một bức tranh có dán các đồ chơi trong phạm vi 6 (Tranh của từng trẻ đều có số lượng khác nhau) Sau hiệu lệnh của cô trẻ phải dán thêm cho đủ số lượng là 6. Khi cô báo hết giờ, đội nào có nhiều bạn hoàn thành hơn đội đó thắng cuộc
+ Luật chơi: Cô báo hết giờ phải dừng tay ngay. Nếu đội nào có bạn phạm luật đội đó thua cuộc
- Kết thúc: Cô tuyên bố đội thắng cho trẻ vỗ tay hoan hô
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp hỗ trợ:................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 06 tháng 10 năm 2022
- Tên hoạt động học: Chạy thay đổi hướng zich zăc theo hiệu lệnh
- Thuộc lĩnh vực: Phát triển thể chất.
1.Mục đích –yêu cầu:
*Kiến thức
- Trẻ biết cách chạy thay đổi hướng dích dắc theo hiệu lệnh
- Trẻ nhớ tên vận động, biết chơi trò chơi vận động
*Kỹ năng
-Rèn kĩ năng chạy thay đổi hướng trong đường dích dắc cho trẻ.Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo.
*Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và trò chơi
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
2,Chuẩn bị
- Sân thể dục bằng phẳng
- Hai đường dích dắc có 3 điểm, rộng 50 cm, khoảng cách giữa hai điểm dích dắc là 2m. Hai đường dích dắc có 4 điểm.
- Tám ống cờ.
- Hai quả bóng gai
3,Tiến hành
*Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ đi thành vòng tròn đi các kiểu theo hiệu lệnh của cô: đi thường, đi mũi chân, đi thường, đi gót chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường chuyển đội hình thành 2 hàng dọc điểm số tách 4 hàng ngang.
*Hoạt động 2: Trọng động
+)Bài tập phát triển chung
- Động tác tay: Tay đưa ra phía trước lên cao
- Động tác bụng lườn: Nghiêng người sang hai bên
- Động tác chân: Bước khuỵu 1 chân ra trước (ĐTNM)
- Động tác bật: Bật nhảy lên cao.
Chuyển đội hình thành 2 hàng đối diện nhau .
* Vận động cơ bản: "Chạy thay đổi hướng dích dắc theo hiệu lệnh".
- Để có một cơ thể khỏe mạnh phát triển cân đối cô con mình cùng tâp luyện bài thể dục "Chạy thay đổi hướng dích dắc theo hiệu lệnh".
+ Cô làm mẫu
- Cô làm mẫu lần 1: Không phân tích
- Cô làm mẫu lần 2: Phân tích động tác.
TTCB: Côđứng chân trước, chân sau người hơi lao về phía trước. Khi có hiệu lệnh: “ Chạy”,Cô chạy trong đường dích dắc, khéo léo sao cho không dẫm vào vạch. Đến hết đoạn đường dích dắc,Cô dừng lại và đi nhẹ nhàng về cuối hàng.
- Lần 3: Cô cho 1 -2 trẻ khá lên tập lại cho cả lớp quan sát
- Lần 4: Trẻ thực hiện (lần lượt, liên tiếp, thi đua) Cô bao quát chung, chú ý sửa sai cho trẻ, động viên trẻ kịp thời.
- Cho trẻ nói lại tên vận động.
* Trò chơi vận động: chuyền bóng
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
*Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng một hai vòng
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp hỗ trợ:................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 07 tháng 10 năm 2022
- Tên hoạt động học: Dự án “ Chế tạo ống dẫn chuyền âm thanh” Tiết 1
- Thuộc lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ.
