ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH BẢO
TRƯỜNG MẦM NON TAM CƯỜNG
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: CƠ THỂ BÉ
Thời gian thực hiện: 2 tuần (từ ngày 31/10-10/11/2022)
Lớp: Nhà trẻ 1
Giáo viên: Phạm Thị Thanh Mai
Lương Thị My
Năm học: 2022-2023
|
I. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, HOẠT ĐỘNG
TT
|
TT
|
Mục tiêu năm
|
Nội dung chủ đề
|
Hoạt động chủ đề
|
Tài nguyên học liệu
|
Phạm vi thực hiện
|
Địa điểm tổ chức
|
CHỦ ĐỀ:
"CƠ THỂ BÉ"
|
Ghi chú về sự điều chỉnh
(nếu có)
|
Nhánh
1
Miệng xinh của bé
|
Nhánh
2
Đôi bàn tay xinh
|
1
|
1
|
Thực hiện các động tác trong bài tập thể dục: hít thở, tay giơ cao/đưa ra phía trước/, lưng /đưa sang ngang/ đưa ra sau/lắc bàn tay; cúi về phía trước, nghiêng/vặn người sang 2 bên, ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân
|
Tập kết hợp 5 động tác cơ bản trong bài tập thể dục
|
Bài 3: Tập với bóng to
+ ĐT1: Tay: 2 tay cầm bóng giơ cao-hạ xuống
+ ĐT2: Bụng-lườn: Ngồi duỗi chân, 2 tay cầm bóng để sang hai bên
+ ĐT3: Chân: Ngồi xổm để bóng xuống đất, đứng lên
+ ĐT4: Đặt bóng xuống đất bên cạnh và nhẩy bật liên tục 1,2
|
|
Khối
|
Lớp học
|
TDS
|
TDS
|
|
4
|
4
|
Biết bò có mang vật trên lưng
|
Bò có mang vật trên lung
|
CTCCĐ,HĐNT: Bò có mang vật trên lưng
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
CTCCĐ
|
HĐNT
|
|
11
|
11
|
Biết bò đến vật cản và trườn qua vật cản (cao 10-15cm, rộng khoảng 20-25cm) bò tiếp khoảng 2m, đứng dậy đi về chỗ hoặc lấy đồ chơi
|
Bò qua vật cản
|
CTCCĐ: Bò qua vật cản
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
CTCCĐ+HĐG
|
CTCCĐ
|
|
14
|
14
|
Giữ được thăng bằng khi đi trong đường hẹp (dài 3m, rộng 25cm) có bê vật trên tay
|
Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay
|
CTCCĐ,HĐNT: Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
CTCCĐ+HĐNT
|
CTCCĐ+HĐG
|
|
37
|
37
|
Biết đóng cọc bàn gỗ
|
Biết đóng cọc bàn gỗ
|
HĐG: trẻ chơi đóng cọc gỗ
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐG
|
HĐG
|
|
39
|
39
|
Có khả năng vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay - thực hiện "múa khéo"
|
Vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay- thực hiện "múa khéo"
|
HĐC: Vận động theo nhạc bài "ồ sao bé không lắc"
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐC
|
HĐC
|
|
50
|
50
|
Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định
|
Đi vệ sinh đúng nơi quy định
|
ML-MN: Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định
|
Dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng
|
Lớp
|
Lớp học
|
ML-MN
|
ML-MN
|
|
60
|
60
|
Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định
|
Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định
|
ML-MN, VS - AN trẻ biết bảo cô khi có nhu cầu đi vệ sinh
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
ML-MN
|
VS-AN
|
|
65
|
65
|
Trẻ được chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng theo khoa học
|
- Hướng dẫn cách chế biến một số món ăn dành cho trẻ
- Một số chế độ ăn khi trẻ bị bệnh (táo bón, tiêu chảy, sốt, suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì,…)
- Hướng dẫn kỹ thuật sơ cứu thông thường
|
ĐTT,HĐC: hướng dẫn phụ huynh chế biến món canh củ, món súp thịt bò cho trẻ
|
Cháo ếch, rau mùng tơi
|
Lớp
|
Lớp học
|
ĐTT
|
HĐC
|
|
70
|
70
|
Nói được tên và chức năng chính của một số bộ phận cơ thể khi được hỏi
|
Tên, chức năng của một số bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân
|
CTCCĐ,HĐNT,HĐC: , Nhận biết khuôn mặt của bé,đôi bàn tay
|
Nhận biết khuôn mặt của bé
|
Lớp
|
Lớp học
|
VS-AN
|
CTCCĐ
|
|
CTCCĐ,HĐC,HĐNT: Cái miệng xinh; Nhận biết hình ảnh qua gương
|
Nhận biết hình ảnh của bé qua gương
|
Lớp
|
Lớp học
|
CTCCĐ
|
CTCCĐ+HĐG
|
|
HĐNT: QS cái mũi, QS cái tai, NB đôi bàn tay
|
Nhận biết đôi bàn tay
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐNT
|
CTCCĐ+HĐNT
|
|
77
|
77
|
Chỉ/nói tên hoặc lấy/cất đúng đồ chơi màu đỏ /vàng/xanh theo yêu cầu
|
Trẻ nhận biết phân biệt được một số màu cơ bản: xanh- đỏ- vàng
|
CTCCĐ,HĐG,HĐC: NBPB màu đỏ - xanh
|
phân biệt màu xanh màu đỏ
|
Lớp
|
Lớp học
|
CTCCĐ
|
CTCCĐ+HĐG
|
|
CTCCĐ,HĐG,HĐC:Ôn NBPB màu đỏ - xanh
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
CTCCĐ+HĐG
|
CTCCĐ
|
|
87
|
87
|
Nghe và thực hiện được các nhiệm vụ gồm 2 - 3 hành động: "Cháu cất đồ chơi lên giá và đi rửa tay!"
