UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH BẢO
TRƯỜNG MẦM NON TAM CƯỜNG
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ LỚP 5TA4
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG-BÁC HỒ
Thời gian thực hiện: 2 tuần (từ ngày 1/05 đến ngày 12/05 )
Giáo viên: Đoàn Thị Vân
Nguyễn Thị Thạo
NĂM HỌC: 2022- 2023
I. MỤC TIÊU – NỘI DUNG – HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ.
TTLT
|
TTL
|
Mục tiêu chủ đề
|
Nội dung năm
|
Hoạt động chủ đề
|
Tài nguyên học liệu
|
Phạm vi thực hiện
|
Địa điểm tổ chức
|
Nhánh
1: Lễ hội quê em
|
Nhánh
2: Bác Hồ kính yêu
|
Ghi chú nếu có sự điều chỉnh
|
I. LĨNH VỰC THỂ CHẤT
|
20
|
9
|
Thực hiện đúng kỹ thuật và thuần thục các động tác trong bài tập thể dục theo hiệu lệnh, nhịp bản nhạc/bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.
|
Tập kết hợp 5 động tác cơ bản trong bài tập thể dục
|
Bài 11: (Hô hấp: Đưa tay lên cao- hít vào, hạ tay xuống - thở ra/ Tay: Cac ngón tay đan ngh, co duỗi tay ra trước , lên cao/ Lưng, bụng: Ngồi duỗi chân quay người sang bên/ Chân: Bước chân sang bên khuỵu gối / Bật: Bật tiến về trước )
|
bài tập thể dục số 11
|
Lớp
|
Sân trường khu TT
|
TDS
|
TDS
|
|
26
|
10
|
- Giữ được thăng bằng cơ thể, khi đi bước dồn trước, dồn ngang trên ghế thể dục
|
Đi bước dồn trước, dồn ngang trên ghế thể dục
|
HĐH,HĐC: Đi bước dồn trước, dồn ngang trên ghế thể dục
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH
|
HĐC
|
|
97
|
37
|
Bền bỉ, dẻo dai và giữ được thăng bằng khi nhảy lò cò 5m
|
Nhảy lò cò 5m
|
HĐH,HĐC: -Nhảy lò cò 5m
|
nhảy lò cò 5m
|
Lớp
|
Sân trường khu TT
|
HĐC
|
HĐH
|
|
183
|
70
|
Có một số thói quen tốt trong vệ sinh phòng bệnh
|
Bỏ rác đúng nơi quy định; không nhổ bậy ra lớp
|
HĐC: Trò chuyện với trẻ về hành vi không khạc nhổ bừa bãi.
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐC
|
HĐC
|
|
II. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
|
282
|
112
|
Biết gộp các nhóm đối tượng, đếm và nói kết quả. Biết tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 6 thành hai nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm
|
Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 10, đếm và nói kết quả. Tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 10 thành hai nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm
|
HĐH/HĐG: Số 10 (T3)
|
số 10 tiết 3
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH
|
HĐG
|
|
283
|
113
|
Có khả năng nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày
|
Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày (số tuổi, số nhà, biển số xe, số điện thoại,…)
|
HĐC:Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày (số tuổi, số nhà, biển số xe, số điện thoại,…)
|
những con số bí ẩn
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐC
|
HĐC
|
|
284
|
114
|
Nhận biết được mục đích của tiền trong cuộc sống (để mua thức ăn, đồ chơi,…)
|
Tìm hiểu về đồng tiền Việt Nam (họa tiết, mệnh giá, cách sử dụng)
|
HĐG: Tìm hiểu về đồng tiền Việt Nam (họa tiết, mệnh giá, cách sử dụng)
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐG
|
HĐG
|
|
297
|
120
|
Sử dụng được một số dụng cụ để đo, đong và so sánh, nói kết quả (3 đối tượng)
|
Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau
|
HĐH+ HĐG: Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau
|
Đo độ dài của ba đối tượng bằng một đơn vị đo
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
|
|
|
Sử dụng được một số dụng cụ để đo, đong và so sánh, nói kết quả (3 đối tượng)
|
Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo
|
HĐH+ HĐNT: Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐNT
|
HĐH+HĐNT
|
|
298
|
121
|
Biết thu thập thông tin và tạo ra biểu đồ, đồ thị đơn giản (VD: biểu đồ về thời tiết, chiều cao cây,…)
|
Tạo biểu đồ, đồ thị đơn giản
|
HĐC: Tạo biểu đồ, đồ thị đơn giản
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐC
|
HĐC
|
|
313
|
134
|
Nói được ngày trên đốc lịch và giờ trên đồng hồ/điện thoại
|
Nhận biết ngày trên đốc lịch và giờ trên đồng hồ/điện thoại
|
ĐTT:Nhận biết ngày trên đốc lịch HĐH: Dạy trẻ xem giờ trên đồng hồ/điện thoại
|
Bé cùng xem giờ
|
Lớp
|
Lớp học
|
ĐTT
|
HĐH
|
|
329
|
142
|
Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống
|
Một số địa điểm công cộng gần gũi
|
HĐC: Trò chuyện về một số địa điểm công cộng gần gũi
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐC
|
HĐC
|
|
III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TCKNXH
|
331
|
144
|
Biết được một số nghề truyền thống của địa phương. Nói được đặc điểm và sự khác nhau của một số nghề.
|
Nghề truyền thống của địa phương. Đặc điểm và sự khác nhau của một số nghề.
|
HĐH+HĐNT: Nghề làm bánh đa
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐNT
|
HĐH+HĐNT
|
|
332
|
145
|
Kể được tên và hoạt động nổi bật của một số lễ hội, sự kiện văn hóa tại xã Tam Cường
|
Tên và hoạt động nổi bật của một số lễ hội, sự kiện văn hóa xã Tam Cường
|
HĐH,LH: Tìm hiểu về một số lễ hội, sự kiện văn hóa tại xã Tam Cường
|
rước bằng cây cổ thụ 800 năm tuổi
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH
|
LH
|
|
338
|
146
|
Kể được tên và nêu được một vài nét đặc trưng của danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của xã Tam Cường
|
Tên và nét đặc trưng của danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương Tam Cường
|
HĐH/LH: Tìm hiểu về cái áo của người dân tộc Thái, tìm hiểu về danh lam Chùa Thanh Sử
|
tìm hiểu chùa Thanh Sử
|
Lớp
|
Lớp học
|
LH
|
HĐH
|
|
|
|
|
|
TQ-DN: Thăm nhà thờ Nam Am
|
nhà thờ Nam Am
|
Lớp
|
TQ-DN
|
DN
|
DN
|
|
339
|
147
|
Nhận biết, phân biệt được Lá Cờ của quốc gia Việt Nam
|
Lá Cờ của Việt Nam
|
HĐH/HĐC: Trò chuyện về lá Cờ củaViệt Nam
|
tìm hiểu lá cờ Việt Nam
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐC
|
|
IV. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
|
345
|
148
|
Có khả năng nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi và chủ đề.
|
Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi và chủ đề Quê Hương - Đất Nước
|
HĐH+HĐC: KCTN: Truyện: sự tích hồ gươm, cây tre trăm đốt, ai ngoan sẽ được thưởng, sơn tinh thủy tinh
|
truyện: sự tích Hồ Gươm
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐC
|
HĐC
|
|
369
|
157
|
Có khả năng đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp độ tuổi và chủ đề thực hiện. Có khả năng đọc biểu cảm bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp độ tuổi.
|
Đọc bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp độ tuổi và chủ đề quê hương đất nước bác Hồ
|
HĐH,HĐC: " Điểm mười"; " Tập viết"; " Cảnh đồng quê"; " bờ tre đón khách"; " Bác Hồ của em" "ảnh Bác" "hoa quanh lăng bác"
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐC
|
HĐH
|
|
387
|
165
|
Biết tự điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh nhu cầu giao tiếp
|
Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp.
|
ĐTT, HĐC,HĐG:
Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp.
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
ĐTT
|
ĐTT
|
|
405
|
174
|
Có khả năng nhận dạng các chữ trong bảng chữ cái Tiếng Việt, chữ in thường, in hoa chủ đề trường mầm non
|
Nhận dạng các chữ cái S- X trong bảng chữ cái Tiếng Việt, chữ in thường, in hoa
|
HĐH,HĐG: Làm quen với chữ cái s,x, HĐH + HĐC: Bé chơi ghép chữ cái s x
|
Bé chơi ghép chữ cái s,x
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH
|
HĐG
|
|
Có khả năng nhận dạng các chữ trong bảng chữ cái Tiếng Việt, chữ in thường, in hoa chủ đề trường mầm non
|
Nhận dạng các chữ cái V- R trong bảng chữ cái Tiếng Việt, chữ in thường, in hoa
|
HĐH,HĐG,HĐC: Làm quen với chữ cái v,r
|
làm quen chữ cái v,r
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐG
|
HĐH+HĐC
|
|
439
|
195
|
Nhận ra hình ảnh Bác Hồ và một số địa điểm gắn với hoạt động của Bác Hồ ( chỗ ở, nơi làm việc ). Biết thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ
|
Ảnh Bác Hồ và một số địa điểm gắn với hoạt động của Bác Hồ (chỗ ở, nơi làm việc). Hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ
|
HĐH,HĐG: Món quà tặng Bác.