1.Mục đích-yêu cầu:
*Kiến thức
-Trẻ biết tai là bộ phận giúp nghe được âm thanh, âm thanh ở xa thì nghe không rõ
-Trẻ biết được một số đặc điểm của ống nghe điện thoại: có 2 ống nghe 2 đầu và dây dẫn nối ở giữa, biết ông nghe và dây dẫn truyền giúp tai nghe âm thanh ở xa được rõ hơn
-Trẻ biết sử dụng các kỹ năng và nguyên vật liệu khác nhau để làm ống nghe điện thoại theo ý tưởng của trẻ
*Kỹ năng
-Lắng nghe, thảo luận, chia sẻ
-Phối hợp các kỹ năng vẽ đã học để vẽ bản thiết kế
-Sử dụng các vật liệu và kỹ năng khác nhau để tạo thành ống nghe điện thoại theo ý tưởng của trẻ
-Phát triển trí tưởng tượng , sáng tạo và kỹ năng hoạt động nhóm, phối hợp với bạn
*Thái độ
-Hứng thú tích cực tham gia hoạt động
-Cố gắng hoàn thiện công việc được giao
2.Chuẩn bị
+Của cô
-Máy tính, điện thoại, ống nghe do giáo viên chế tạo có 1 đầu nói và 6-7 đầu nghe
-File âm thanh ( tiếng mưa, tiếng nước, tiếng tàu hỏa, tiếng sấm sét, tiếng mưa…)
-Nhạc một số bài hát: walking in the jungle, listen and move, nhạc không lời
+Của trẻ
-cốc nhựa, cốc giấy, cốc inox
-Bìa màu, bút chì, màu
-Dây, băng dính, kéo, que gài, móc dính tường
3.Lập kế hoạch tiến hành bài giảng steam chế tạo ống dẫn truyền âm thanh
Tiết 1
*Hoạt động 1.Ổn định tổ chức gây hứng thú
-Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát: walking in the jungle
*Hoạt động 2: Khám phá chức năng của tai
-giáo viên bật máy tính cho trẻ nghe đoạn âm thanh(tiếng mưa, tiếng nước, tiếng tàu hỏa, tiếng sấm sét) và hỏi trẻ:
+Con nghe thấy âm thanh gì?
+Con thích âm thanh nào nhất?
+Cho trẻ bịt tai và cảm nhận sự khác biệt của âm thanh nghe được khi bịt tai
+Khi bịt tai lại âm thanh con nghe được như thế naò?
+Nhờ bộ phận nào mà con nghe được âm thanh?
=>giáo viên kết luận về vai trò của đôi tai: đôi tai là cơ quan thính giác, giúp chúng ta nghe được âm thanh xung quanh
-Trải nghiệm và so sánh
+giáo viên gợi ý trẻ cùng thảo luận
+Ở các vị trí khác nhau, âm thanh đến tai của chúng ta sẽ khác nhau
+Nếu các con đứng ở vị trí khác nhau thì âm thanh nghe được sẽ như thế nào?
+Đứng gần thì âm thanh nghe thấy sẽ như thế nào?
+ Đứng ở xa thì âm thanh nghe thấy sẽ như thế nào?
-giáo viên cho trẻ đứng ở các vị trí khác nhau để nghe âm thanh tiếng kêu của con vật
+Lần 1: đứng gần cô
+Lần 2: đứng xa hơn ( 3 bước chân)
+Lần 3: đứng xa nhất ( 6 bước chân )
-Con nghe thấy âm thanh gì? Khi đứng xa thì con nghe thấy âm thanh như thế nào?
-Cô có một băn khoăn: cô đứng tại đây và cô muốn các bạn ở phòng ngoài vẫn nghe thấy tiếng cô nói. Vậy cô sẽ làm như thế nào?
-Giáo viên giới thiệu đồ dùng trải nghiệm: vậy mời các con hãy thử trải nghiệm với ống nghe mà cô đã làm nhé
-Giáo viên chia trẻ thành 2 nhóm, thử trải nghiệm với ống nghe mà cô đã làm theo yêu cầu của cô
-Giáo viên kết luận: ống nghe và dây dẫn giúp truyền âm thanh, khiến tai chúng ta nghe được những âm thanh ở xa hơn.
-Giáo viên nêu vấn đề: các con sẽ làm gì để giúp hai bạn đứng ở xa nhau có thể nghe âm thanh của nhau? Buổi học sau chúng ta sẽ cùng nhau thiết kế và làm ông nghe điện thoại nhé.
*Hoạt động 3. Kết thúc tiết 1
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp hỗ trợ:................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
TTTCM DUYỆT HPCM DUYỆT
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
..................................................................................................... .....................................................................................................