|
Nghe và thực hiện các nhiệm vụ gồm 2 - 3 hành động bằng lời nói
|
ĐTT,HĐC: Chơi tập chào bạn, chào cô
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
ĐTT
|
ĐTT
|
|
88
|
88
|
Nghe hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản, trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật
|
Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc chủ đề cơ thể bé
|
HĐC,CTCCĐ,HĐG: Truyện: vệ sinh buổi sáng,lợn con sạch lắm rồi, bé Mai ở nhà,gấu con bị sâu răng
|
truyện Vệ sinh buổi sáng
|
Lớp
|
Lớp học
|
VS-AN
|
CTCCĐ
|
|
89
|
89
|
Nghe và trả lời được các câu hỏi: "Ai đây?"; "cái gì?, "làm gì?"; "ở đâu?", "như thế nào?"
|
Đặc điểm của thời tiết
|
HĐNT: QS thời tiết ngoài sân trường,
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐNT
|
HĐNT
|
|
90
|
90
|
Phát âm rõ tiếng
|
Trò chuyện về một số loại rau cần thiết cho sự phát triển của bé
|
ĐTT,HĐC,HĐNT: Quan sát vườn rau của bé
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐNT
|
HĐNT
|
|
95
|
95
|
Đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo
|
Đọc thuộc các bài thơ, ca dao, đồng dao về chủ đề cơ thể bé
|
CTCCĐ,HĐC: Dạy trẻ đọc thuộc thơ miệng xinh,đôi mắt của em, khăn nhỏ
|
thơ miệng xinh
|
Lớp
|
Lớp học
|
CTCCĐ
|
CTCCĐ+HĐC
|
|
CTCCĐ,HĐC: Dạy trẻ đọc thuộc thơ cái lưỡi, hai bàn tay, đi dép
|
thơ đi dép
|
Lớp
|
Lớp học
|
CTCCĐ+HĐC
|
CTCCĐ+HĐG
|
|
106
|
106
|
Bỏ rác đúng nơi quy định
|
Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định
|
ML-MN,HĐNT: Trẻ biết bỏ vỏ sữa vào thùng rác khi uống xong, biết nhặt lá cây khô cho vào thùng
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
ML-MN
|
HĐNT
|
|
108
|
108
|
Nhận biết và biểu lộ được trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, cử chỉ
|
Cách nhận biết và biểu lộ được trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, cử chỉ
|
HĐG: Cách nhận biết và biểu lộ được trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, cử chỉ
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐG
|
HĐG
|
|
109
|
109
|
Biểu lộ sự thích giao tiếp với người gần gũi, người khác bằng cử chỉ, lời nói
|
Biểu lộ trạng thái cảm xúc, tình cảm phù hợp qua trò chơi
|
HĐNT: Trẻ biết chơi và thể hiện cảm xúc qua trò chơi: Mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây…
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐNT
|
HĐNT
|
|
110
|
110
|
Nhận biết và biểu lộ được trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, cử chỉ
|
Nhận biết một số trạng thái cảm xúc.
|
HĐG: Di màu chân dung bé lúc vui lúc buồn, dán các khuôn mặt có cảm xúc khác nhau.
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐG
|
HĐG
|
|
115
|
115
|
Biết chào tạm biệt khi được nhắc nhở
|
Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép "Mời cô"; "Mời bạn"; "Cảm ơn"; "Xin lỗi"… trong giao tiếp
|
VS-AN: Nhắc trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn
CTCCĐ,ĐTT, HĐC: Dạy trẻ nói con xin cô, con cảm ơn cô
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
VS-AN
|
CTCCĐ+HĐNT
|
|
119
|
119
|
Biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát/bản nhạc quen thuộc
|
Hát đúng lời ca đúng giai điệu lời ca bài hát chủ đề cơ thể bé
|
CTCCĐ,HĐG: Dạy vận động "Ồ sao bé không lắc"
|
vận động ồ sao bé không lắc
|
Lớp
|
Lớp học
|
CTCCĐ
|
HĐG
|
|
CTCCĐ,HĐG: Dạy hát "Tay thơm tay ngoan", "chiếc khăn tay", "rửa mặt như mèo"
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐG
|
CTCCĐ
|
|
120
|
120
|
Thích thú khi xem tranh
|
- Chọn tranh theo ý thích để xem.
- Chọn tranh theo chủ đề nào đó khi được yêu cầu.
- Cầm tranh đúng chiều, xem tranh và hiểu tranh
|
HĐG: Xem tranh , sách truyện chủ đề cơ thể bé
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐG
|
HĐG
|
|
121
|
121
|
Thích cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoặc
|
Di màu, vẽ nguệch ngoạc về chủ đề "cơ thể bé"
|
CTCCĐ,HĐG: Di màu khuôn mặt của bé,đôi tai
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
CTCCĐ
|
|
|
CTCCĐ,HĐG, HĐC: Di màu đôi bàn tay, quần áo của bé
|
Di màu quần áo
|
Lớp
|
Lớp học
|
CTCCĐ+HĐG
|
CTCCĐ
|
|
124
|
124
|
Có khả năng xé vụn giấy, vo, vò, dán trang trí hình
|
Xé vụn, vo, vò, dán trang trí hình về chủ đề " Mùa hè"