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
|
441
|
196
|
Biết một vài cảnh đẹp, di tích lịch sử, lễ hội và một vài nét văn hóa truyền thống (trang phục, món ăn) của quê hương đất nước
|
Di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội, một vài nét văn hóa truyền thống (trang phục, món ăn) của quê hương đất nước
|
HĐC: Trò chuyện với trẻ về cảnh đẹp quê hương đất nước. HĐH: Quê hương tươi đẹp
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐC
|
HĐC
|
|
V. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
|
486
|
218
|
Có khả năng vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa)
|
Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc / Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo tiết tấu nhanh
|
HĐH,HĐC:Dạy múa: Em mơ gặp Bác Hồ , Yêu Hà Nội
|
dạy múa: em mơ gặp bác Hồ
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH
|
HĐC
|
|
487
|
219
|
Biết phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm
|
Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm theo chủ đề "Quê Hương - Đất Nước - Bác Hồ".
|
HĐG,HĐC: Làm dây cờ hoa. Làm hoa sen Dự án : Làm chiếc lều cho chuyến du lịch
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐG
|
HĐC
|
|
488
|
220
|
Biết phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối
|
Vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối (CĐ: Quê Hương - Đất Nước - Bác Hồ)
|
HĐH,HĐG: Vẽ hoa sen. Vẽ lăng Bác.
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
|
489
|
221
|
Biết phối hợp các kĩ năng cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoa, bố cục cân đối
|
Cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoa, bố cục cân đối (CĐ: Quê Hương - Đất Nước - Bác Hồ)
|
HĐH/ HĐG: Trang trí ảnh Bác Hồ.
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐG
|
HĐH
|
|
490
|
222
|
Biết phối hợp các kĩ năng nặn để tạo thành sản phẩm có bố cục cân đối
|
Phối hợp các kĩ năng nặn để tạo thành sản phẩm có bố cục cân đối theo chủ đề: Quê Hương -Đất Nước - Bác Hồ
|
HĐH/HĐG/HĐC: Nặn hoa sen Nặn lăng Bác
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
|
491
|
223
|
Biết phối hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hòa, bố cục cân đối
|
Phối hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hòa, bố cục cân đối theo chủ đề: Quê hương - Đất nước -Bác Hồ
|
HĐH/HĐG: Xếp hình lăng Bác
|
nhận xét sản phẩm
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
|
Cộng tổng số nội dung phân bổ vào chủ đề
|
20
|
22
|
|
Trong đó: - Đón trả trẻ
|
2
|
1
|
|
- TDS
|
1
|
1
|
|
- Hoạt động góc
|
3
|
5
|
|
- HĐNT
|
0
|
0
|
|
- Vệ sinh - ăn ngủ
|
0
|
0
|
|
- HĐC
|
6
|
9
|
|
- Thăm quan dã ngoại
|
1
|
1
|
|
- Lễ hội
|
1
|
1
|
|
- Hoạt động học
|
5
|
5
|
|
chia rach
|
Giờ thể chất
|
HĐH
|
1
|
1
|
|
HĐH+HĐG
|
0
|
0
|
|
HĐH+HĐNT
|
0
|
0
|
|
HĐH+HĐC
|
0
|
0
|
|
Giờ nhận thức
|
HĐH+HĐG
|
1
|
1
|
|
HĐH+HĐNT
|
2
|
2
|
|
HĐH+HĐC
|
0
|
0
|
|
HĐH
|
1
|
2
|
|
Giờ ngôn ngữ
|
HĐH
|
1
|
1
|
|
HĐH+HĐG
|
2
|
1
|
|
HĐH+HĐNT
|
2
|
2
|
|
HĐH+HĐC
|
1
|
1
|
|
Giờ TC-KNXH
|
HĐH+HĐG
|
0
|
0
|
|
HĐH+HĐNT
|
0
|
0
|
|
HĐH+HĐC
|
0
|
1
|
|
HĐH
|
1
|
0
|
|
Giờ thẩm mỹ
|
HĐH+HĐG
|
4
|
4
|
|
HĐH+HĐNT
|
0
|
0
|
|
HĐH+HĐC
|
1
|
0
|
|
HĐH
|
1
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ NHÁNH:
Chủ đề nhánh
|
Số tuần
|
Thời gian thực hiện
|
Người phụ trách
|
Ghi chú về sự điều chỉnh( nếu có)
|
Nhánh 1: Lễ hội quê em
|
1 tuần
|
01/05 -05/05/2023
|
Đoàn Thị Vân
|
|
Nhánh 2: Bác Hồ kính yêu
|
1 tuần
|
08/05 - 12/05/2023
|
Nguyễn Thị Thạo
|
|
III. CHUẨN BỊ
|
Nhánh 1: Lễ hội quê em
|
Nhánh 2: Bác Hồ kính yêu
|
Giáo viên
|
- Chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động theo nhánh “ Lễ hội quê em”
- Tranh gợi ý các hoạt động
- Bổ sung đồ dùng, đồ chơi, nội dung chơi
- Nguyên vật liệu: sáp màu, bút dạ, giấy, màu nước, giấy màu, giấy nhăn, hồ dán, hoạ báo cũ, len, lá khô....
-Các trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ.
|
- Chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động theo nhánh “ Bác Hồ kính yêu”
- Tranh gợi ý các hoạt động
- Bổ sung đồ dùng, đồ chơi, nội dung chơi
- Nguyên vật liệu: sáp màu, bút dạ, giấy, màu nước, giấy màu, giấy nhăn, hồ dán, hoạ báo cũ, len, lá khô....
-Các trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ.
|
Nhà trường
|
-Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường cho trẻ hoạt động
|
-Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường cho trẻ hoạt động
|
Phụ huynh
|
- Sưu tầm tranh ảnh, truyện có nội dung chủ đề
- Sưu tầm vỏ hộp, len vụn, lá khô, hột hạt, đế thạch, bông, vỏ quả, hộp sữa, nguyên vật liệu phế thải cho bé
- Chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ đến trường
|
- Sưu tầm tranh ảnh, truyện có nội dung chủ đề
- Sưu tầm vỏ hộp, len vụn, lá khô, hột hạt, đế thạch, bông, vỏ quả, hộp sữa, nguyên vật liệu phế thải cho bé
- Chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ đến trường
|
Trẻ
|
- Trẻ cùng cô tạo môi trường mở
-Trang phục của trẻ gọn gàng, mặc theo mùa.
|
- Trẻ cùng cô tạo môi trường mở
-Trang phục của trẻ gọn gàng, mặc theo mùa.
|
IV. KHUNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ
tt
|
Tên hoạt động
|
Nội dung
|
Ghi chú
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
1
|
Đón trẻ
|
Nhận biết ngày trên đốc lịch
Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp.
Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề mừng sinh nhật Bác
Trò chơi : nhận biết Lá Cờ của 2-3 quốc gia
|
|
2
|
Thể dục sáng
|
+Khởi động:Cô và trẻ đi vòng tròn và đi các kiểu đi
+Trọng động: tập 5 động tác kết hợp bài hát “yêu Hà Nội”
Hô hấp: Đưa tay lên cao- hít vào, hạ tay xuống - thở ra
Tay: Các ngón tay đan vào nhau, co duỗi tay ra trước , lên cao
Lưng, bụng: Ngồi duỗi chân quay người sang bên
Chân: Bước chân sang bên khuỵu gối
Bật: Bật tiến về trước )
|
|
3
|
Hoạt động học
|
Nhánh 1: Lễ hội quê em
|
Ngày 01/05
PTTC
Đi bước dồn trước, dồn ngang trê ghế thể dục
|
Ngày 02/05
PTNT
Số 10 (tiết3)
|
Ngày 03/05
PTNN
Làm quen chữ cái s,x
|
Ngày 04/05
PTTCKNXH
Quê hương Tam Cường của bé
|
Ngày 05/05
PTTM
Dạy hát: Yêu Hà Nội
|
|
Nhánh 2: Bác Hồ kính yêu
|
Ngày 08/05
PTNT
Cách xem giờ chẵn trên đồng hồ
|
Ngày 09/05
PTTM
Trang trí ảnh Bác
|
Ngày 10/05
PTTC
Nhảy lò cò 5m
|
Ngày 11/05
PTNN
DTĐTT: Bác Hồ của em
|
Ngày 12/05
PTNT
Tìm hiểu về áo của người dân tộc thái (5E)
|
|
4
|
Hoạt động ngoài trời
|
Nhánh 1:
Lễ hội quê em
|
Ngày 01/05
-Quan sát thời tiết
-TCVĐ:Tìm bạn thân
-KVC số 1
|
Ngày 02/05
-Quan sát nước leo dốc
-TCVĐ: sói và dê
-KVC số 2
|
Ngày 03/05
-Quan sát: khám phá về nước
-TCVĐ:chuyền nước
-KVC số 3
|
Ngày 04/05
-Quan sát: Vật chìm vật nổi, tan-không tan
-TCVĐ: Tung và bắt bóng
-KVC số 4
|
Ngày 05/05
-Quan sát đu quay, cầu trượt.