..................................................................................................... .....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
....................................................................................................... .......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
....................................................................................................... .......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
VIII. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHI TIẾT NHÁNH 3: “AN TOÀN TRONG TRƯỜNG MẦM NON”
Thứ hai, ngày 19 tháng 09 năm 2022
- Tên hoạt động học: Đi bằng mép bàn chân.
- Thuộc lĩnh vực: Phát triển thể chất.
1.Mục đích-yêu cầu:
* Kiến thức.
- Trẻ biết tên bài tập, biết giữ thăng bằng khi đi bằng mép ngoài bàn chân
- Phát triển cơ chân, cơ tay, phát triển khả năng tập chung chú ý thực hiện theo nhạc.
* Kỹ năng.
- Phát triển tố chất khóe léo, nhanh nhẹn, bền bỉ khi thực hiện các vận động và khi chơi trò chơi.
- Trẻ biết đi bằng mép ngoài bàn chân
* Thái độ.
- Giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin, ý thức tổ chức, kỉ luật tuân theo yêu cầu của cô
2,Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, an toàn.
- Vạch kẻ, sắc xô, bóng nhựa
-Nhạc bài hát “trường cháu đây là trường mầm non”, “ nhạc không lời”
3,Tiến hành:
*Ổn định tổ chức - Gây hứng thú.
-Cô và trẻ hát bài hát “ trường cháu đây là trường mầm non”
-Giới thiệu bài
* Hoạt động 1:Khởi động
-Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân, sau đó chuyển đội hình thành 3 hàng ngang theo 3 tổ.
* Hoạt động 2:Trọng động.
- BTPTC:Trẻ tập kết hợp với bài hát “trường cháu đây là trường mầm non”.
+ĐT tay: tay đưa ra phía trước,lên cao.
+ĐT chân: Bước từng chân ra trước khụy gối.(ĐTNM)
+ ĐT bụng:Hai tay đưa lên cao, cúi gập người xuống.
+ĐT bật: Bật luân phiên chân trước chân sau.
-VĐCB:đi bằng mép ngoài bàn chân
Cô giới thiệu tên vận động cơ bản.
Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích.
Cô làm mẫu lần 2 :Kết hợp giải thích
TTCB:cô đứng sau vạch xuất phát hai tay chống hông. Khi có hiệu lệnh của cô hai tay chống hông và đi bằng mép ngoài bàn chân
-Cho 2 trẻ lên làm mẫu . cô và các bạn quan sát và nhận xét
-Trẻ thực hiện: lần lượt cho 2 trẻ lên thực hiện.
-Quá trình trẻ thực hiện cô động viên, sửa sai cho trẻ.
- Cho 2 tổ thi đua xem tổ nào trèo nhanh và đúng kỹ thuật
-Cô bao quát động viên giúp đỡ trẻ thực hiện bài tập
-TCVĐ: chuyền bóng
Cô nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần . Cô bao quát trẻ.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng 2 vòng xung quanh lớp, hít thở sâu trên nền nhạc không lời.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 20 tháng 09 năm 2022
- Tên hoạt động học: Bé tìm hiểu về các khu vực không an toàn.
- Thuộc lĩnh vực: Phát triển nhận thức.
1. Mục đích, yêu cầu:
* Kiến thức:
-Trẻ biết khi đến trường nên chơi ở những chỗ nào? Cần phải tránh xa những nơi nào, biết cách tự bảo vệ bản thân mình khi đến trường.
* Kĩ năng:
- Rèn cho trẻ kĩ năng tự bảo vệ bản thân mình, biết cách chơi và sử dụng một số loai đồ dùng , đồ chơi, biết quan sát , trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc.
* Thái độ:
- GD trẻ không chơi ở những nơi nguy hiểm, không nghịch những đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
2. Chuẩn bị :
- Tranh ảnh cảnh báo nguy hiểm
- Tranh gạch hành vi đúng sai.
- Một số địa điểm để trẻ đến quan sát
3. Tiến hành:
* Hoạt động 1. Ổn định tổ chức:
- Cô cho trẻ hát bài :” Cháu đi mẫu giáo”. Cô trò chuyện với trẻ về việc hàng ngày trẻ được đến trường như thế nào?