|
CTCCĐ: Dán quần áo
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
CTCCĐ+HĐG
|
CTCCĐ+HĐC
|
|
|
|
|
Cộng tổng số nội dung phân bố vào chủ đề
|
|
|
|
|
31
|
30
|
|
|
|
|
Trong đó
|
Đón trả trẻ
|
|
|
|
2
|
1
|
|
|
|
|
Thể dục sáng
|
|
|
|
1
|
1
|
|
|
|
|
Hoạt động góc
|
|
|
|
5
|
5
|
|
|
|
|
Hoạt động ngoài trời
|
|
|
|
4
|
5
|
|
|
|
|
Vệ sinh - ăn ngủ
|
|
|
|
3
|
1
|
|
|
|
|
Hoạt động chiều
|
|
|
|
1
|
2
|
|
|
|
|
Mọi lúc mọi nơi
|
|
|
|
3
|
1
|
|
|
|
|
Tham quan dã ngoại
|
|
|
|
0
|
0
|
|
|
|
|
Lễ hội
|
|
|
|
0
|
0
|
|
|
|
|
Chơi tập có chủ đích
|
|
|
|
12
|
14
|
|
|
|
|
Giờ thể chất
|
CTCCĐ
|
|
|
|
1
|
1
|
|
|
|
|
CTCCĐ+HĐNT
|
|
|
|
1
|
0
|
|
|
|
|
CTCCĐ+HĐG
|
|
|
|
1
|
1
|
|
|
|
|
CTCCĐ+HĐC
|
|
|
|
0
|
0
|
|
|
|
|
Giờ nhận thức
|
CTCCĐ
|
|
|
|
2
|
2
|
|
|
|
|
CTCCĐ+HĐNT
|
|
|
|
0
|
1
|
|
|
|
|
CTCCĐ+HĐG
|
|
|
|
1
|
2
|
|
|
|
|
CTCCĐ+HĐC
|
|
|
|
0
|
0
|
|
|
|
|
Giờ ngôn ngữ
|
CTCCĐ
|
|
|
|
1
|
1
|
|
|
|
|
CTCCĐ+HĐNT
|
|
|
|
0
|
0
|
|
|
|
|
CTCCĐ+HĐG
|
|
|
|
0
|
1
|
|
|
|
|
CTCCĐ+HĐC
|
|
|
|
1
|
1
|
|
|
|
|
Giờ TCKN-XH và thẩm mỹ
|
CTCCĐ
|
|
|
|
2
|
2
|
|
|
|
|
CTCCĐ+HĐNT
|
|
|
|
2
|
0
|
|
|
|
|
CTCCĐ+HĐG
|
|
|
|
0
|
1
|
|
|
|
|
CTCCĐ+HĐC
|
|
|
|
0
|
1
|
|
II. THỜI GIAN TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ.
Tên chủ đề nhánh
|
Số tuần thực hiện
|
Thời gian thực hiện
|
Người phụ trách
|
Ghi chú về sự điều chỉnh (nếu có)
|
Nhánh 1
|
Miệng xinh của bé
|
1
|
Lương Thị My
|
|
Nhánh 2
|
Đôi bàn tay xinh
|
1
|
Phạm Thị Thanh Mai
|
|
III. CHUẨN BỊ
|
Nhánh “Miệng xinh của bé”
|
Nhánh “Đôi bàn tay xinh’’
|
Giáo viên
|
- Lập kế hoạch và soạn bài đầy đủ, phù hợp với chủ đề nhánh “Miệng xinh của bé.”
- Lựa chọn tranh ảnh, bảng chơi phù hợp
- Lựa chọn nội dung đúng, phù hợp với chủ đề
- Phối kết hợp với các bậc phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ
|
Lập kế hoạch và soạn bài đầy đủ, phù hợp với chủ đề nhánh “Đôi bàn tay xinh”
-Lựa chọn tranh ảnh, bảng chơi phù hợp
-Lựa chọn nội dung đúng, phù hợp với chủ đề
-Phối kết hợp với các bậc phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ
|
Nhà trường
|
- Có kế hoạch triển khai cho các giáo viên trong trường thực hiện đầy đủ kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
- Đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ cho cô và trẻ hoạt động.
|
-Có kế hoạch triển khai cho các giáo viên trong trường thực hiện đầy đủ kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
-Đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ cho cô và trẻ hoạt động.
|
Phụ huynh
|
- Sưu tầm 1 số tranh ảnh, báo chí, bìa lịch cũ và 1 số phế phẩm sạch, đẹp, an toàn
-Phối kết hợp với cô giáo chăm sóc nuôi dưỡng trẻ,phòng chống một số bệnh giao mùa
-Động viên khuyến khích trẻ chăm đến lớp
|
- Sưu tầm 1 số tranh ảnh, báo chí, bìa lịch cũ và 1 số phế phẩm sạch, đẹp, an toàn
-Phối kết hợp với cô giáo chăm sóc nuôi dưỡng trẻ,phòng chống một số bệnh giao mùa
-Động viên khuyến khích trẻ chăm đến lớp
|
IV. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
|
TT
|
Hoạt động
|
Phân phối vào các ngày trong tuần
|
Ghi chú
|
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
1
|
Đón trẻ
|
-Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi và chủ đề thực hiện
-Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca…)
- Dạy trẻ biết được các bộ phận trên cơ thể
-Dạy trẻ biết chào hỏi cô giáo, ông bà, bố mẹ.
-Dạy trẻ không được đi theo người lạ
|
|
|
2
|
Thể dục sáng
|
*Khởi động:Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, sau đó dừng lại cùng tập bài TDBS
*Trọng động:Cô cho trẻ tập 3-4 lần với từng động tác
-Bài “Tay em”
Tập với vòng
+ ĐT1: Tay: 2 tay cầm vòng đưa ra phía trước
+ ĐT2: Bụng-lườn: Hai tay cầm vòng cúi người xuống vòng chạm mũi bàn chân
+ ĐT3: Chân: Để vòng xuống trước mặt đưa từng chân một vào vòng
*Hồi tĩnh:Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp 1 -2 vòng
|
|
|
3
|
Chơi - tập có chủ định
|
Nhánh 1
|
Ngày 31/10
Lĩnhvực: PTTC
Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay
|
Ngày 1/11
Lĩnhvực:PTNN
Dạy trẻ đọc thơ: Đôi mắt của em
|
Ngày 2/11
Lĩnhvực:PTNT
Cái miệng xinh
|
Ngày 3/11
Lĩnhvực:PTNT
Dạy vận động “ Ồ sao bé không lắc’
|
Ngày 4/11
Lĩnhvực:PTTCKNXH+TM
Di màu khuôn mặt bé
|
|
|
Nhánh 2
|
Ngày 7/11
Lĩnhvực:PTTC
Bò qua vật cản
|
Ngày 8/11
Lĩnhvực:PTNN