-TCVĐ: Kéo co
-KVC số 5
|
|
Nhánh 2: Bác Hồ kính yêu
|
Ngày 08/05
-Quan sát sự bay hơi
-TC:sói và dê
-KVC số 2
|
Ngày 09/05
-Quan sát bầu trời mùa hè
-Tc “Cáo ơi ngủ à”
-KVC số 3
|
Ngày 10/05
-Quan sát cây trong sân trường
-TC: bật xa 35cm
-KVC số 4
|
Ngày 11/05
-Quan sát thời tiết mùa hè
-TC: Tiếp cờ
-Chơi ở khu vực số 5
|
Ngày 12/05
-Quan sát vườn thiên nhiên
-TCVĐ: Kéo co
-Chơi ở khu vực số 6
|
|
5
|
Vệ sinh ăn ngủ
|
-dạy trẻ có ý thức giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ
-Dạy trẻ ăn từ tốn, nhai kỹ, không đùa nghịch trong lúc ăn, không vừa nhai vừa nói, biết nhặt cơm rơi vào đĩa
- Thao tác rửa tay
-Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép "Mời cô"; "Mời bạn"; "Cảm ơn"; "Xin lỗi"… trong giao tiếp
|
|
6
|
Hoạt động chiều
|
Nhánh 1:
Lễ hội quê em
|
Ngày 01/05
-Tìm hiểu về quê hương Tam Cường của bé
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 02/05
-Chơi tự do ở các góc
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 03/05
- Trò chơi: gấp diều giấy
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 04/05
-Chơi ở các góc -Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 05/05
-Kể chuyện “ sự tích Hồ Gươm”
-Vệ sinh trả trẻ
|
|
Nhánh 2: Bác Hồ kính yêu
|
Ngày 08/05
-Trò chơi nhận biết lá cờ của 2-3 quốc gia
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 09/05
-Múa hát tập thể
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 10/05
-Trò chuyện về Bác Hồ
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 11/05
-Đọc thơ “Bác Hồ của em”
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 12/05
-Dạy trẻ một số từ chỉ lễ phép trong giao tiếp
-Vệ sinh trả trẻ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V.HOẠT ĐỘNG GÓC
tt
|
Tên góc chơi
|
Mục đích – yêu cầu
|
Các hoạt động/ trò chơi trong góc chơi
|
Chuẩn bị
|
Phân bổ vào nhánh
|
Nhánh 1: Lễ hội quê em
|
Nhánh 2: Bác Hồ kính yêu
|
1
|
Góc phân vai
|
Nấu ăn
|
-Trẻ biết một số thao tác đơn giản để rán cá
-Trẻ biết bày các món ăn ra đĩa
|
-Các bước rán cá:
+Bước 1: làm cá và rửa cá
+Bước 2: đổ dầu vào chảo
+Bước 3: cho cá vào chảo rán
+Bước 4: bày cá đã chín ra đĩa
|
-Tạp dề
-Bếp ga, xoong, nồi, chảo
-Dao , thớt, cá, rổ, chậu,
-Bát, đĩa, thìa, đũa, dầu ăn
|
x
|
x
|
Bác sĩ
|
-Trẻ biết một số bước khám bệnh
-Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân
|
-Các bước khám bệnh
+Bước 1: bế em đến phòng khám
+Bước 2: bác sĩ khám bệnh
+Bước 3: bác sĩ kê đơn thuốc
+Bước 4: bác sĩ nhận tiền và đưa thuốc
|
-Quần áo của bác sĩ
-Đồ dùng khám bệnh
-Bàn, ghế, sổ khám bênh, bút, tủ thuốc
|
x
|
x
|
Bán hàng
|
-Trẻ biết các bước bán hàng
-Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp với người mua hàng
|
-Các bước bán hàng:
+Bước 1: bày hàng
+Bước 2: chào khách
+Bước nhận tiền và đưa hàng
+Bước 4: cảm ơn khách hàng
|
-Các loại rau, củ, quả, trứng
-Các loại bánh
-Quần, áo, mũ, cặp sách, túi, dép
|
x
|
|
2
|
Góc xây dựng
|
-Trẻ sử dụng kỹ năng xếp chồng các khối như: khối vuông, tam giác, chữ nhật để tạo thành lăng Bác theo ý tưởng của trẻ
- Trẻ biết sử dụng các miếng ghép để lắp ráp thành hàng rào, các bồn hoa, cây cảnh, vườn rau, đường đi... xung quanh
|
-Một số thao tác khi xây lăng Bác
+Bước 1: chọn nguyên vật liệu
+Bước 2: trộn vữa và chở gạch
+Bước 3: xây lăng Bác
+Bước 4: trang trí khuôn viên
|
- Các khối gỗ, nhựa, hàng rào, đồ chơi lắp ghép
- 1 số cây hoa, xanh, lăng bác…
- Các loại hộp to.thùng cattông
|
x
|
x
|
3
|
Góc học tập
|
- Trẻ biết tên các trò chơi, biết chơi các trò chơi
- Sử dụng các miếng ghép dời để ghép thành hình hoàn thiện như hình cho trước
- Biết tìm về đúng nhóm số lượng
- Sử dụng quy tắ a, b để xếp cho đúng thứ tự
|
-Trò chơi 1: mình cùng tập đếm
-Trò chơi 2: vườn hoa chữ cái
-Trò chơi 3: tìm số lượng cho đúng
-Trò chơi 4: bé chắp ghép hình
-Trò chơi 5: Bé xếp tạo chữ cái, chữ số
-Trò chơi 6: sắp xếp theo quy tắc abcd
-Trò chơi 7: ai thông minh hơn
-Trò chơi 8: bé nào giỏi
|
-Rổ đựng các lô tô, que chỉ, các chữ số, chữ cái,các hình cắt sẵn, các mảnh ghép
-Bảng chơi
-Mẫu của cô
|
x
|
x
|
4
|
Góc sách truyện
|
-Trẻ biết mở sách, xem sách, cất sách đúng nơi quy định
-Biết xem đúng thứ tự từ trang đầu đến trang cuối
-Biết kể, gọi tên theo hình ảnh
-Cầm sách đúng chiều.
|
-Trò chơi với các bạn rối
-Trẻ kể chuyện sáng tạo
|
-Các con rối, rối que
-Sách truyện
|
x
|
x
|
5
|
Góc nghệ thuật
|
- Trẻ biết sử dụng bút, sáp màu để vẽ lá cờ, lăng bác,…
-Trẻ biết tô màu lăng bác, lá cờ, hồ gươm, ….
-Biết xé dán dây cờ
-Trẻ biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc để hát các bài hát trong chủ đề
|
-Tô, vẽ lá cờ, lăng Bác, hồ gươm,..
-Xé dán dây cờ
-Hát múa các bài hát trong chủ đề
|
-Sáp màu, giấy vẽ, tranh rỗng, đất nặn, bảng, khăn lau
-Các nguyên liệu: len, vải vụn, giấy vụn, lá cây khô…
-Trống, đàn, mic, mũ múa, sắc xô,bông tay
|
x
|
x
|
VI. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHI TIẾT NHÁNH 1: “Lễ hội quê em” Giáo viên thực hiện: Đoàn Thị Vân
Thứ 2 ngày 01 tháng 5 năm 2023
-Tên hoạt động: Đi bước dồn trước, dồn ngang trê ghế thể dục
-Thuộc lĩnh vực: PTTC
I. Mục đích yêu cầu
Kiến thức
Trẻ biết đi bước dồn ngang trên ghế thể dục, biết chơi thành thạo trò chơi.
Kỹ năng
Phát triển thể lực và sự khéo léo cho trẻ.
Giáo dục
Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức trong giờ học.
II. Chuẩn bị
- Cô: Xắc xô, sân bãi rộng, đủ cho trẻ vận động, ghế thể dục, cờ.
- Trẻ : Quần áo gọn gàng, sức khỏe tốt.
III.Tiến hành
Hoạt động 1 : Trò chuyện gây hứng thú.
- Cô trò chuyện cùng trẻ về Lăng Bác
- Kể tên đồ dùng của Bác
- Sau đó cô chốt lại các ý của trẻ, giáo dục trẻ và dẫn trẻ đến thăm nhà sàn của Bác
Hoạt động 2 : Khởi động
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát bài “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”, kết hợp với các kiểu đi: Đi thường, đi nhanh, đi chậm, đi bằng mũi bàn chân, gót bàn chân, má bàn chân...1-2 vòng. Sau đó chuyển đội hình thành 2 hàng ngang dãn cách đều.
Hoạt động 3: Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
- Động tác tay 3: Tay đưa ngang, gập khuỷu tay
- Động tác chân 3: Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao.
- Động tác bụng 1: Đứng cúi gập người về phía trước tay chạm ngón chân.
- Động tác bật 2: Bật tách chân, khép chân.
b. Vận động cơ bản: Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục
- Cô giới thiệu tên bài tập
- Cô tập mẫu lần 1: Không phân tích
- Cô tập mẫu lần 2: Phân tích động tác
Cô đứng ngang ở 1 đầu ghế, tay cầm cờ (chân phải phía đầu ghế), tay chống hông. Bước chân trái sang ngang 1 bước nhỏ, thu chân phải sát chân trái, tiếp tục bước chân trái sang ngang và thực hiện tiếp như trên. Nếu chân trái phía đầu ghế thì bước chân phải trước, thu chân trái sát chân phải. Bước hết ghế cô để cờ vào giỏ và đứng về cuối hàng.
* Trẻ thực hiện.
- Cô mời 2 trẻ khá lên tập.
- Cô cho lần lượt 2 trẻ ở 2 đầu hàng lên tập cho đến hết.
Cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ.
- Cô cho 2 đội thi đua nhau chuyển đồ
Cô động viên, khuyến khích 2 đội.
- Cô hỏi trẻ tên bài tập
Trò chơi: Nhảy tiếp sức
- Cô giới thiêu tên trò chơi mang tên “ Nhảy tiếp sức”.
- Cô phổ biến cách chơi luật chơi.
- Cô tổ chức cho cả lớp chơi 1 – 2 lần.
Cô động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Hỏi lại tên trò chơi.
- Nhận xét sau khi chơi.
Họat động 3: Hồi tĩnh
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân
Đánh giá trẻ hàng ngày;
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp bổ trợ:
................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 02 tháng 5 năm 2023
-Tên hoạt động: Số 10 tiết 3
-Thuộc lĩnh vực: PTNT
1.Mục đích-yêu cầu:
Kiến thức:
- Trẻ biết cách chia 10 đối tượng ra thành 2 phần theo các cách khác nhau.
Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng chia các nhóm đồ vật ra làm 2 phần, chia theo các số lượng khác nhau.
- Rèn khă năng quan sát ghi nhớ có chủ định.
Thái độ:
- Trẻ hứng thú học tập, biết sử dụng đồ dùng, biết thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, biết ơn cô giáo đã chăm sóc, dạy dỗ mình.
2 . Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: một số đồ dùng dạy học có số lượng 10 , rổ, bảng, bông hoa, thẻ số 1 -> 10 , que chỉ.
- Đồ dùng của trẻ: bảng, rổ, 10 bông hoa,lọ, thẻ số.
3. Tổ chức
* Hoạt động 1: Gây hứng thú - Ôn số lượng trong phạm vi 10 .
- Đến thăm mô hình lăng Bác
- Trẻ đến thăm mô hình bể bơi, hỏi trẻ có những gì?
- Có mấy bông hoa?
- Nhóm nào có số lượng 9? Muốn có số lượng là 10 thì cần phải làm gì? Mời 1 trẻ thêm. Đặt thẻ số tương ứng.
- Nhóm lọ có số lượng là bao nhiêu? Muốn có số lượng bằng với số hoa là 10 thì cần phải làm gì? Mời 1 trẻ thêm, đặt thẻ số tương ứng.
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương kịp thời.
* Hoạt động 2: Dạy trẻ chia 10 đối tượng thành 2 phần theo các cách khác nhau.
- Đàm thoại tái tạo sau khi thăm quan mô hình.
- Món quà của chúng mình là gì?
- Dấu tay – tay đẹp đâu.
+ Cô hướng dẫn trẻ cách chia:
- Cô cũng nhận được món quà đấy, các con xem món quà của cô là gì đây?
- Có mấy bông hoa? Đếm.
- Bây giờ cô sẽ chia 10 bông hoa này thành 2 phần, một phần cô chia cho cô Thuận đấy, các con xem cô chia thế nào nhé.
- Cô chia mẫu, chia thành 2 phần bằng nhau.
- Các con thấy cô chia 2 phần như thế nào? Mỗi bên có bao nhiêu bông hoa? Tương ứng mỗi bên là thẻ số mấy?
- Ngoài cách chia này các con còn biết có cách chia nào khác?
- Có rất nhiều cách chia 10 bông hoa này ra thành 2 phần, bây giờ các con hãy chia theo các cách nhé.
- Dấu tay – tay đẹp đâu. Các con có bao nhiêu bông hoa?
+ Chia theo yêu cầu của cô; cô và trẻ cùng chia.
Lần 1: Chia 10 bông hoa thành 2 phần là 1- 9 .
- Phần thứ nhất có 1 bông hoa – vậy phần thứ 2 có mấy bông hoa? Đặt thẻ số tương ứng.
- Các con gộp lại với nhau xem có tất cả mấy bông hoa?
Lần 2: Chia 10 bông hoa thành 2 phần là 2- 8
- Phần thứ nhất có 2 bông hoa – vậy phần thứ 2 có mấy bông hoa? Đặt thẻ số tương ứng.
- Các con gộp lại với nhau xem có tất cả mấy bông hoa?
Lần 3: Chia 10 bông hoa thành 2 phần là 3- 7
- Phần thứ nhất có 3 bông hoa – vậy phần thứ 2 có mấy bông hoa? Đặt thẻ số tương ứng.
- Các con gộp lại với nhau xem có tất cả mấy bông hoa?
- Lần 4: Các con chia tiếp phần thứ nhất có 4 bông hoa – vậy phần thứ 2 có mấy bông hoa ? Đặt thẻ số tương ứng.
- Vậy có rất nhiều cách chia đối tượng có số lượng là 10 ra làm 2 phần bạn nào nhắc lại cách chia các đối tượng đó.
- Cô gắn các cách chia đó lên bảng, và các cách chia này đều đúng.
* Tích hợp: chơi mưa to mưa nhỏ
+ Trẻ chia theo ý thích của mình:
- Cho trẻ về 3 nhóm chia theo ý thích của mình, sau đó cô kiểm tra trẻ xem có các cách chia khác nhau và hỏi ai có cách chia giống bạn?
+ Trò chơi củng cố: chơi tập tầm vông, cô yêu cầu trẻ cầm bông hoa trên tay chơi tập tầm vông cùng cô.
* Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập: Về đúng nhà.
Cô có 4 ngôi nhà: có số chấm tròn lần lượt là 1 – 2 – 3 – 4 - 5. Mỗi bạn sẽ cầm thẻ số 9 - 8 -7 – 6-5.
- Cách chơi: Cả lớp đi vòng tròn ca hát, khi nghe hiệu lệnh: về đúng nhà thì các con nhanh mắt về đúng nhà có số chấm tròn gộp với số thẻ số trên tay của mình bằng 10 .
- Luật chơi: Ai về nhầm nhà sẽ phải nhảy lò cò.
- Trẻ chơi 1 – 3 lần.
Cô hướng trẻ chơi, bao quát, nhận xét trẻ chơi.
+ Nhận xét – kết thúc.
Đánh giá trẻ hàng ngày;
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp bổ trợ:
................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 03 tháng 5 năm 2023
-Tên hoạt động học: Làm quen chữ cái s,x
-Thuộc lĩnh vực: PTNN
1.Mục đích-yêu cầu:
* Kiến thức:
-Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái s, x
-Nhận ra các chữ cái trong từ: nhà sàn, hoa sen, xóm làng, phố xá, tre xanh
-Biết một số địa danh là di tích lịch sử và vẻ đẹp của quê hương đất nước Bác Hồ.
*Kỹ năng:
-Trẻ nghe và phát âm chính xác chữ cái s, x
-Rèn luyện khả năng nhận biết, phát âm chữ cái s, x
-Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định
-Rèn phản ứng nhanh khi tham gia trò chơi
*Thái độ:
-Trẻ hứng thú hoạt động và làm theo yêu cầu của cô
-Giáo dục trẻ có tinh thần thi đua và đoàn kết
-Giáo dục trẻ biết yêu quê hương đất nước
2. Chuẩn bị:
-Máy tính, máy chiếu
-Nhạc bài hát: yêu Hà Nội, Hoà bình cho bé, Quê hương tơi đẹp
- Thẻ chữ s, x. Mỗi trẻ 1 lá cờ có gắn chữ cái s, x để chơi trò chơi, 3 bài thơ Hồ sen.
3.Tiến hành:
*Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú:
-Cho trẻ hát bài “yêu Hà Nội”
- Trò chuyện với trẻ về bài hát
-Giáo dục trẻ biết yêu quê hương đất nước
-Cô và trẻ cùng vận động bài hát “yêu Hà Nội” kết hợp đi vòng tròn về chỗ ngồi
-Kết thúc bài hát cô nói đã đến “thủ đô Hà Nội”
*Hoạt động 2: Làm quen chữ cái s, x
a. Làm quen chữ cái s:
-Cho trẻ xem hình ảnh Lăng Bác, hình ảnh nhà sàn. Hỏi trẻ về hình ảnh
-Giới thiệu từ dưới hình ảnh và đọc mẫu từ “nhà sàn”
-Cho trẻ tìm chữ cái đã học trong từ “nhà sàn”
-Hỏi trẻ còn 1 chữ cái đứng ở vị trí số 4 có ai biết không? Vì sao con biết?
-Ai có nhận xét gì về chư cái này?
-Các con hãy chọn thẻ chữ trong rổ giống với thẻ chữ của cô và giơ lên.
=>Chữ của các con đang cầm trên tay và chữ cái của cô đang cầm là giống nhau và được phát âm là (sờ).
-Cô phát âm trước sau đó cho lớp, tổ, cá nhân phát âm
-Cô giới thiệu cho trẻ biết chữ s và cấu tạo chữ s
-Cô giới thiệu chữ “s” in thường, “s” in hoa, chữ “s” viết thường
b. Làm quen chữ cái x:
-Cho trẻ xem hình ảnh phố xá và đàm thoại về bức tranh
-Giới thiệu từ dưới tranh và đọc mẫu từ “phố xá”
-Hỏi trẻ trong từ “phố xá” có các chữ cái đã được học rồi có ai biết đó là chữ nào không?
-Cô giới thiệu cho trẻ biết chữ “x”
- Ai có nhận xét gì về chữ cái này?
-Các con hãy chọn thẻ chữ trong rổ giống với thẻ chữ của cô và giơ lên.
=>Chữ của các con đang cầm trên tay và chữ cái của cô đang cầm là giống nhau và được phát âm là (xờ).