* Hoạt động 2:Bé đến trường thật an toàn.
Cô đàm thoại với trẻ:
+ Hàng ngày ai đưa cháu đến trường? đi bằng phương tiện gì?
+ Khi ngồi trên xe các con phải như thế nào?
+ Giờ ra về ai đón con? Nếu người lạ đón các con sẽ làm gì?Người lạ cho quà thì như thế nào? Các con co được nhận không?
+ Đến lớp các con có những gì ? khi chơi , sử dụng những đồ dùng đó các con phải chú ý điều gì?( Bảng , bút chì, đất nặn, bút màu, ..)
+ Theo các con trong lớp có những nơi nào, đồ dùng nào có thể gây nguy hiểm chúng ta không nên lại gần và sử dụng.
( Cô cho trẻ xem tranh và chỉ cho trẻ 1 số nơi như ổ cắm điện, tủ cao…)
+ Ở ngoài lớp thì những nơi nào các con không được đến gần?( Cô cho trẻ xem tranh một số nơi như nhà bếp, khu vực nhà để xe, khu vực cống thoát nước..)
+ Vì sao chúng ta không được lại gần những nơi đó?
+ Ở sân trường còn có gì nữa?
+ Khi chơi với những loại đồ chơi ngoài trời thì các con phải chú ý điều gì?
+ Khi tháy bạn sử dụng hay làm việc gì có thể gây nguy hiểm , hay sử dụng các loại đồ dùng gây nguy hiểm cho bạn , cho người khác thì chúng ta phải làm gì?
- Cô GD trẻ biết tránh xa những nơi nguy hiểm,không lại gần những nơi nguy hiểm và không làm những việc có thể gây nguy hiểm cho mình và người khác,
( Cô cho trẻ xem một số tranh ảnh cảnh báo nguy hiểm)
* Hoạt động 3:Trò chơi củng cố.
- Trò chơi 1: Làm theo cô nói
- Trò chơi 2: Gạch những hành vi sai
( Cô phổ biến các chơi , tổ chức cho trẻ chơi)
* Kết thúc hoạt động:
Cho trẻ đọc bài “ Bạp bênh” cho trẻ ra sân chơi.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 21 tháng 09 năm 2022
- Tên hoạt động học: Kể chuyện cho trẻ nghe “ Gà tơ đi học”
- Thuộc lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ.
1.Mục đích-yêu cầu:
*Kiến thức:
-Trẻ nhớ được tên truyện, hiểu được nội dung câu chuyện
*Kỹ năng:
-Trả lời đầy đủ câu, nói to, rõ ràng.
*Thái độ:
-Qua giờ học giáo dục trẻ tính siêng năng, chăm chỉ, tích cực học tập.
2.Chuẩn bi:
- Rối bông: gà Tơ, gà Mái Mơ
-Tranh vẽ nội dung truyện.
3.Tiến hành:
*Hoạt động 1: Trò chuyện:
-Cô cho cả lớp hát: “Cô và mẹ”và hỏi: các cháu vừa hát bài gì?
-Đến lớp các cháu đuợc cô dạy gì? Cô giới thiệu nội dung câu chuyện: ‘’Gà Tơ đi học”
*Hoạt động 2 : Nghe cô kể chuyện:
-Trẻ ngồi quanh cô, cô kể chuyện lần 1 cho trẻ nghe, lần 2 cô kể bằng rối cho trẻ quan sát
-Giảng nội dung cho trẻ hiểu .
-Đàm thoại:
-Cô vừa kể cho các cháu nghe câu chuyện gì?
-Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
-Gà mẹ gọi Gà Tơ đi học Gà Tơ có dậy không? Gà Tơ đã làm gì?
-Các bạn cùng nhau đi học còn Gà Tơ thì đi đâu?
-Gà Tơ có biết chữ không? Vì sao?
-Các bạn đi cắm trại còn Gà Tơ đi đâu?
-Khi các bạn giải thích Gà Tơ có hiểu ra không? Gà Tơ đã làm gì?
-Bạn Gà Tơ đã ngoan chưa? Vì sao?
-Cho trẻ làm động tác bắt chước Gà Tơ đang ngái ngủ, Gà Tơ đang đi chơi...Các bạn đọc bài cùng Gà Tơ.