Truyện ‘ Gấu con bị sâu răng”
|
- Ngày 9/11 Lĩnhvực:PTNT
- Đôi bàn tay sạch
|
Ngày 10/11
Lĩnhvực:PTTCXH+TM
Dạy hát :Chiếc khăn tay
|
Ngày 11/11
PTXCTM
Dạy trẻ nói “Tớ xin cô, con cảm ơn cô”
|
|
|
4
|
Chơi - tập ngoài trời
|
Nhánh 1
|
-Quan sát:Chân dung mẹ của bé
|
-Quan sát:Ông mặt trời
-TCVĐ: thổi bong bóng
|
-Trẻ dạo chơi ở sân trường
-TCVĐ: Bóng tròn to
|
-Quan sát thời tiết
-TCVĐ:kéo cưa lừa xẻ
|
-Quan sát dòng nước chảy
-TCVĐ: Chuyển nước bằng chai
|
|
|
Nhánh 2
|
Quan sát quả bóng
TCVĐ:Dung dăng dung dẻ
-Chơi tự do
|
Quan sát cây xoài
TCVĐ:Đá bóng
Chơi tự do
|
Quan sát bầu trời
TCVĐ: Trò chơi:Trời nắng, trời mưa
-Chơi tự do
|
-TCVĐ:Dạy trẻ không sờ vào vật sắc nhọn
-Chơi tự do
|
-Chơi theo ý thích
-Chơi chuyển đồ
Chơi tự do
|
|
|
Hoạt động chiều
|
Nhánh 1
|
Trò chơi:Xâu vòng tặng người thân
|
Dạy trẻ không được đi theo người lạ
|
Trò chơi:Xếp ngôi nhà
|
Dạy trẻ đọc thơ: Đi dép
|
Trò chơi " Cái gì biến mất, cái gì xuất hiện"
|
|
|
Nhánh 2
|
Trò chơi:Xâu vòng tặng người thân
|
Dạy trẻ không được đi theo người lạ
|
Trò chơi:Xếp ngôi nhà
|
Dạy trẻ đọc thơ: Miệng xinh
|
Trò chơi " Cái gì biến mất, cái gì xuất hiện"
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
|
MĐYC
|
Nội dung
|
Chuẩn bị
|
Phân phối vào nhánh
|
Nhánh 1
|
Nhánh
|
Góc phân vai
|
*Kiến thức: Cô dạy trẻ nhận biết tên góc chơi, tên đồ dùng trong góc chơi và biết chơi các đồ chơi
*Kỹ năng: Trẻ biết bày các loại hoa quả ,thực phẩm ra đĩa,
-Biết bế em bằng 2 tay,
*Thái độ:Hứng thú tham gia trò chơi
-Biết giữ gìn và cất lấy đồ chơi đúng nơi qui định
|
- Nấu ăn cho em
- Bày bàn hoa quả
- Chăm sóc em bé(Bế em, cho em ăn, , ru em ngủ)
|
*Búp bê trai gái,quần,áo, chăn, giường, gối, giá treo quần áo,trẻ thuộc một số bài hát ru đơn giản
*Các loại hoa quả, thực phẩm như tôm cua cá,trứng, rổ đựng,bàn ghế
*Đồ dùng nấu ăn như xoong, bếp, bát, thìa, chảo, bột, các loại hoa quả, rau, tôm cua trứng
|
x
|
x
|
x
|
|
x
|
x
|
- Trò chơi :Bác sĩ
|
Quần áo Bác sĩ. -Dụng cụ y tế : kim tiêm,ống nghe.đo nhiệt kế,bàn cân,máy đo huyết áp,… -Tủ thuốc -Sổ khám bệnh. -Tiền,bảng giá thuốc.
-Giá bán hàng,các loại tủ,rổ đựng các mặt hàng
|
x
|
|
x
|
x
|
- Trò chơi :Bán hàng
|
+Các mặt hàng đồ dùng cá nhân: Quần,áo,mũ,nón,dép -Balo,sách,bút,….
|
|
x
|
-Mặt hàng dinh dưỡng: rau,củ,quả,bánh,….
|
X
|
|
Góc hoạt động với đồ vật
|
**Kiến thức:Trẻ biết tên trò chơi và chơi các đồ dùng trong góc chơi
*Kỹ năng:
-Dạy trẻ kĩ năng xâu vòng bằng tay phải,kĩ năng xếp tháp lên cao, lồng tháp vuông,tháp tròn.
Dạy trẻ kĩ năng phân biệt màu -
*Thái độ:Hứng thú tham gia trò chơi
-Biết giữ gìn và cất lấy đồ chơi đúng nơi qui định
|
Trò chơi: So hình
|
Hình áo, mũ, cặp…
|
X
|
x
|
- Trò chơi: Bé chơi ghép hình chân dung mẹ, trang phục của mẹ
-Bé chơi xếp bàn, ghế, giường, tủ và đồ dùng gia đình
-Xâu vòng màu đỏ tặng mẹ
|
-Hạt vòng, dây xâu, ghép hình chân dung mẹ ,trang phục của mẹ
-Bàn, ghế, giường, tủ và đồ dùng gia đình
|
X
|
|
- Trò chơi:Xếp thápvuông tròn
|
Tháp xếp
|
x
|
|
- Trò chơi :Phân biệt hình tròn
|
Các hình tròn, vuông, chữ nhật…
|
|
x
|
- Trò chơi: Nhận biết màu đỏ
|
Những hình, đồ vật có màu đỏ, vàng, tô,quả bóng,mũ, áo, quần, váy…..
|
x
|
x
|
Góc nghệ thuật
|
*Kiến thức: Dạy trẻ nhận biết tên trò chơi và chơi các đồ dùng trong góc chơi
*Kỹ năng:Dạy trẻ kĩ năng cầm bút bằng tay phải,kĩ năng chấm hồ bằng các ngón tay.
-Dạy trẻ kĩ năng làm mềm đất
- *Thái độ:Hứng thú tham gia trò chơi
|
Trò chơi : Xem sách vải
|
-Các câu chuyện bằng sách vải theo chủ đề.
|
x
|
|
Bé chơi di màu
-Bé nặn quả bóng
|
Giấy, sáp màu, tranh tô màu quả bóng, bông hoa…
|
x
|
x
|
Bé chơi với các nhạc cụ
- Bé nào hát hay
|
Các nhạc cụ: Xắc xô, dụng cụ gõ đệm, trống…
|
x
|
|
- Bé chơi với các con rối
|
- Các con rối tay, rối dẹt,hộp rối
|
x
|
|
Góc vận động
|
*Kiến thức: Trẻ biết tên trò chơi và chơi các đồ dùng trong góc chơi
*Kỹ năng:Dạy trẻ kĩ năng cầm bóng, đẩy, lăn,thả bóng, kéo ô tô
-Dạy trẻ kĩ năng xoáy vặn nắp chai đúng chiều
*Thái độ:Hứng thú tham gia trò chơi
- Biết giữ gìn và cất lấy đồ chơi đúng nơi qui định
|
- Bé chơivới bóng (lăn bóng,đá bóng, bắt bóng, thả bóng)
|
-Bóng, to nhỏ các loại
-Bảng chơi thả bóng
-Chai, nắp chai
|
x
|
x
|
- Chơi xoáy vặn nắp chai
|
x
|
x
|
Lắp ghép ngôi nhà.
|
- Mẫu lắp ghép của cô qua tranh gợi ý. - Đồ chơi lắp ghép nút lớn, nút nhỏ.
- Nắp chai nhựa..
|
x
|
x
|
VI. HOẠT ĐỘNG CHƠI – TẬP CHỦ ĐỊNH NHÁNH 1 “Miệng xinh của bé”
Thứ hai, ngày 31 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động chơi – tập có chủ định: Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay
Thuộc lĩnh vực: PTTC
1.Mục đích – yêu cầu
1.Mục đích – yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ biết tên vận động, đi theo đường hẹp không chạm vạch không làm rơi vật trên tay
- Kỹ năng:Phát triển cơ chân cho trẻ
- Rèn sự khéo léo của đôi bàn chân và tay cho trẻ.
trung và sự chú ý
-Thái độ : Trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
2.Chuẩn bị
- Sắc xô, hai đường hẹp dài 3m rộng 35cm gắn hoa hai bên, bát, thìa, bút, phấn ,đồ chơi...
- Địa điểm, đội hình: Trong lớp, đứng hai hàng
3.Tiến hành
*Khởi đông: Cho trẻ đi chạy nhẹ nhàng cùng cô, kết hợp các kiểu đi khác nhau, sau đó đứng lại thành vòng tròn
*Trọng động: cô cùng trẻ tập bài TD “ Tay em”1 lần,
- Trẻ tập ĐTNM : ĐT chân1 lần
- Cô giới thiệu với trẻ cần đi qua con đường hẹp chúng mình giúp cô mang đồ dùng đến lớp .
- Cô cho trẻ đi trải nghiệm
- Cô giới thiệu tên VĐCB: Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay
- Cô làm mẫu lần 1 không phân tích
- Cô tập mẫu lần 2 kết hợp phân tích từng động tác: “Trước tiên cô sẽ đi từ hàng tới vạch xuất phát, cô cúi người xuống và cầm đồ vật mình chọn. Khi cầm cô đồ vật cô cầm bằng 2 tay,và khi nghe có hiệu lệnh: “Đi”.Thì cô sẽ đi. Khi đi chúng mình nhớ phải đi thật khéo sao cho không dẫm vào hoa ở 2 bên đường, tay cầm vật làm sao để không bị rơi xuống đất và khi đi thì mắt nhìn thẳng về phía trước. Khi tới nơi thì chúng mình đặt vật vào bàn nhé”
- Cô tập lại lần nữa cho trẻ quan sát.
- Cô lần lượt mời trẻ lên thực hiện, cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ kịp thời
* Đàm thoại: Hỏi trẻ tên vận động cơ bản?
-Cho trẻ thực hiện lại lần cuối
*Trò chơi trò chơi VĐ: Đuổi bắt cô
- Cô giới thiệu trò chơi VĐ, nói cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2 lần
*Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp nền nhạc nhẹ
Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 2 tháng11 năm 2022
Tên hoạt động chơi – tập có chủ định: Dạy trẻ đọc thơ: Đôi mắt của em
Thuộc lĩnh vực: PTNN
I.Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức :
-Trẻ biết tên bài thơ , biết đọc thơ cùng cô
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc thơ đúng nhịp
- Rèn kĩ năng nói to, rõ ràng cho trẻ
- Phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ ở trẻ
3.Thái độ: Mạnh dạn, hứng thú tham gia các hoạt động
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ theo nội dung bài thơ.
- Video có nội dung bài thơ
III.Tiến hành
*Hoạt động 1:Gây hứng thú
- Cô và trẻ cùng hát bài “Đôi mắt xinh”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát có nhắc đến bộ phận gì?
- Cô biết một bài thơ rất hay nói về đôi mắt, đó là bài thơ “Đôi mắt của em”
*Hoạt động 2: Tiếng thơ của bé
- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả
- Cô đọc diễn cảm 1 lần kết hợp ánh mắt cử chỉ điệu bộ
- Giảng nội dung bài thơ.
-Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh hoạ
- Cô cho trẻ đọc thơ
- Cho cả lớp đọc thơ, đọc chậm, to, rõ lời.( sửa sai)
-Sau đó cho trẻ thi đua đọc theo tổ, nhóm, cá nhân
-Cô nhận xét động viên khuyến khích trẻ
* Đàm thoại: Cô vừa dạy các con bài thơ gì?
- Bài thơ nói về bộ phận gì?
- Đôi mắt như thế nào?
- Đôi mắt giúp chúng ta điều gì?
=> Giáo dục trẻ biết yêu quí và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể mình.
*Hoạt động 3: Củng cố
- Cô giới thiệu có bạn búp bê đến chơi với lớp mình, búp bê đọc thơ tặng chúng mình.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................... * Biện pháp hỗ trợ: ...........................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 2 tháng 11năm 2022
Tên hoạt động chơi – tập có chủ định: Nhận biết cái miệng xinh
Thuộc lĩnh vực: PTNT
I.Mục đích – yêu cầu
*Kiến thức: Trẻ biết tên gọi và đặc điểm, tác dụng của các bộ phận của cái miệng.
*Kĩ năng: Rèn kĩ năng lắng nghe, kĩ năng ghi nhớ có chủ định ở trẻ
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
*Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
- Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng.
II. Chuẩn bị:
- Mô hình răng miệng, hình ảnh cái miệng
III. Tiến hành
*HĐ 1: Gây húng thú
- Cô cùng trẻ hát bài hát “ Đôi mắt xinh”
- Đàm thoại: Vừa hát bài hát gi?
+ Trong bài hát có nhắc đến các bộ phận gì?
- Hôm nay cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu về cái miệng nhé!
*HĐ2: Tìm hiểu về cái miệng.
- Cô cho trẻ xem tranh về cái miệng và hỏi trẻ:
+ Đây là gì? (Cô chỉ vào từng bộ phận và hỏi)
+ Trong miệng có những bộ phận gì?(Răng, Lưỡi, môi)
+ Đây là gì(Răng)
+ Răng dùng để làm gì?
+ Đây là gì (Lưỡi)
+ Lưỡi dùng để làm gì?
- Trẻ chỉ vào miệng của mình và nói.
+ Miệng của các con dùng để làm gì?
=> Cô giáo dục trẻ: Miệng là bộ phận rất quan trong trên cơ thể của chúng mình, chúng mình phải bảo vệ và giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ để giữ cho miệng chúng mình sạch sẽ nhé!
*HĐ 3: Củng cố
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Tai, tai, đầu”
- Cô nói tên bộ phận trên cơ thể, trẻ nhắc lại và chỉ vào bộ phận đó.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi nhiều lần, khích lệ trẻ.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
* Biện pháp hỗ trợ: ...........................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 3 tháng11 năm 2021
Tên hoạt động chơi – tập có chủ định: Dạy trẻ vận động “ồ sao bé không lắc”
Thuộc lĩnh vực: PTTM - TCKNXH
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức: Trẻ biết hát và vận động theo lời bài hát.
2. Kỹ năng: Trẻ có kỹ năng vận động theo lời bài hát, rèn trẻ khẳ năng tự tin biểu diễn.
3.Thái độ: Trẻ ngoan, hứng thú tham gia hoạt động
II.Chuẩn bị: Đàn xắc xô, nhạc bài hát “Ồ sao bé không lắc”
III.Tiến hành
*Hoạt động1:Trò chơi âm nhạc“Âm thanh to- nhỏ”
- Cô cho trẻ chơi trò chơi, cô giới thiệu tên Trò chơi”Âm thanh to- nhỏ” và hướng dẫn cách chơi
- Khi cô gõ sắc xô nhỏ trẻ vỗ tay nhỏ khi cô gõ xắc xô to trẻ vỗ tay to và ngược lại.
- Cô thay đổi hình thức chơi bằng các cách khác nhau để gây sự chú ý cho trẻ
- Cho trẻ chơi 3 -4 lần, trẻ chơi thoải mái, tự tin, động viên khuyến khích trẻ kịp thời
*|Hoạt động 2: Dạy trẻ vận động “ồ sao bé không lắc”
- Cô cho trẻ nghe nhạc bài hát và cho trẻ đoán tên bài hát “ồ sao bé không lắc”
- Cô và trẻ cùng hát lại bài hát.
- Co giới thiệu vận động cùng bài hát sẽ hay hơn.
- Cô hát và vận động mẫu lần 1 không đàn
- Cô vừa hát vừa phân tích từng động tác.
- Cô vận động mẫu lần 2 kết hợp đàn
- Cô cho cả lớp đứng lên vận động cùng cô.
- Cô cho trẻ vận động cả lớp 2 -3 lần kết hợp đàn (sửa sai cho trẻ)
- Cho trẻ vận động theo tổ, cả lớp, nhóm, cá nhân.
- Đàm thoại: Hỏi trẻ vừa vận động bài hátgì?
*Hoạt động 3:Bé nghe cô hát
- Cô giới thiệu bài hát nghe tên bài hát tên tác giả?
-Cô hát lần 1 thể hiện diễn cảm bài hát
-Lần 2 hát kết hợp VĐ minh hoạ trẻ hưởng ứng cùng cô.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................... * Biện pháp hỗ trợ: ...........................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 4 tháng11 năm 2021
Tên hoạt động chơi – tập có chủ định: “Di màu khuôn mặt bé"
Thuộc lĩnh vực:PTTCXH+TM
I. Mục đích – yêu cầu
1.Kiến thức: Bước đầu trẻ biết cầm bút và di màu khuôn mặt theo nét từ trên xuống dưới
2.Kĩ năng: Phát triển các cơ ngón tay, rèn cách cầm bút ở trẻ cách di màu không nhoen ra ngoài
3.Thái độ: Trẻ ngoan, hứng thú tham gia hoạt động
II.Chuẩn bị: Bút màu, giấyA4 có in hình khuôn mặt bé.
- Tranh mẫu của cô
III. Tiến hành
*Hoạt động1:Cùng chơi trò chơi nào
- Chơi “dấu tay”, tay làm được những gì?
- Cô giới thiệu món quà muốn tặng lớp mình các con đoán là quà gì?
- Cô giới thiệu bức tranh tô màu quả khuôn mặt bé.
- Trò chuyện với trẻ về bức tranh đó ( Tranh vẽ gì? Có màu gì?..)
*Hoạt động 2:Những đôi tay khéo léo
- Cô giới thiệu cách cầm bút, cách di màu
- Cô làm mẫu lần 1
- Lần 2 cô di màu cho trẻ quan sát, kết hợp giải thích
- Cho trẻ làm động tác mô phỏng
-Trẻ thực hiện: Cô đi quan sát và hướng dẫn trẻ cách cầm bút, cách ngồi, cách chọn màu và di màu không loen ra ngoài - Cô luôn động viên khuyến khích trẻ
*Hoạt động 3: Những bức tranh đẹp
- Cô đi quan sát và xem sản phẩm của trẻ, cần động viên trẻ kịp thời
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................... * Biện pháp hỗ trợ: ...........................................................................................................................................................................................................
VII. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NHÁNH 2: “ Đôi bàn tay xinh”
Thứ hai, ngày 7 tháng 11 năm 2022
Tên hoạt động chơi tập có chủ đích: Bò qua vật cản
Thuộc lĩnh vực: PTTC
1.Mục đích – yêu cầu
* Kiến thức
- Trẻ biết bò qua vật cản đúng cách, biết cách chơi trò chơi vận động.
* Kỹ năng: Rèn khả năng quan sát, chú ý, khéo léo
- Phát triển các cơ bàn tay và cẳng chân cho trẻ
* Thái độ: Giáo dục trẻ có thói quen tập thể dục để có sức khỏe tốt.
2.Chuẩn bị
- Nhạc bài “Đôi mắt xinh”.
- Vạch xuất phát, túi cát
*Khởi động:
- Cho trẻ đi chạy nhẹ nhàng cùng cô, kết hợp các kiểu đi khác nhau, sau đó đứng lại thành vòng tròn
*Trọng động:
- Cô cùng trẻ tập bài “Tay em” 1 lần,
- Cho trẻ tập ĐTNM: Động tác chân(2 lần)
- Cô giới thiệu con đường hẹp cho trẻ đi trải nghiệm
- Cô giới thiệu vận động cơ bản: “Bò qua vật cản”
- Cô tập lần 1 không phân tích
- Lần 2: Cô tập kết hợp phân tích động tác :
- Cô đứng trước vạch chuẩn, 2 tay đặt xuống sàn nhà, khuỵ gối. Khi có hiệu lệnh bò thì tay trái lên trước đồng thời chân phải cũng lên, chân nọ tay kia mắt nhìn về phía trước dến vật cản bò qua vật cản rồi tiếp tục bò cho tới đích.
- Cô tập lần 3
- Lần lượt cho trẻ tập theo sự hướng dẫn của cô
- Cô lần lượt chotrẻ lên thực hiện, cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ kịp thời
* Đàm thoại: Hỏi trẻ tên vận động cơ bản
*TCVĐ: Bắt bướm (2 lần)
-Cô nói cách chơi,luật chơi cô cho trẻ chơi 2-3 lần
*Hồi tĩnh: Cô cho trẻ làm chim mẹ chim con bay nhẹ
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................... * Biện pháp hỗ trợ: ...........................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 8 tháng11 năm 2022
Tên hoạt động chơi – tập có chủ định: Truyện “Gấu con bị sâu răng”
Thuộc lĩnh vực:PTNN
I.Mục đích – yêu cầu
1.Kiến thức: Trẻ biết tên câu chuyện, tên nhân vật trong chuyện
2.Kĩ năng: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ trả lời to rõ ràng
- Rèn tính mạnh dạn, tự tin ở trẻ
3.Thái độ: Trẻ tích cực hứng thú tham gia các hoạt động
II.Chuẩn bị:
-Tranh chuyện: “Gấu con bị sâu răng”
- Sân khấu, rối dẹt
III. Tiến hành
*Hoạt động1: Đoán tiếng kêu các con vật
- Cô cùng trẻ bắt chước tiếng kêu của một số con vật
- Cô giới thiệu câu chuyện: “Gấu con bị sâu răng”
* Hoạt động 2: Kể chuyện “Gấu con bị sâu răng”
- Cô kể chuyện diễn cảm lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ
- Cô tóm tắt nội dung câu chuyện, giảng nội dung chuyện cho trẻ nghe
- Cô kể chuyện lần 2 kết hợp tranh minh họa
*Đàm thoại cùng trẻ
- Cô vừa kể câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những ai?
- Các bạn tặng gì trong ngày sinh nhật của gấu?
- Đến tối gấu bị làm sao?
=> Cô giáo dục trẻ: Không nên ăn bánh kẹo vào buổi tối, khi ăn xong phải đánh răng để bảo vệ răng miệng thật sạch nhé!
*Hoạt động 3: Rối con kể chuyện
- Cô dùng rối kể lại chuyện bằng sa bàn
Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài “Cùng đi chơi” và chuyển sang hoạt động khác
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................... * Biện pháp hỗ trợ: ...........................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 9 tháng 11 năm 2022
Tên hoạt động chơi – tập có chủ định Tiết học: Đôi bàn tay sạch sẽ
Thuộc lĩnh vực: PTNT
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được cấu tạo của đôi bàn tay. Tên của các bộ phận.
- Trẻ biết được đôi bàn tay có tác dụng, ích lợi gì.
2. Kỹ năng:
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
- Trẻ có kỹ năng vận động các ngón tay .
- Trẻ biết sử dụng đôi bàn tay khéo léo để làm những công việc đơn giản và phù hợp với trẻ.
3. Thái độ:
- Giữ gìn vệ sinh cho đôi bàn tay, giáo dục lễ giáo cho trẻ.
- Hứng thú tham gia vào hoạt động từ đầu đến cuối.
II. Chuẩn bị:
- Máy chiếu, máy tính.
- Bài hát: “Múa cho mẹ xem”.
- Hình ảnh đôi bàn tay, một số hình ảnh cô và trẻ sử dụng đôi bàn tay để tham gia vào một số hoạt động.
II. Tiến hành
1.Hoạt động 1:Ổn định tổ chức - gây hứng thú.
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi: “ Dấu tay ”
- Trong trò chơi nói về bộ phận gì?
- Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về đôi bàn tay nhé!
2. Hoạt động 2: Khám phá đôi bàn tay.
- Hôm nay cô cùng các con sẽ khám phá xem đôi bàn tay kỳ diệu như thế nào nhé!
* Cô trẻ hướng lên màn hình máy chiếu. Cô đưa hình ảnh đôi bàn tay ra cho trẻ quan sát và nhận xét.
- Hình ảnh đôi bàn tay
- Trong bàn tay có gì?( có lòng bàn tay, các ngón tay)
- Trong ngón tay có gì?(Đốt ngón tay, móng tay)
- Cô cho trẻ chỉ vào tay của mình, và nói tên các bộ phận trong bàn tay.
- Cô cho trẻ chơi làm động tác rèn kỹ năng vận động các đốt ngón tay.
- Cô cho trẻ đứng dậy và chơi trò chơi: “ Thi xem ai nhanh ”
+ Cô yêu cầu trẻ xòe bàn tay ra và nắm bàn tay vào theo hiệu lệnh của cô.
- Chúng mình vừa sử dụng đôi bàn tay để làm gì?
* Nhờ có bàn tay, ngón tay và các đốt ngón tay mà hàng ngày chúng mình đã làm được rất nhiều việc. Đó là những công việc gì?
- Cô cho trẻ kể về những công việc mà hàng ngày trẻ được làm với đôi bàn tay.
* Chúng mình cùng hướng lên màn hình và xem đôi bàn tay hàng ngày làm được những công việc gì nhé!
- Cô cho trẻ xem một số hình ảnh cô và trẻ làm một số công việc nhờ vào đôi bàn tay. ( Học bài, chơi đồ chơi, cắm hoa, ăn cơm, múa…)
* Muốn có đôi bàn tay thật xinh đẹp, sạch sẽ thì hàng ngày chúng mình phải làm gì?
=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ: Các con có thể làm rất nhiều việc từ đôi bàn tay đấy, vì vậy chúng mình phải bảo vệ và luôn giữ cho tay sạch sẽ nhé.
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô nhận xét giờ học và cùng trẻ múa theo nhạc bài: “ Múa cho mẹ xem ”
cho trẻ chuyển sang hoạt động khác.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................... * Biện pháp hỗ trợ: ........................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 10 tháng11 năm 2022
Tên hoạt động chơi – tập có chủ định: Dạy hát “Chiếc khăn tay”
LVPT: TM-TCKNXH
I. Mục đích – yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ biết tên bài hát, biết hát thuộc lời bài hát
- Kỹ năng: Rèn kĩ năng ca hát cho trẻ
- Trẻ biết hát đúng giai điệu bài hát
- Biết chơi trò chơi
- Thái độ: Hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn
II.Chuẩn bị: Nhạc không lời bài hát “Chiếc khăn tay’, “Múa cho mẹ xem”
- Mũ chóp kín, sắc xô
III. Tiến hành
*Hoạt động1:Trò chơi âm nhạc
- Cô cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc:”Tai ai tinh”,
-Cô hướng dẫn cách chơi: Cô mời một trẻ lên đội mũ chóp kín một trẻ khác hát trẻ đội mũ chóp kín đoán tên bạn hát
- Luật chơi: Ai không đoán được tên bạn hát sẽ bị phạt
- Cho trẻ chơi 3 -4 lần, cô hướng dẫn trẻ chơi thoải mái, tự tin, động viên khuyến khích trẻ kịp thời
*Hoạt động 2: Những giọng ca ngộ nghĩnh
-Cô cho trẻ nghe về giai điệu bài hát, và hỏi trẻ chúng mình có biết đó là bài hát gì ko?
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần
- Giảng nội dung bài hát “Bài hát nói một bạn nhỏ được mẹ may cho chiếc khăn tay rất đẹp và bạn đã nghe lời cô giáo giữ gìn chiếc khăn sạch đẹp’’
- Cô đọc lời bài hát, sau đó cho trẻ hát cùng cô đến khi thuộc bài hát
- Cho trẻ hát theo tổ, cả lớp hát, nhóm hát, cá nhân hát.
- Cô luôn sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ
* Đàm thoại: Hỏi trẻ tên bài hát gì?
*Hoạt động 3:Bé nghe cô hát
- Cô giới thiêu tên bài hát nghe: Múa cho mẹ xem.
-Cô hát lần 1 thể hiện diễn cảm bài hát
- Lần 2 hát kết hợp VĐ minh họa lời bài hát
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................... * Biện pháp hỗ trợ: ...........................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 11 tháng 11 năm 2022
Tên hoạt động chơi – tập có chủ định: Dạy trẻ nói “Tớ xin bạn, con cảm ơn cô”
Thuộc lĩnh vực: PTTCXH+TM
I. Mục đích, yêu cầu
1, Kiến thức
- Trẻ biết nói đủ câu, lế phép
- Trẻ biết nhận quà bằng 2 tay và nói “ tớ xin bạn, con xin cô”
2, Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng nhận quà
- Trẻ biết thể hiện sự lế phép qua cử chỉ ( trẻ đưa 2 tay khi nhận quà ánh mắt nhìn về phía người cho, giọng nói nhẹ nhàng
3, Thái độ
- Trẻ biết lễ phép với mọi người
II. Chuản bị
1, Đồ dùng của cô
- Giáo án, nhạc bài hát “ bài học lế phép”, giỏ kẹo
2. Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ 1 hộp quà nhỏ
III. Các họat động
1, Ổn định tổ chức
- Cô cùng trẻ đọc đòng dao
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Vui ơi là vui
Thích ơi là thích
- Cô và các con vừa chơi trò chơi gì?
2, Nội dung
HĐ1 : Quà tặng sinh nhật
- Cô giới thiệu hôm nay là sinh nhật bạn nam , các con có quà gì để tặng bạn ko?
- Cô cho trẻ lên lấy quà để tặng bạn
+ Cô hỏi trẻ : Con thấy cách nhận quà của bạn nam như thế nào? Đã ngoan chưa?
+ Các con sẽ làm thế nào khi được nhận quà nhỉ?
Vậy hôm nay cô sẽ dạy các con nói lời lễ phép khi được nhận quà nhé.
HĐ2: Dạy trẻ nói lời lễ phép “ tớ xin bạn, con xin cô”
- Lời lễ phép với bạn
- Khi được bạn cho quà thì các con phải đưa 2 tay ra phía trước mắt hướng về người cho quà và nói nhẹ nhàng “ Tớ xin bạn”
+ Cô mời bạn Nam nói lại nào?
- Cô cho cả lớp nói lời lễ phép ( sửa sai)
- Cô cho từng tổ nói ( sửa sai)
- Cho nhóm nói ( sửa sai)
- cá nhân nói ( sửa sai)
-Lời lễ phép với người lớn
- Cô có món quà tặng bạn nam nữa cơ mời bạn nam lên nhận quà nào?
+ Các con có nhận xét gì về cách nhận quà của bạn nam? Đã được chưa nhỉ?
- Khi nhận quà của người lớn thì chúng mình cũng đưa 2 tay ra trước mắt hướng về người cho quà và nói hẹ nhàng “ Con xin cô”
- Cho cả lớp cùng thực hành nói ( sửa sai)
- Tố , nhóm, cá nhân ( sửa sai)
HĐ3: Củng cố kiến thức
- Cô cho trẻ về 2 nhóm làm trang trí món quà
- Cô quan sát và động viên trẻ
Lần 1:
- Cho trẻ cầm quà tặng các bạn và cùng nhau nói lời lễ phép
Lần 2:
- Mời các cô các bác lên lấy giỏ kẹo tặng các con.
* Kết thúc : Chuyển hoạt động.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...........................................................................................................................................................................................................