-Cô phát âm mẫu (2-3 lần)
-Mời lớp, tổ, cá nhân phát âm
- Lớp phát âm lại
-Hỏi trẻ ai có nhận xét gì về hình dáng chữ “x”
-Cô nói cấu tạo của chữ x: gồm hai nét xiên chéo nhau
-Cô giới thiệu chữ “x” in thường, chữ “x” in hoa, chữ “x” viết thường
c)so sánh: chữ s và chữ x
*Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập:
+Trò chơi 1: Về đúng vị trí
-Luật chơi: Bạn nào về đúng sẽ được thưởng 1 tràng pháo tay. Bạn nào về sai sẽ phải nhảy lò cò một vòng quanh lớp
-Cách chơi: Mỗi trẻ lên lấy 1 lá cờ trên lá cờ có gắn các chữ cái mà trẻ vừa được làm quen. Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “hoà bình cho bé”. Khi nào có hiệu lệnh về đúng vị trí thì những trẻ có lá cờ mang chữ cái “s” phải đứng về 1 phía, những trẻ có lá cờ mang chữ cái “x” phải đứng về 1 phía theo đúng phía cô đã yêu cầu
-Cho trẻ chơi 2 lần
+Trò chơi 2: chơi với vở chữ cái
- cô hướng dẫn trẻ thực hiện trong vở chữ cái
- cô nhận xét khen trẻ.
*Hoạt động 4: Nhận xét
-Hỏi lại trẻ tên bài học
-Cô nhận xét - khen trẻ - hát bài “quê hương tươi đẹp” cho trẻ ra chơi
Đánh giá trẻ hàng ngày;
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp bổ trợ:
................................................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 04 tháng 5 năm 2023
-Tên hoạt động học: Quê hương Tam Cường của bé
-Thuộc lĩnh vực: PTNT-KPKH
1.Mục đích-yêu cầu
*Kiến thức
-Trẻ thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó với quê hương
*Kỹ năng
-Phát triển ngôn ngữ và vốn từ, tư duy, óc tưởng tượng của trẻ
*Thái độ
-Trẻ biết yêu mến, tự hào,giữ gìn cảnh quan, lịch sử của quê hương Tam Cường
2. Chuẩn bị :
-Đĩa nhạc các bài hát về chủ đề
-Đoạn phim quay cảnh các bạn nhỏ học giỏi, có hoàn cảnh khó khăn vượt khó được nhà tài trợ : Thuốc lào, báo, tạp chí, tranh ảnh về chùa Thanh Sử,nhà thờ Nam Am, đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm...
3. Tiến hành
*Hoạt động 1:Ổn định tổ chức
-Cô cho trẻ lắng nghe âm thanh của buổi sớm quê nhà với tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách, tiếng gà gáy sớm để trẻ cảm nhận được âm thanh của làng quê Việt Nam.
*Hoạt động 2: Bé yêu quê hương Tam Cường của bé
-Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát « quê hương »
+Con thấy giai điệu của bài hát ntn ? Quê hương được ví với những hình ảnh gần gũi, thân quen nào ? Qua bài hát con có cảm nhận ntn về quê hương ?
-Cô hệ thống lại
-Các con có biết quê hương mình ở đâu không ? Cô con mình cùng đến với quê hương Tam Cường nhé ?
-Cô giới thiệu cho trẻ xem những bức tranh về cảnh đẹp của quê hương Tam Cường như chùa Thanh Sử, nhà thờ Nam Am.Cô giới thiệu thêm quê hương Tam Cường còn có cánh đồng thuốc lào, cánh đồng lúa bát ngát và đặc sản thơm ngon khác.
+Khi ngắm nhìn những cảnh đẹp của quê hương Tam Cường các con có cảm nhận gì ? (2-3 trẻ) Con sẽ làm gì để góp phần làm cho quê hương thêm giàu đẹp, bảo vệ môi trường, giữ gìn vẻ đẹp của quê hương ? (2-3 trẻ nói lên suy nghĩ của mình)
-Cô khái quát lại
-Cô giới thiệu : Các bạn nhỏ đang sống trên quê hương Tam Cường, nơi đây có những ngôi nhà kiên cố, các bạn được học tập dưới mái trường Mầm non, Tiểu học khang trang, sạch đẹp, một số bạn có hoàn cảnh khó khăn, tàn tật ăn không đủ no, mặc không đủ ấm nhưng các bạn đã cố gắng, lỗ lực vượt mọi khó khăn để trở thành học trò chăm ngoan học giỏi. Cho trẻ xem đoạn phim về cảnh nhà tài trợ tặng quà cho các bạn học giỏi, có hoàn cảnh khó khăn.
+Đoạn phim có những gì ? Con cảm nhận như thế nào về cuộc sống của các bạn? Bằng tình thương yêu của mình, con sẽ làm gì để chia sẻ với các bạn có cuộc sống khó khăn thiếu thốn ?
-Hỏi trẻ về tình cảm của mình khi tham gia các hoạt động tặng áo ấm, tặng quà cho các bạn vùng khó khăn ?
=>Cô chia sẻ cùng trẻ : Cô tin rằng khi nhận được những món quà của các con, các bạn nhỏ ở những vùng khó khăn sẽ rất vui...
-Ngoài ra cô cho trẻ xem đoạn phim về danh nhân văn hóa trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
*Hoạt động 3:Củng cố
-Dẫn dắt: Khi tết đến, xuân về trên khắp thôn xóm, trong mỗi gia đình, các bà, các mẹ lại gói bánh trưng, bày mâm ngũ quả
-Cô cho trẻ chơi trò chơi “Người công dân tí hon”.
+Nhóm 1: Trang trí, in khuôn bánh trưng
+Nhóm 2: Tô màu, vẽ tranh chùa Thanh Sử, nhà thờ Nam Am, đền Trạng Trình
+Nhóm 3: Cắt, xé, dán trang phục các dân tộc trên quê hương
Đánh giá trẻ hàng ngày;
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp bổ trợ:
................................................................................................................................................................................
Thứ 6 ngày 05 tháng 5 năm 2023
Tên hoạt động học: Dạy hát: Yêu Hà Nội
-Thuộc lĩnh vực: PTTM
1.Mục đích-yêu cầu;
*Kiến thức
-Trẻ nhớ tên tác giả, tên bài hát “Yêu Hà Nội”, “Bác Hồ một tình yêu bao la”
*Kỹ năng
-Luyện cho trẻ kỹ năng nghe nhạc và hát rõ lời bài hát
-Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, khả năng cảm thụ âm nhạc
*Thái độ
-Giáo dục trẻ biết yêu quê hương đất nước
2.Chuẩn bị:
- Nhạc các bài hát “Yêu Hà Nội”, “Bác Hồ một tính yêu lăng Bác”
-Dụng cụ âm nhạc (trống,phách,thanh la,đàn,xắc xô...), mũ âm nhạc.
-Máy tính, đàn.
3. Tiến hành các hoạt động
*Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú
+Trò chơi “tai ai tinh”
- Cô giới thiệu tên trò chơi .Hướng dẫn cách chơi .
- Trẻ chơi: Cô điều khiển trò chơi và động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
-Cô giới thiệu bài hát “Yêu Hà Nội”
*Hoạt động2: Dạy hát: Yêu Hà Nội
-Cô hát lần 1:kết hợp với ánh mắt cử chỉ điệu bộ
+Cô vừa hát bài gì? Do nhạc sĩ nào sáng tác?
-Cô hát lần 2: kết hợp với đàn
-Cô mời 2-3 trẻ hát cùng cô với đàn.( cô quan sát sửa sai cho trẻ)
-Cô cho cả lớp hát 2-3 lần với đàn.( cô quan sát sửa sai cho trẻ)
-Thi đua tổ, nhóm hát với nhạc cụ
- Mời 3 tổ hát
- Mời nhóm bạn trai hát, nhóm bạn gái hát,cá nhân trẻ hát.
- Chú ý sửa sai cho trẻ sau mỗi lần hát.
- Cả lớp hát lại một lần.
=> Giáo dục trẻ yêu quê hương đất nước.
*Hoạt động 3: Nghe hát “ Bác Hồ một tình yêu bao la” của nhạc sĩ Thuận Yến
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Cô hát lần 1
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Do ai sáng tác?
- Cô hát lần 2:Có làm động tác minh hoạ
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
* Kết thúc: Cô và trẻ hát lại bài “Yêu Hà Nội” và ra sân chơi.
Đánh giá trẻ hàng ngày;
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp bổ trợ:
................................................................................................................................................................................
VII. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHI TIẾT NHÁNH 2: “Bác Hồ kính yêu” Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thạo
Thứ 2 ngày 08 tháng 5 năm 2023
-Tên hoạt động học: Cách xem giờ chẵn trên đồng hồ
-Thuộc lĩnh vực: PTNT
1.Mục đích-yêu cầu:
- Trẻ biết xem giờ chẵn trên đồng hồ, biết chức năng của các chữ số, kim ngắn và kim dài trên đồng hồ. Có biểu tượng ban đầu về thời gian.
- Trẻ xem và đọc được giờ chẵn trên đồng hồ.
- Trẻ biết phối hợp cùng bạn tham gia vào các hoạt động. Biết quý trọng thời gian, biết thời gian rất cần thiết đối với con người.
2. Chuẩn bị:
- Đồng hồ thật: Đồng hồ điện tử, đồng hồ treo tường, đồng hồ báo thức, đồng hồ vạn niên.
- Bài hát “ Gà gáy le te”
- Đồng hồ đủ cho cô và trẻ. ( Đồ dùng cô lớn hơn)
- Một số đồng hồ làm từ đĩa nhạc trẻ chơi trò chơi.
- 3 tờ giấy rô ky có dán các giờ ( Từ 1 giờ đến 12 giờ), que chỉ.
3. Tiến hành
* Hoạt động 1: Bé xem giờ chẵn trên đồng hồ
- Cô, trẻ cùng hát và vận động bài" Gà gáy le te"- Dân ca Cống.
- Trò chuyện cùng trẻ:
+ Lớp mình vừa hát và vận động bài gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
- Ngoài gà gáy báo thức mọi người biết đó là trời sáng rồi, thì con còn biết đồ dùng nào giúp chúng ta biết được giờ giấc nữa?
+ Vậy nhà bạn nào có đồng hồ?
+ Các bạn biết xem đồng hồ chưa?
+ Cho trẻ xem đồng hồ có 3 kim và hỏi:
+ Con biết đồng hồ này chỉ mấy giờ?
- Cô khái quát và cho trẻ lấy đồng hồ về chỗ ngồi:
+ Con có nhận xét gì về đồng hồ?
+ Hai kim đồng hồ như thế nào với nhau? Kim dài chỉ gì? Kim ngắn chỉ gì?
- Cô khái quát và cho trẻ đọc: Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút.
+ Ngoài kim giờ và kim phút trên đồng hồ còn có gì nữa? Các số được sắp xếp như thế nào?
- Cho trẻ đọc các chữ số trên mặt đồng hồ
- Cô khái quát và dạy trẻ cách xem giờ chẵn: Khi kim phút chỉ vào số 12, kim giờ chỉ vào 1 số bất kỳ trên mặt đồng hồ thì đó là giờ chẵn.
- Cho trẻ quay kim đồng hồ giống cô và hỏi trẻ:
+ Các con nhìn xem đồng hồ chỉ mấy giờ? ( 7 giờ)
+ Vậy 7 giờ thì kim giờ và kim phút chỉ vào những số
nào?
- Cho trẻ đọc: 7 giờ
+ Đố các con chúng ta vào học lúc mấy giờ?
- Cho trẻ quay kim đồng hồ chỉ 8 giờ và đọc.
+ Kim giờ và kim phút chỉ những số nào cho ta biết 8 giờ?
- Cô quay kim chỉ 9 giờ và hỏi:
+ Đồng hồ của cô chỉ mấy giờ? Vì sao con biết?
- Cho trẻ quay kim đồng hồ chỉ 9 giờ và đọc.
+ Khi đồng hồ chỉ 12 giờ thì kim giờ và kim phút như thế nào với nhau?
- Cô khái quát và cho trẻ đọc: 12 giờ
- Tương tự cô hướng dẫn trẻ xem và đọc một số giờ chẵn khác ( 1 giờ, 2 giờ…)
- Mời nhóm, cá nhân đọc.
- Cho trẻ quay kim chỉ 6 giờ và hỏi
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Các con có nhận xét gì về vị trí của kim giờ và kim phút?
- Cô khái quát và cho trẻ đọc: 6 giờ
- Cho trẻ quay kim chỉ giờ theo yêu cầu của cô. Ngược lại cô quay kim chỉ giờ nào thì trẻ sẽ đọc giờ đó.
- Cô dẫn dắt và giới thiệu giờ lẻ trên đồng hồ.
- Cô quay 1 số giờ lẻ trên đồng hồ cho trẻ xem và đọc.
* Mở rộng:
Giới thiệu và cho trẻ xem một số đồng hồ khác như: Đồng hồ treo tường, đồng hồ báo thức, đồng hồ điện tử, đồng hồ vạn niên…
* Giáo dục:
- Vì kim đồng hồ chỉ quay được 1 chiều nên thời gian qua rồi sẽ không trở lại vì thế thời gian rất quý, chúng ta phải biết quý trọng nó.
+ Vậy các con cần phải làm gì để không bỏ phí thời gian?
- Dẫn dắt chuyển hoạt động.
*Hoạt động 2: Chơi: “ Đội nào giỏi nhất”
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội, khi có tiếng nhạc bạn đầu hàng của mỗi đội chạy lên chọn 1 đồng hồ chỉ giờ chẵn gắn tương ứng với số giờ trên bảng rồi chạy về cuối hàng, bạn kế tiếp tiếp tục chạy lên thực hiện như vậy. Khi nhạc kết thúc, đội nào gắn đúng được nhiều đồng hồ hơn thì đội đó chiến thắng.
+ Luật chơi: Mỗi lượt chạy lên chỉ gắn 1 đồng hồ. Bạn chạy về bạn kế tiếp mới được chạy lên.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2l.
- Nhận xét kết quả chơi.
* Kết thúc: Tuyên dương trẻ, chuyển hoạt động.
Cô và trẻ cùng thu dọn đồ dùng.
Đánh giá trẻ hàng ngày;
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp bổ trợ:
................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 09 tháng 5 năm 2023
-Tên hoạt động học: Trang trí khung ảnh Bác Hồ
-Thuộc lĩnh vực: PTTM
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Kiến thức:
-Trẻ có một số hiểu biết về Bác Hồ - Vị lãnh tụ đất nước.
- Biết trang trí khung ảnh hoàn chình.
2. Kỹ năng :
- Biết phối hợp kỹ năng tạo hình đã học để tạo nên sản phẩm.
-Trẻ biết phối hợp các màu sắc với nhau.
- Củng cố kỹ năng cắt, dán.
- Kỹ năng sắp xếp bố cục một bức tranh.
- Rèn kĩ năng sắp xếp bố cục trên giấy, kĩ năng phết hồ
- Phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
3. Thái độ:
- Hứng thú tham gia cùng cô và các bạn : Trang trí xung quanh khung ảnh Bác.
- Giáo dục trẻ lòng kính yêu Bác Hồ, biết vâng theo lời Bác dạy chăm lo học hành. Ngoan ngoãn vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị.
II. Chuẩn bị:
- Một số tranh ảnh trang trí khung ảnh Bác để gợi ý
+ Tranh 1 : Tranh trang trí bằng sáp màu
+ Tranh 2 : Tranh trag trí khung ảnh Bác bằng dây xúc xích giấy
+ Tranh 3: Tranh trang trí khung ảnh Bác bằng hình hoa lá cắt dán
- Khung ảnh Bác
- Hình ảnh hoa lá
- Giấy màu, kéo, hồ dán, khăn lau tay.
- Tích hợp: âm nhạc
III. Tổ chức hoạt động.
HĐ 1: Ổn định tổ chức
Cho trẻ cùng hát bài “ Nhớ ơn Bác”
- Trò chuyện về nội dung bài hát:
+ Bài hát nói về ai?
+ Tình cảm của Bác đối với các cháu thiếu nhi ntn?...
Bác Hồ rất yêu thương các cháu thiếu nhi. Khi còn sống mặc dù bận rất nhiều công việc nhưng Bác luôn chăm lo cho các cháu , dành thời gian để múa hát và tặng các cháu thiếu nhi kẹo đấy.
- Với tình yêu thương bao la của Bác thì chúng mình biết làm gì?
- Tháng 5 chúng ta có sự kiện gì đáng nhớ nào?
- Các bạn có biết ngày sinh nhật Bác là ngày bao nhiêu không?
Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu vì vậy các con phải biết quý trọng và kính yêu Bác.
Sắp đến ngày 19/5 là ngày sinh của Bác Hồ kính yêu hôm nay cô cùng các con trang trí khung ảnh Bác Hồ cho thật đẹp để làm quà dâng lên Bác Hồ nhân ngày sinh nhật Bác nhé.
HĐ 2 : Quan sát tranh - trò chuyện.
- Trò chuyện với trẻ về các bức tranh:
* Tranh 1
+ Các con nhìn thấy cô có những bức tranh về ai đây? (Bác Hồ)
Đây là bức tranh cô trang trí ảnh Bác Hồ đấy!
+ Các con có biết làm thế nào mà cô tạo ra được những bức tranh này không?
+ Các bức tranh của cô đều được cô sử dụng rất nhiều các kỹ năng tạo hình để trang trí đấy: như cô dùng bút sáp để vẽ, cô cắt hình ảnh hoa lá để dán, và cô còn làm xúc xích để trang trí nữa đấy…
+ Ở bức tranh trang trí ảnh Bác bằng sáp màu các con có biết cô làm như thế nào không? (vẽ, tô màu, cô dung dụng cụ gì: bút sáp) khi vẽ, tô màu các con cần chú ý điều gì?( cầm bút bằng tay phải, ngồi ngay ngắn, tô màu không chờm ra ngoài…)
+ À để tạo thành được một bức tranh trang trí bằng sáp màu. Đầu tiên cô dùng bút sáp màu vẽ các hình mà mình thích (ở tranh này cô vẽ 1 hình tròn rồi lại đến 1 nét ngang, một hình tròn rồi lại đến 1 nét thẳng) và vẽ xen kẽ các hình với nhau lần lượt cho đến hết khung ảnh. Sau đó cô sẽ tô màu cho hình và nền.vậy là cô đã làm được bức tranh trang trí ảnh Bác bằng bút sáp màu rồi.
* Tranh 2
- Thế còn bức tranh này các con biết cô làm như thế nào không?(cắt dán)
+ Cô dung dụng cụ gì để cắt, khi cắt thì các con cần chú ý điều gì?
- Đầu tiên chọn hình ảnh hoa lá, sau đó cô dùng kéo cắt theo đường viền thẳng và cong các hình ảnh về hoa, lá đấy, cô dùng tay nào để cầm kéo? ( tay phải)
+ Sau khi đã cắt đủ các hình ảnh hoa, lá để trang trí khung ảnh Bác các con có biết cô sẽ làm gì không?
+ Lúc này cô bắt đầu sắp xếp các chi tiết hoa, lá, hình tròn xung quanh ảnh Bác sao cho phù hợp, đẹp mắt nhất..
+ Sau khi đã sắp xếp hoàn chỉnh, cân đối, cô bắt đầu bôi keo vào mặt sau của giấy. Cô dùng ngón tay chỏ chấm vào keo rồi bôi lên giấy. Các con cùng đưa tay lên bôi keo giống cô nào.( Chầm vào keo, bôi lên giấy, xoa đều) Các con lưu ý chỉ chấm lượng keo vừa đủ, để ko làm ướt và hỏng giấy nhé.
+ Cuối cùng cô dán lên khung tranh. Vậy là cô đã có một bức tranh trang trí khung ảnh Bác bằng hình hoa lá và các chấm tròn rồi.
* Tranh 3:
- Còn bức tranh này cô đố các con biết cô đã làm như thế nào để trang trí được bức tranh này?
- Cô làm dây xúc xích bằng giấy để dán và trang trí đấy. Các con đã biết làm xúc xích chưa? Để dán được những dây xúc xích dài như thế này thì các con cần chọn giấy màu sau đó dán 2 đầu lại với nhau thành 1 vòng tròn, luồn tiếp giấy vào dán làm vòng tròn thứ 2, thứ 3 cứ tiếp tục như vậy khi nào dây xúc xích dài thì chúng ta sẽ trang trí vào khung ảnh Bác.
Vậy các con có muốn được thể hiện tài năng của mình để trang trí ảnh Bác Hồ để tặng Bác nhân ngày sinh nhật không?
- Hôm nay cô muốn các con dùng đôi bàn tay khéo léo để trang trí ảnh Bác thật đẹp nhé!
* Thăm dò ý tưởng của trẻ:
- Bây giờ bạn nào giỏi nói cho cô và các bạn biết ý tưởng của mình nào!
- Nếu được chọn nguyên vật liệu, dụng cụ để trang trí ảnh Bác Hồ con sẽ làm như thế nào?
+ Cô mời 2-3 trẻ:
+ Con thích được trang trí ảnh Bác như thế nào?
+ Con dùng dụng cụ gì để trang trí? Con sẽ vẽ gì? vẽ như thế nào?sau khi vẽ xong các con sẽ làm gì để bức tranh hoàn chỉnh?
+ Có bạn nào cùng chung ý thích như của bạn không?
+ Còn bạn nào có ý tưởng khác ? Con sẽ làm như thế nào?
=> Cô nhận thấy các con có rất nhiều ý tưởng khác nhau,có bạn thích được cắt dán, có bạn lại thích vẽ, có bạn lại thích làm xúc xích để trang trí ảnh Bác…. Và bạn nào cũng rất háo hức để được thực hiện ý tưởng của mình.
- Nhưng trước khi thực hiện cô nhắc chúng mình sau khi cắt dán xong các con nhớ nhặt rác để đúng nơi quy định. Còn bàn tay của chúng mình sau khi cắt dán xong các con nhớ lau tay sạch sẽ nhé! Các con chú ý khi cầm kéo chúng mình phải thật cẩn thận, không được nghịch không sẽ rất nguy hiểm đấy . các con nhớ chưa nào!
- Trên bàn cô đã chuẩn bị rất nhiều những đồ dùng, dụng cụ, nguyên liệu, hình ảnh rồi. Và không để các con phải chờ đợi lâu nữa, cô mời các con hãy chọn đồ dung, dụng cụ mà mình thích và về bàn để trang trí ảnh Bác nào!
- Cô cho trẻ về các nhóm thực hiện ý tưởng của mình.
HĐ 3: Trẻ thực hiện:
- Trẻ ngồi theo nhóm, thực hiện cắt dán, vẽ, tô màu… bức tranh theo ý tưởng của mình.
- Cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ thực hiện.
HĐ 4: Nhận xét và trưng bày sản phẩm:
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm lên giá( trẻ nào xong trước cho lên trưng bày trước).
- Cho trẻ nhận xét, giới thiệu về bức tranh của mình.
+ Các con thích khung ảnh nào nhất? Vì sao con thích?
- Cô nêu nhận xét chung.
- Động viên,khen ngợi trẻ.
*Giáo dục: Cô nhận thấy tất cả các con đều rất cố gắng để tạo ra những sản phẩm đẹp dâng lên Bác trong ngày sinh nhật Bác Hồ, và các con đã trang trí được những bức tranh rất đẹp. Cô mong muốn rằng các con sẽ thể hiện tình yêu, lòng biết ơn, kính trọng của mình với Bác Hồ kính yêu không chỉ qua những bức tranh mà còn qua những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày như: biết vâng theo lời Bác dạy chăm lo học hành. Ngoan ngoãn vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị. Các con có đồng ý với cô không?
3. Kết thúc:
- Bây giờ cô và các con sẽ cùng nhau hát bài hát “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ” để thể hiện tình yêu, lòng biết ơn củả các con với Bác Hồ
Đánh giá trẻ hàng ngày;
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp bổ trợ:
................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 10 tháng 5 năm 2023
-Tên hoạt động: Nhảy lò cò 5m
-Thuộc lĩnh vực: PTTC
1.Mục đích-yêu cầu:
Kiến thức
- Trẻ biết tên bài tập vận động cơ bản
- Trẻ biết nhảy lò cò bằng 1 chân theo hiệu lệnh
Kỹ năng
- Rèn kĩ năng nhảy lò có bằng 1 chân và giữ thăng bằng cơ thể trên 1 bàn chân cho trẻ.
- Rèn thể lực và sự khéo léo cho trẻ. Giúp trẻ khoẻ mạnh,thoải mái và tích cực tham gia vào các hoạt động khác
Thái độ
- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập bằng phẳng sạch sẽ. Xắc xô, phấn trắng kẻ vạch
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1:Khởi động
- Cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp các kiểu đi
- Trẻ về 2 hàng, điểm danh, dàn hàng ngang rồi tập bài tập phát triển chung
Hoạt động 2:Trọng động
a. BTPTC:
- Tập các động tác theo nhạc bài nắng sớm
- Nhấn mạnh động tác Bật tiến về trước.
b. VĐCB:
- Cô giới thiệu vận động cơ bản
- Để t/h bài tập thật chính xác các con chú ý xem cô làm mẫu nhé
- Lần 1: Làmkhông giải thích
- Lần 2: Làm chậm kết hợp phân tích cách thực hiện
TTCB: 2 tay thả tự nhiên,chân đứng thẳng trước vạch xuất phát,khi có hiệu lệnh “ chuẩn bị” chân phải đứng thẳng chân trái co lên. Khi có hiệu lệnh “ nhảy” thì bắt đầu nhảy lò cò tiến về phía trước đồng thời mắt nhìn thẳngvề phía trước, tay đánh nhịp nhẹ nhàng theo nhịp nhảy. Khi nhảy về đến đích cô hạ chân xuống và đi về cuối hàng đứng.
- Lần 3: Nhắc lại ý chính
- Gọi 2 trẻ lên làm mẫu ( nếu trẻ tập tốt cô cho trẻ lần lượt lên tập, nếu chưa tốt cô nhắc lại thêm 1 lần rồi cho trẻ thực hiện )
- Cho trẻ 2 tổ lên thực hiện
- Cô quan sát, sửa sai cho trẻ đồng thời cô động viên, khuyến khích để trẻ tập tốt hơn trong lần sau
Hoạt động 3: Trò chơi trời mưa
- C« giíi thiÖu luËt ch¬i c¸ch ch¬i hoÆc cho trÎ nh¾c l¹i c¸ch ch¬i
- Tæ chøc cho trÎ ch¬i
- C« vµ trÎ cïng nhËn xÐt sau khi ch¬i
Hoạt động 4:Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng
- Cô nhận xét, động viên khen ngợi trẻ
Đánh giá trẻ hàng ngày;
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp bổ trợ:
................................................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 11 tháng 5 năm 2023
-Tên hoạt động học: Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ: “Bác Hồ của em”
-Thuộc lĩnh vực: PTNN
1.Mục đích-yêu cầu:
*Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ “Bác Hồ của em” của tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận được âm điệu vui tươi của bài thơ.
- Trả lời được các câu hỏi theo nội dung bài thơ.
*Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm và rõ ràng mạch lạc.
*Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu quí kính trọng Bác Hồ.
2. Chuẩn bị:
- Máy vi tính, loa, nhạc nền bài (Bé em tập nói, Bài Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ) que chỉ, chiếu.
- Hình ảnh về Bác, em bé, nhạc nền bài " Bé em tập nói"
- Tranh thơ minh họa nội dung bài thơ.
3.Tiến hành:
*Hoạt động 1: Gây hứng thú-Giới thiệu bài
- Xúm xít, xúm xít
- Giới thiệu khách
- Cô nói: Các con hãy quan sát lên màn hình xem cô có hình ảnh về ai nhé!
+ Các con vừa được xem hình ảnh về ai nhỉ?
+ Trong hình ảnh về Bác còn có ai nữa vậy
+ Tình cảm của bạn nhỏ với Bác Hồ như thế nào?
- Cô nói: Biết được tình cảm các bạn nhỏ với Bác Hồ mà nhà thơ Phan thị Thanh Nhàn đã viết nên bài thơ " Bác Hồ của em" mà hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu qua chương trình câu lạc bộ "Bé yêu thơ".
* Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô nói: Bây giờ các con nghe cô đọc nhé:
- Cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe
+ Lần 1: Cô đọc thơ diễn cảm bằng lời
- Cô nói: Có một họa sỹ đã vẽ tặng cho cô bức tranh minh họa về nội dung bài thơ đấy!
+ Lần 2: Đọc kết hợp bằng tranh minh họa
-Đàm thoại
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+ Của tác giả nào
+ Chúng mình sinh ra Bác Hồ có còn không?
+ Điều đó được thể hiện ở câu thơ nào?
+ Tuy Bác không còn nữa nhưng Bác đã để lại cho chúng ta những gì?
Trích: " Chỉ còn tiếng hát
Chỉ còn lời ca
Chỉ còn câu chuyện
Chỉ còn bài thơ".
+ Các con cảm thấy Bác Hồ với chúng ta như thế nào?
+ Bác Hồ đã dạy các con những điều gì?
* Tóm tắt: Bài thơ nói về Bác Hồ kính yêu của chúng ta tuy Bác không còn nữa nhưng những lời hát, lời ca, câu chuyện, bài thơ kể về Bác vẫn còn vang mãi trong lòng chúng ta.
+ Để trở thành con ngoan, trò giỏi các con phải làm gì?
- Giáo dục trẻ chăm ngoan, học giỏi để trở thành cháu ngoan Bác Hồ.
- Cô nói: Vừa rồi các con vừa trải qua phần thi " Ai hiểu thơ hơn" rồi đấy. Cô mời chúng mình đứng dậy hát với cô bài " Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ".
- Cô và trẻ cùng đọc 2 lần.
- Thi đua tổ, nhóm, cá nhân
- Cô chú ý quan sát động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ kịp thời.
*Hoạt động 3: Kết thúc
- Cho trẻ hát bài " Bé em tập nói" ra ngoài.
Đánh giá trẻ hàng ngày;
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
.3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp bổ trợ:
................................................................................................................................................................................
Thứ 6 ngày 12 tháng 4 năm 2023
-Tên hoạt động học: Tìm hiểu về áo của người dân tộc thái (5E)
-Thuộc lĩnh vực: PTNT-KPKH
1.Mục đích –yêu cầu:
*Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi và các đặc điểm đặc trưng về trang phục của người dân tộc Thái: Màu sắc, chất liệu, các bộ phận của áo (cổ, thân, tay áo, hàng cúc,…)
- Trẻ biết được trang phục đặc trưng của người dân tộc Thái là: Con gái mặc áo Cóm, con trai mặc áo chàm
*Kỹ năng
- Khi mặc trang phục của người Thái trẻ biết cách cài cúc (cài từ trên xuống dưới theo thứ tự), thắt dây lưng,…
- Trẻ có kỹ năng quan sát, hợp tác, làm việc nhóm và chia sẻ
- Kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện, trình bày.
*Thái độ
- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động khám phá
- Tự tin trao đổi, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn và bảo tồn bản sắc trang phục của dân tộc.
2. Chuẩn bị:
- Video trang phục dân tộc Thái
- Bộ váy Áo cóm, áo chàm,…
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng
- Lôtô trang phục dân tộc Thái
3.Tiến hành:
1. Gắn kết
- Cho trẻ xem video: Trang phục của người dân tộc Thái
- Trò chuyện với trẻ:
+ Chúng mình vừa xem video gì?
+ Chúng mình nhìn thấy gì trong Video nhỉ?
+ Những bộ trang phục đó có điểm gì khác với những bộ quần áo các con đang mặc?
- Cô củng cố: Đó là những bộ váy áo cóm của các cô gái Thái, những chiếc áo chàm của các chàng trai người dân tộc Thái đấy các con ạ!
+ Chúng mình thấy đẹp không?
+ Các con biết gì về những bộ váy áo Cóm, áo Chàm?
+ Chúng mình đã nhìn thấy những bộ trang phục đó ở đâu?
+ Dùng để làm gì?
- Các con muốn biết gì về những bộ trang phục của người dân tộc Thái nào?
=> Vậy để hiểu hơn về trang phục của người dân tộc Thái. Hôm nay chúng mình sẽ cùng tìm hiểu nhé!
2. Khám phá
- Chia trẻ làm 4 nhóm, tặng cho mỗi nhóm 1 hộp quà. Hỏi
trẻ:
+ Các con có biết bên trong hộp quà có gì không?
+ Các con bê hộp quà thấy như thế nào? Nặng hay nhẹ?
- Bây giờ, các nhóm hãy mở hộp quà của nhóm mình, và xem bên trong hộp quà có gì nào?
+ Trong hộp quà có gì?
-> Đó là những bộ váy áo Cóm, áo Chàm rất đẹp.
+ Để thuận tiện cho quá tìm hiểu chúng ta sẽ làm như thế nào?
- Cô hỗ trợ trẻ phân công nhiệm vụ để trẻ tìm hiểu
- Để lưu lại những khoảnh khắc trong quá trình khám phá chúng mình sẽ làm như thế nào?
- Cô đi bao quát và hỗ trợ trẻ. (Mở nhạc nhẹ trong quá trình trẻ tìm hiểu)
* Bộ váy áo Cóm
+ Con đang làm gì?
+ Đây là gì?(Áo cóm). Còn đây là gì? (Váy)
+ Áo cóm màu gì? Váy màu gì đây?
+ Cổ áo, tay áo, thân áo, được làm như thế nào? Được may ra sao?
+ Chúng mình cùng sờ xem chất liệu của vải áo, váy như thế nào?
+ Trên áo có in (trang trí) thêm gì đây?
+ Đây là gì nhỉ các con? (Cô chỉ vào hàng cúc và hỏi trẻ)
+ Cúc áo được đính như thế nào?
+ Hàng cúc của áo cóm có giống cúc áo chúng mình đang mặc không? Những chiếc cúc ấy trông như thế nào?
+ Dây đai này dùng để làm gì?
- Ai sẽ mặc những chiếc áo cóm xinh xắn này?
- Được mặc vào những dịp nào?
=> Áo cóm là trang phục của dân tộc thái, được các bà, các mẹ, các chị e gái dùng để mặc vào những dịp lễ, tết, ngày hội, đám cưới… Khi mặc phải mặc áo cóm trước, sau đó mặc váy thái và thắt dây dai vào eo các con nhớ chưa?
* Áo Chàm
+ Chúng mình thấy chiếc áo này như thế nào?
+ Có màu gì?
+ Khi sờ và cảm nhận xem chất liệu của áo chàm thì các con thấy như thế nào? Có gì khác không? Có mịn như áo chúng ta đang mặc không?
+ Cúc áo chàm được làm bằng gì?
+ Trên thân áo có gì đây các con?
+ Ai sẽ mặc những chiếc áo chàm này đây?
- Con có gặp khó khăn gì không? Con cần cô giúp gì nào?
3. Chia sẻ, giải thích
- Trẻ chia sẻ những điều trẻ tìm hiểu được: Các bộ phận, màu sắc, chất liệu vải,…của áo Cóm, áo Chàm, váy nhung.
+ Nhóm con đã tìm hiểu được những gì?
+ Trong quá trình tìm hiểu con cảm thấy như thế nào?
+ Chúng mình đã dùng gì để lưu lại những khoảnh khắc khám phá nhỉ? Con có thể chia sẻ cho cô và cả lớp cùng xem được không?
- Cô động viên, khen trẻ
=> Kết luận: Vừa rồi 4 nhóm đã cùng tìm hiểu về những bộ váy áo Cóm, áo Chàm của người dân tộc Thái. Cô thấy tất cả các nhóm hoạt động tích cực và đoàn kết.
4. Áp dụng, củng cố, mở rộng
* Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội. Nhiệm vụ của mỗi đội là chọn lô tô trang phục theo yêu cầu của cô. Thời gian được tính bằng 1 bài hát khi bài hát kết thúc thì lần chơi cũng kết thúc.
+ Luật chơi: Đội nào chọn đúng nhất và nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét sau khi chơi
* TN:Hôm nay cô thấy các con đã tìm hiểu được rất nhiều điều, vậy các con muốn làm gì với những bộ trang phục này?
- Cho trẻ mặc bộ váy áo cóm, áo chàm
+ Khi mặc chúng mình thấy như thế nào? Có thích không?
5. Đánh giá
- Vừa rồi chúng mình đã tìm hiểu về gì?
- Buổi khám phá hôm nay các con cảm thấy như thế nào?
- Buổi học ngày hôm sau nếu tìm hiểu về trang phục của người dân tộc Thái nữa chúng mình muốn tìm hiểu thêm điều gì?
=> Cô giáo dục trẻ: Mỗi một dân tộc sẽ có một trang phục riêng, mỗi một trang phục đều có nét đẹp và đặc điểm riêng. Nhưng đều góp phần làm đẹp cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam, làm đẹp cho nên văn hóa bản làng các con ạ. Các con phải biết giữ gìn và yêu quý trang phục dân tộc của mình cũng như giữ gìn bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc nhé!
- Bây giờ cả lớp chúng mình cùng cầm tay nhau nối thành vòng tròn và múa xòe theo nhạc nhé!
- Cô cho trẻ cất dọn đồ dùng và chuyển hoạt động khác.
Đánh giá trẻ hàng ngày;
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp bổ trợ:
................................................................................................................................................................................