-Giáo dục trẻ
*Hoạt động 3: Kết thúc
-Cô kể câu chuyện lần cuối kết hợp với video minh hoạ
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 22 tháng 09 năm 2022
- Tên hoạt động học: Dạy hát “ Cô giáo miền xuôi”
- Thuộc lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ.
1. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả của bài hát: “Cô giáo miền xuôi” sáng tác: Mộng Lân.
- Trẻ hiểu nội dung bài hát: ca ngợi tấm lòng cao quý của người giáo viên đã không quản ngại đường xá xa xôi, lên tận miền núi dạy dỗ, chăm sóc cho các bạn nhỏ.
- Trẻ biết tên bài hát cô hát cho trẻ nghe “Cô giáo Bản Mèo” và hiểu được nội dung bài hát.
* Kỹ năng:
- Trẻ biết hát cùng cô đúng giai điệu, nhịp điệu, đúng lời bài hát.
- Trẻ có kỹ năng hát nối tiếp, hát theo tổ, nhóm, hát đuổi..... theo yêu cầu của cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát, nghe trọn vẹn tác phẩm, biết hưởng ứng bài hát múa cùng cô.
* Thái độ:
- Trẻ hào hứng, tích cực tham gia hoạt động âm nhạc.
- Giáo dục trẻ biết ơn, biết yêu quý và kính trọng cô giáo.
2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Sân khấu.
- Đàn piano
- Nhạc các bài hát “Cô giáo miền xuôi”, “Cô giáo bản mèo”.
- Máy chiếu
* Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng.
- Cô và trẻ tâm thế sẵn sàng bước vào hoạt động.
3. Tiến hành:
*Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho trẻ xem tranh cô giáo và đàm thoại với trẻ về chủ đề - Giao dục trẻ yêu quí kính trọng cô giáo
* Hoạt động 2: Dạy hát cô giáo miền xuôi
- Cô hát mẫu:
+ Cô hát cho trẻ nghe lần 1 giới thiệu tác giả tác phẩm
+ Cô hát cho trẻ nghe lần 2 kết hợp nhạc đệm.
- Giang giải nội dung bài hát
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Của tác giả nào?
+ Bài hát nói về ai?
+ Cô làm những công việc gì?
+ Đúng rồi: Cô giáo trong bài hát rất đáng yêu, cô chăm sóc dạy rỗ, kể truyện dạy hát và chăm sóc cho các con từng bữa cơm giấc ngủ đúng không nào?
+ Các con có yêu quí cô giáo không?
+ Yêu quí cô giáo các con phải làm gì?
- Dạy trẻ hát
+ Trẻ thuộc cô cho trẻ hát cùng cô
+ Cho cả lớp hát cùng cô 2,3 lần
+ Thi đua các tổ với nhau.
+ Thi đua nhóm trai, nhóm gái.
+ Mời cá nhân hát
+ Động viên khuyến khích trẻ hát, chú ý rèn kỹ năng hát rõ lời đúng nhạc.
* Hoạt động 3:Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học:
- Cô hát lần 1 giới thiệu tác giả tác phẩm. + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
+ Các con thấy bài hát ntn?
+ Bài hát nói về ai?
+ Qua bài hát các con thấy hình ảnh ngôi trường cô giáo và các bạn ntn? +
Đúng rồi: Các bạn nhỏ tới lớp trong khung cảnh thiên nhiên rất là đẹp và vui vẻ đúng không nào?
- Hát lần 2 cho trẻ múa minh họa cùng cô
- Động viên khuyến khích trẻ
*Hoạt động 4:Trò chơi: ai đoán giỏi
- Cách chơi: Cô cho một trẻ lên đội mũ chóp kín, gọi trẻ ở dưới đứng lên hát, cho trẻ đoán xem bạn vừa hát bài hát gì và đoán xem bạn nào vừa hát.
- Cho trẻ chơi
- Động viên khuyến khích trẻ
* Kết thúc
- Cô cho trẻ hát lại bài hát ra chơi
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 23 tháng 09 năm 2022
- Tên hoạt động học: Dạy hát “ Vẽ trường mầm non”
- Thuộc lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ.