Thuộc lĩnh vực: TCKNXH
1.Mục đích – yêu cầu
* Kiến thức
-Trẻ biết kể về ngôi nhà của mình (Nhà kiểu gì, có những phòng nào, màu sơn gì, đồ dùng trong các phòng). trẻ nói được địa chỉ của gia đình mình.
* Kỹ năng
-Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Luyện kỹ năng ghi nhớ, quan sát so sánh cho trẻ
*Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc ngôi nhà của mình
II.Chuẩn bị:
-Mô hình ngôi nhà 1 tầng, nhiều tầng. Video các phòng và đồ dùng của các phòng
III. Cách tiến hành
Hoạt động 1: Gây hứng thú
-Cô và trẻ cùng nhau hát và vận động bài hát “nhà của tôi”
-Các con vừa hát và vận động bài hát gì ?
-Trong bài hát nhắc đến điều gì ?
Hoạt động 2: Trò chuyện về ngôi nhà của bé
-Cô cho trẻ quan sát ngôi nhà trên máy vi tính và hỏi trẻ có nhận xét gì về những ngôi nhà này ?
-Ai cũng có một ngôi nhà của mình các con hãy kể về ngôi nhà thân yêu của mình nào?
- Nhà con là kiểu nhà gì?( Một tầng, hai tầng..)
-Có mấy phòng, đó là những phòng nào?
- Sơn màu gì?
- Đồ dùng trong từng phòng là những gì?
- Bạn nào có phòng riêng hãy kể về phòng của mình
- Xung quanh nhà có những gì?
- Cô cho quan sát mô hình các kiểu nhà cô chuẩn bị
-> cô và trẻ cùng quan sát và trò chuyện cô hỏi trẻ
Đây là ngôi nhà gì? Vì sao con biết? Nó như thế nào?
-> Quan sát xem những ngôi nhà này có gì giống nhau, khác nhau?
Hoạt động 3:.*Trò chơi :Tìm nhà
-Cô phổ biến cách chơi và luật chơi
-Trẻ chơi 2-3 lần
Nhận xét và chuyển sang hoạt động khác
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Biện pháp hỗ trợ
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TTTCM DUYỆT PHTCM DUYỆT
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHI TIẾT NHÁNH 2: "Những người thân yêu trong gia đình"
Người thực hiện :Đỗ Thị Xuân Thư
Ngày thực hiện 24/10 – 28/10/2022
Thứ hai,ngày 24 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học:Dạy trẻ đọc thuộc thơ“ chiếc quạt nan”
Thuộc lĩnh vực: PTNN
I. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, trẻ thuộc thơ hiểu được nội dung bài thơ.
- Trẻ đọc thơ diễn cảm theo cô và trả lời câu hỏi của cô.
*Kỹ năng:
- Dạy trẻ đọc thuộc thơ và thể hiện tình cảm yêu mến bà.
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ.
*Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu quí, kính trọng ông bà, cha mẹ…
II.Chuẩn bị:
- Hệ thống câu hỏi gợi mở
- Tranh minh hoạ nội dung bài thơ.
- Bài hát “Cháu yêu bà ”
III. Tiến hành tổ chức
Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát bài “Cháu yêu bà”
- Cô và các con vừa hát bài gì?
- Nhà con có bà không? Bà con có yêu con không?.
- Con có yêu bà và có nghe lời bà không?
- Nhà chúng mình có bà không?
- Ai có thể kể về gia đình mình cho cô và các bạn nghe nào?
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh về một số gia đình qua vi tính.
- Giáo dục trẻ yêu quí vâng lời ông bà…
Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ: “Chiếc quạt nan”
+ Cô đọc lần 1 diễn cảm, giới thiệu tên bài thơ tên tác giả Như Mao sáng tác.
+ Cô đọc lần 2. kết hợp sử dụng hình ảnh trên máy vi tính.
* Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Ai tặng cho bạn nhỏ chiếc quạt nan?
- Chiếc quạt như thế nào?
- Xinh xinh có nghĩa là như thế nào?
- Khi được bà cho quạt bạn nhỏ mơ ước điều gì?
- Mau lớn để làm gì?
- Các con bạn nhỏ đối với bà như thế nào?
- Câu thơ nào đã nói lên điều đó.
“Ước gì...cho bà”
+Giáo dục trẻ: Qua bài thơ chúng mình thấy bạn nhỏ như thế nào?(chăm chỉ, giúp đỡ bà)
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô đọc lần 3 cho trẻ nghe.
- Cô cho trẻ đọc thơ cả bài 2 lần
- Cô cho trẻ đọc theo yêu cầu của cô: Tổ, nhóm,cá nhân
* Hoạt động 3 Niềm vui của bé
- Cô cùng trẻ cùng nghe ngâm thơ bài “ Chiếc quạt nan”
* Kết thúc: - Cô và trẻ hát múa bài “Cháu yêu bà” sau đó đi ra sân
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Biện pháp hỗ trợ
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba , ngày 25 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học: Bò chui qua cổng
Thuộc lĩnh vực: PTTC
1:Mục đích yêu cầu
* Kiến thức
-Trẻ biết tên vận động “ bò chui qua cổng”
-Trẻ biết cách bò chân nọ tay kia khi đến cổng biết hạ mông khéo léo chui qua cổng
* Kỹ năng
-Thực hiện tốt bài tập PTC
- Rèn cho trẻ sự linh hoạt khéo léo phối kết hợp các giác quan
* Thái độ
-Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động
- Hình thành cho trẻ có ý thức luyện tập tốt tham gia tập luyện
II. Chuẩn bị:
-Sân tập sạch sẽ, cổng chui , gạch , sắc xô, vạch mốc , nhạc bài hát cả nhà thương nhau
III.Tiến hành tổ chức
Hoạt động 1: Những đôi chân khoẻ
- Khởi động : Cho trẻ cầm vòng đi các kiểu đi nhanh, chậm, kiễng gót, mũi bàn chân,… khác nhau về đội hình 3 hàng
-Tập bài tập phát triển chung kết hợp với bài hát “cả nhà thương nhau”
- ĐTNM: Động tác chân( bật chụm tách chân)
Hoạt động 2 : Bò chui qua cổng
- Cho trẻ bò chơi tự do với cái cổng
- Cô giới thiệu vận động cơ bản : Bò chui qua cổng
- Cô tập mẫu
- Lần 1 tập không phân tích
- Lần 2 Kết hợp tập và phân tích động tác
- Hai cẳng chân và hai bàn tay cô tiếp xúc với mặt phẳng trước vạch xuất phát và cổng chui khi có hiệu lệnh cô bò chui qua cổng nhịp nhàng kết hợp tay nọ chân kia một cách khéo léo sao cho không chạm vào cổng chui.
- Cô gọi lần lượt 2 trẻ 1 lên tập
- Thi đua theo tổ, nhóm cá nhân trẻ lên tập
- Đàm thoại tên vận động cơ bản
*TCVĐ “Kẹp bóng”
- Cô có rất nhiều quả bóng nhiệm vụ của hai đội là lần lượt mỗi đội hai bạn lên kẹp bóng vào bụng và đem về cuối hàng cho đội của mình, sau thời gian quy định, đội nào kẹp bóng nhiều hơn là đội đó chiến thắng.
- Cô cho trẻ 1 -2 lần
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập hít thở đều kết hợp hát bài “ Chiếc khăn tay ”
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Biện pháp hỗ trợ
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 26 tháng 10 năm 2022
-Tên hoạt động học: Dạy trẻ gõ đêm theo tiết tấu chậm " Cả nhà thương nhau"
-Thuộc lĩnh vực: PTTM
1.Mục đích yêu cầu
*Kiến thức
-Trẻ biết tên tác giả, hiểu nội dung bài hát
- Trẻ biết gõ theo tiết tấu chậm bài hát” Cả nhà thương nhau”
* Kỹ năng
-Trẻ hát rõ lời, hát to đúng giai điệu bài hát
* Thái độ
-Trẻ ngoan ngoãn ,hứng thú tham gia các hoạt động, chú ý nghe cô hát
- Qua giờ học biết yêu quí cha mẹ hơn
II.Chuẩn bị:
Đàn ,xắc xô, thanh la, trống, mũ chóp kín
III. Tiến hành tổ chức
Hoạt động 1 : Bạn hãy đoán xem
- Cô giới thiệu tên trò chơi .Cô cho trẻ chơi “ Hát theo hình vẽ”
-Cô giới thiệu cách chơi ,luật chơi cho trẻ chơi (2-3 lần). Nhận xét kết quả chơi
Hoạt động 2: Những nhạc công tí hon
- Cô giới thiệu tên bài hát ,tên tác giả
- Cho cả lớp hát bài: “Cả nhà thương nhau”2 lần (cô sửa sai sửa ngọng cho trẻ)
- Cho cả lớp hát nối tiếp theo tổ, nhóm, cá nhân
-Để bài hát này hay hơn các con làm gì ?
- Cô giới thiệu vận động “ Vỗ đệm theo tiết tấu chậm”
- Cô cho trẻ đứng dậy hát và vỗ theo tiết tấu chậm 1 lần
- Cô sửa cho trẻ cách vỗ đúng
- Cho cả lớp hát và vỗ theo tiết tấu chậm 3-4 lần
- Thi đua theo tổ nhóm, cá nhân đi lấy dụng cụ âm nhạc lên biểu diễn vỗ đệm theo tieeta tấu chậm. ( Cô động viên khuyến khích trẻ kịp thời)
- Đàm thoại : Hỏi trẻ tên vận động gì?
- Cho 1 trẻ nhanh nhẹn lên hát và biểu diễn lại. Cô nhận xét động viên khen trẻ
Hoạt động 3: Lắng nghe cô hát
-Cô hát cho trẻ nghe bài hát : “Mẹ yêu nhé”
- Cô hát kết hợp đàn cho trẻ nghe 2 lần
-Lần 2 cô hát trẻ vận động minh hoạ cùng cô sau đó cho trẻ ra ngoài
Trò chơi :Đoán tên bạn hát
-Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi .Trẻ chơi 2-3 lần .Cô nhận xét và kết thúc giờ học
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Biện pháp hỗ trợ
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 27 tháng 10 năm 2022
-Tên hoạt động học: Trò chuyện về mẹ yêu
-Thuộc lĩnh vực: PTNT
1.Mục đich yêu cầu
* Kiến thức
- Trẻ biết tên mẹ đặc điểm của mẹ trang phục ,sở thích ,công việc của mẹ
- Trẻ biết mẹ là người luôn yêu thương, chăm sóc,và dành tình cảm cho con nhiều nhất
- Trẻ biết làm quà tặng mẹ
* Kỹ năng
-Rèn kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm, mạnh dạn tự tin kể về mẹ của mình
-Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
* Giáo dục
-Giáo dục trẻ biết yêu quý các thành viên trong gia đình ,ngoan ngoãn lễ phép nghe lời ông bà, bố mẹ ..,dành tình càm nhiều hơn cho mẹ ,giúp đỡ mẹ ..
II. Chuẩn bị
-Nhạc bài hát “mẹ ơi có biết ” “ cả nhà thương nhau ” “ Múa cho mẹ xem”
-Tranh lô tô về thời trang, công việc,tình cảm mẹ dành cho con
-Đĩa đựng khăn lau tay, keo dán ,tờ bìa to
III.Tiến hành tổ chức
Hoạt động 1: Gây hứng thú
-Cô cùng trẻ hát và vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm bài “cả nhà thương nhau”
-Cô cháu mình vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát nói về tình cảm yêu thương của các thành viên trong gia đình dành cho nhau và trong gia đình ai cũng có 1 người mẹ luôn yêu thương chăm sóc chúng ta .Và hôm nay chúng mình sẽ cùng nhau trò chuyện về mẹ của chúng mình các con có đồng ý không ?
Hoạt động 2 : Trò chuyện về mẹ thân yêu cảu bé
-Trên đây cô đã chuẩn bị một số đồ dùng ,tranh ảnh ,lô tô về mẹ nhiệm vụ của các con cùng nhau dán những hình ảnh đó thành 1 bộ sưu tập
-Cô cho trẻ lấy đồ dùng về 3 nhóm và cùng nhau thảo luận về các khía cạnh của mẹ
-Nhóm 1: Thảo luận về thời trang của mẹ
-Nhóm 2: Thảo luận về công việc của mẹ
-Nhóm 3: Thảo luận về tình yêu mẹ dành cho bé
-Sau khi trẻ thảo luận xong thì 1 bạn trong nhóm mang bộ sư tập của nhóm lên kể cho cả lớp cùng nghe
* Nhóm 1: Thời trang của mẹ
-Ngoài những đồ dùng mà nhóm 1 đã chia sẻ này thì mẹ các con còn có những thời trang gì nữa ?
-Vậy chúng mình thấy thời trang của mẹ như thế nào? Có phong phú không ?
*Nhóm 2: Công việc của mẹ
-Ngoài công việc mà nhóm bạn đã chia sẻ thì mẹ chúng mình ở nhà làm gì nữa ?
-Các con thấy công việc của mẹ có vất vả không vậy các con làm gì giúp mẹ để mẹ đỡ vất vả hơn ?
*Nhóm 3: Tình yêu mẹ dành cho con
-Vậy ở nhà các con thấy mẹ đã dành tình yêu cho các con như thế nào?
-Các con đã làm gì để đáp lại tình yêu của mẹ ?Thể hiện như thế nào cho mẹ vui? Đến trường chúng mình phải làm sao?
-> Cô khái quát lại
-Cô giáo dục trẻ
Hoạt động 3 : Cùng nhau múa hát về mẹ
- Cô chia lớp thành 2 tổ chúng mình sẽ thi đua nhau múa hát về mẹ
-Cô nhận xét và kết thúc giờ học.
4.Hoạt động ngoài trời
- Trò chuyện về người thân trong gia đình “ Mẹ”
1.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết trò chuyện về người thân trong gia đình: Mẹ.
- Sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt, trả lời và giao tiếp với cô, với bạn
- Chơi đúng luật các trò chơi.
- Tích cực, thích vận động ngoài trời.
2.Chuẩn bị:
- Cô kiểm tra trước sân bãi, các đồ chơi ngoài trời.
- Một vài đồ chơi vận động phụ trợ: thau đựng cát, chứa nước, xe, đồ chơi cát nước, đồ chơi thí nghiệm, bình tưới cây, phấn, đồ lau.
3.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Trò chuyện về người thân trong gia đình: Mẹ.
- Cô tập trung trẻ vòng tròn xung quanh cô
- Cô gợi hỏi trẻ:
+ Ai là người sinh ra các bạn?
+ Mẹ bạn tên là gì? Số điện thoại của mẹ?
+ Bạn nào hãy tả về hình dáng và điểm nổi bật của mẹ mình mà mình thích nói cho cô và các bạn cùng biết?
+ Mẹ bạn thích gì nhất?
+ Mẹ bạn làm việc gì? Ở đâu? Tên cơ quan? Địa chỉ cơ quan?
+ Vậy muốn cho mẹ vui lòng các bạn phải làm gì?...
Hoạt động 2: TCVĐ: Mèo bắt chuột.
+ Luật chơi: Mèo phải chạy theo chỗ mà chuột chạy qua không được đi đường tắt.
+ Cách chơi: Các cháu đứng nắm tay nhau thành vòng tròn, 2 người làm mèo và chuột đứng đâu lưng lại với nhau, khi nghe hiệu lệnh 2, 3 bắt đầu chuột chạy và mèo đuổi theo sau. Khi mèo bắt được chuột thì đổi vai chơi cho nhau.
Hoạt động 3: TCDG: Trốn tìm.
- Cô gợi hỏi tên trò chơi, trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Cả lớp chơi vài lần
- Cô bao quát trẻ chơi, khuyến khích trẻ tích cực tham gia và chơi có trật tự.
Hoạt động 4: Trẻ chơi tự do
- Cô giới thiệu các trò chơi
- Trẻ tự lựa chọn đồ chơi mà trẻ thích
- Cô nhắc nhở trẻ có trật tự, không tranh giành đồ chơi. Cô cùng chơi với trẻ.
*Nhận xét: Sau khi chơi cho trẻ đi rửa tay trước khi vào lớp
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Biện pháp hỗ trợ
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 28 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học:So sánh chiều cao của 3 đối tượng
-Thuộc lĩnh vực: PTNT
I. Mục đích - yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết so sánh, sắp xếp thứ tự các đối tượng theo chiều tăng hoặc giảm để nhận biết mối quan hệ cao nhất và thấp nhất.
* Kĩ năng:
- Trẻ biết so sánh và sắp xếp chiều cao của 3 đối tượng.
- Trẻ biết so sánh và sắp xếp theo yêu cầu của cô.
* Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động .
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo về cây, hoa.
II.Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- 3 cây có kích thước to hơn
- 3 cây có kích thước khác nhau, quả khác màu để trẻ chơi
- 2 bảng đa năng .
- Ti vi, máy tính.
* Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ có 1 rổ đồ dùng ( 3 cây màu xanh, đỏ, vàng)
* Địa điểm : - Trong lớp
III.Tiến hành tổ chức
Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ hát bài “Em yêu cây xanh” .
- Các con vừa hát bài gì?
- Trồng cây xanh để làm gì?
Hoạt động 2 :Ôn cao thấp
- Cô cho trẻ xem tranh “bạn trai đang hái quả trên cây” . Một cây cao, một cây thấp. Gợi ý cho trẻ nhận xét tranh và tìm cách giải quyết:
+ Bạn trai hái được quả gì?
+ Quả của cây gì? ( cây cam)
+ Vì sao bạn không hái được quả của cây dừa?
+ Cây dừa cao hơn so với ai?
+ Ngược lại bạn như thế nào so với cây?
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Ai tinh, ai khéo”, cho trẻ tìm và chọn các đồ vật, cây cối cao, thấp khác nhau cho vào nhóm trên máy tính.
- Cô cho trẻ đọc bài vè “vè trái cây” về ngồi theo tổ.
Hoạt động 3. Dạy trẻ so sánh chiều cao của 3 đối tượng:
- Cho trẻ lấy rổ đồ dùng ra phía trước mặt, hỏi trẻ:
+ Trong rổ các con có gì?
- Cô cho trẻ nhận xét về chiều cao của ba cây màu đỏ, màu xanh, màu vàng.
- Cô yêu cầu trẻ xếp cây màu đỏ và cây màu xanh ra và hỏi:
+ Ai có nhận xét gì về chiều cao của cây màu đỏ so với cây màu xanh?
+ Vì sao con biết?
- Cô chính xác lại kết quả: cây màu đỏ cao hơn cây màu xanh vì khi để hai cây cạnh nhau, cây màu đỏ có phần thừa ra.
- Cô yêu cầu trẻ cất cây màu xanh vào rổ và lấy cây màu vàng ra đặt cạnh cây màu đỏ. Cô hỏi:
+ Chiều cao của cây màu đỏ như thế nào so với chiều cao của cây màu vàng?
+ Vì sao con biết?
- Cô chính xác lại kết quả: cây màu đỏ cao hơn cây màu vàng vì khi để hai cây cạnh nhau, cây màu đỏ có phần thừa ra.
+ Vậy trong ba cây, cây nào cao nhất?
- Mời 1 vài trẻ nhắc lại câu “ Cây màu đỏ cao nhất”
- Cô chính xác hóa: Muốn so sánh chiều cao của 3 đối tượng, chúng ta phải đặt chúng cạnh nhau và trên cùng một mặt phẳng, đối tượng cao nhất là đối tượng cao hơn cả hai đối tượng còn lại.
- Cho trẻ nhắc lại kết quả vừa so sánh.
- Cô yêu cầu trẻ cất cây màu đỏ vào rổ, còn lại cây màu xanh và màu vàng và hỏi :
+ Chiều cao của cây màu vàng như thế nào so với chiều cao của cây màu xanh?
+ Vì sao con biết?
Cây màu vàng thấp hơn cây màu xanh vì khi để hai cây cạnh nhau, cây màu vàng thiếu một đoạn.
- Cô yêu cầu trẻ cất cây màu xanh vào rổ, xếp cây màu đỏ ra và hỏi:
+ Chiều cao của cây màu vàng như thế nào so với cây màu đỏ? Vì sao con biết?
+ Bây giờ các con hãy lấy cây màu xanh trong rổ ra và đặt cạnh cây màu vàng nào!
+ Chiều cao của cây màu vàng như thế nào so với cây màu xanh và cây màu đỏ?
+ Vậy cây nào thấp nhất? ( mời 2-3 trẻ trả lời)
- Cho trẻ nhắc lại.
- Cô kết luận: cây màu vàng thấp hơn cả hai cây màu xanh và cây màu đỏ nên cây màu vàng thấp nhất.
+ Muốn so sánh chiều cao của 3 đối tượng và tìm ra đối tượng thấp nhát, chúng ta phải làm thế nào?
- Cô chính xác hóa: Muốn so sánh chiều cao của 3 đối tượng, chúng ta phải đặt chúng cạnh nhau và trên cùng một mặt phẳng, đối tượng thấp nhất là đối tượng thấp hơn cả hai đối tượng còn lại.
- Cho trẻ nhắc lại kết quả vừa so sánh.
- Yêu cầu trẻ xếp ba cây theo thứ tự từ trái sang phải theo hàng ngang. ( Cây màu đỏ, cây màu xanh, cây màu vàng). Cô hỏi trẻ:
+ Chiều cao của cây màu xanh như thế nào so với cây màu đỏ?
+ Chiều cao của cây màu xanh như thế nào so với cây màu vàng?
+ Vậy chiều cao của cây màu xanh như thế nào so với chiều cao của cây màu đỏ và cây màu vàng?
( Mời 2- 3 trẻ trả lời và cho trẻ nhắc lại)
- Cô chính xác lại kết quả.
- Cô cho trẻ xếp các cây từ trái sang phải theo thứ tự từ cao xuống thấp và ngược lại từ phải sang trái, từ thấp đến cao.
- Sau mỗi lần, cô hỏi và cho nhiều trẻ nhắc lại kết quả vừa thực hiện.
Hoạt động 4 Trò chơi, củng cố:
* TC 1: ” Ai giỏi hơn” .
- Cô nói cây xanh/ đỏ/ vàng, trẻ nói cao nhất/ thấp nhất và giơ lên.
Ví dụ: Cô nói: “ Cây màu đỏ “ -Trẻ nói: “ Cao nhất”
- Cô nói: “ Cao nhất”, “ Thấp nhất “ - Trẻ nói tên cây và giơ lên.
*TC 2 : “ Đội nào nhanh nhất” .
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành hai đội. Mỗi đội 6 -7 bạn lên chơi. Trên mỗi bảng có 3 cây,cay cao nhất – cây thấp hơn – cây thấp nhất. Mỗi thành viên trong đội sẽ lần lượt chạy lên tìm gắn một quả dưới một cây mà cô yêu cầu 4 quả màu đỏ gắn lên cây cao nhất, quả màu vàng gắn lên cây thấp hơn, quả màu xanh gắn lên cây thấp nhất). Sau đó trẻ chạy về vỗ nhẹ vào tay bạn tiếp theo và về đứng cuối hàng, bạn tiếp theo sẽ chạy lên chơi.
- Luật chơi : Mỗi bạn chỉ được chọn 1 quả. Đội nào tìm và gắn đúng quả theo yêu cầu được nhiều nhất, sẽ giành chiến thắng.
- Cho trẻ hát và vận động bài “ Ra vườn hoa “ và nghỉ.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Biện pháp hỗ trợ
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................TTTCM DUYỆT PHTCM DUYỆT
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHI TIẾT NHÁNH 3: “ Đồ dùng gia đình "
Người thực hiện:Lương Thị Thanh Huyền
Ngày thực hiện :31/10/ - 04/11/2022
Thứ hai, ngày 31 tháng 10 năm 2022
Tên hoạt động học: Nhận biết đồ dùng có đôi
-Thuộc lĩnh vực: PTNT
I. Mục đích – yêu cầu
*Kiến thức:
- Trẻ hiểu thế nào được gọi là đôi: 2 đối tượng giống nhau ở 1 số dấu hiệu chung (hình dạng, kích thước, màu sắc, họa tiết trang trí … ) và luôn đi cùng với nhau. Hoặc chúng có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời
- Trẻ biết một số bộ phận cơ thể có đôi;biết tên gọi và cách sử dụng một số đồ dùng có đôi
- Trẻ biết 1 số đồ vật, sự vật có mối liên hệ mật thiết không thể tách rời cũng gọi là đôi
- Trẻ biết phân biệt nhịp nhanh chậm của một bản nhạc
* Kỹ năng:
- Trẻ có thể tìm, tạo ra các đôi.
- Thực hiện được kỹ năng thực hành cuộc sống: đeo găng tay
- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Biết phối hợp với các bạn trong quá trình hoạt động và tham gia trò chơi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Nhạc các bài hát: Baby shark, Đôi và một, Nhạc không lời, Nhạc ảo thuật, Nhạc trò chơi
- Đồ diễn ảo thuật:Khóa:1, chìa khóa:1, kem đánh răng:1, bàn chải đánh răng:1
2. Đồ dùng của trẻ:
- Rổ đựng dép đồ chơi: Mỗi trẻ 3 đôi và 1 hoặc 2 chiếc không có đôi
- Khay nhựa: Mỗi trẻ 1 khay
- Mỗi trẻ 1 chiếc găng tay: Đủ cho số lượng trẻ
- Bảng bài tập: Mỗi trẻ 1 bảng
- Các thẻ lô tô rời: Đủ cho số lượng trẻ
- Bóng nhựa: 15 quả
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Cô diễn tiểu phẩm : Hai người bạn
*Hoạt động 2: Ôn thế nào là đôi
- Cô trò chuyện với trẻ:
- Tại sao lại gọi là đôi tay?
+ Trên cơ thể những bộ phận nào cũng có đôi?
- Cho trẻ chỉ và đếm cùng cô một số bộ phận cơ thể có đôi: Đôi tai, đôi mắt, đôi chân, đôi tay,…
+ Vì sao lại gọi là đôi mắt, đôi tai?
=> Những bộ phận cơ thể có số lượng là 2 và giống nhau nên được gọi là đôi.
*Hoạt động 3: Ghép đôi theo cặp giống nhau
- Và trong giờ học hôm nay cô con mình sẽ cùng nhau học Ghép đôi nhé!
- Cho trẻ lấy khay đồ dùng về chỗ ngồi
- Trong rổ của con có gì?
- Hãy xếp những chiêc dép có đôi ra khay
- Con xếp được những đôi dép nào ra khay?
- Vì sao trong rổ của con vẫn còn dép?
- Cô cho trẻ cất đồ chơi vào rổ, vừa cất vừa đếm xem mình có mấy đôi
- Ngoài những đồ chơi trong rổ của các con được gọi là đôi thì trong cuộc sống có những đồ vật nào được có đôi, phải có đôi mới sử dụng được?
* Trò chơi: Đôi bạn thân thiết
- Lần 1: Mỗi bạn đi lấy 1 chiếc găng tay và đeo vào tay phải vừa đi vừa vận động theo giai điệu 1 bài hát. Khi nhạc dừng lại thì các bạn sẽ nhanh mắt nhìn xem ai có chiếc găng tay giống mình và chạy nhanh đến nắm tay bạn để tạo thành đôi bạn thân thiết
- Lần 2 cho trẻ đổi găng tay cho nhau
* Ghép đôi theo cặp có mối quan hệ mật thiết với nhau
- Cô diễn ảo thuật ra 1 số món đồ (Khóa, chìa khóa, kem đánh răng, bàn chải đánh răng, bát, thìa) sau đó trò chuyện với trẻ về mối quan hệ mật thiết của các đồ vật đó
- Muốn mở khóa thì phải dùng cái gì?
- Cô phải lấy kem đánh răng ra đâu để đánh răng?
=> Chốt:Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều đồ vật, sự vật tuy không giống nhau nhưng nó luôn phải đi liền với nhau thì cũng được gọi là đôi đấy
Cô đã chuẩn bị rất nhiều bảng bài tập và các thẻ lô tô ngẫu nhiên , các con hay chia nhóm nhỏ và lựa chọn thẻ lô tô chính xác nhất ghép vào bảng thẳng hàng từ trên xuống dưới sao cho tạo thành các đôi có mối quan hệ liên quan mật thiết với nhau.
- Cô đi kiểm tra kết quả bài tập tại các nhóm
=>Chốt: Mặc dù các đồ vật hoặc sự vật tuy không giống nhau những có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời thì gọi là ghép đôi đấy
Vừa rồi các bạn học rất là ngoan cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi nhé ! Trước khi chơi các con hãy nhanh nhanh đi cất bài tập của mình và lại đây với cô nào
Hoạt động 4:Củng cố
Trò chơi: Khiêu vũ với bóng
+ Cách chơi: 2 bạn sẽ kết hợp với nhau tạo thành một đôi, lấy bụng giữ bóng, tay ôm vào nhau. Khi có nhạc nổi lên các con sẽ vận động theo nhịp nhanh - chậm của bản nhạc
+Luật chơi: Các đôi không được làm rơi bóng, nếu bị rơi bóng thì sẽ phải dừng cuộc chơi
Cô tổ chức cho trẻ chơi và nhận xét kết quả sau mỗi lần chơi
*Kết thúc:
- Cho trẻ hát: Đôi và một
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Biện pháp hỗ trợ
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 01 tháng 11 năm 2022
-Tên hoạt động học: Tung và bắt bóng với người đối diện
-Thuộc lĩnh vực: PTTC
1. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ biết tung bắt bóng bằng hai tay, sau đó tung lại cho người đối diện với khoảng cách 2m.
* Kỹ năng:
- Trẻ biết tung bóng và bắt bóng với người đối diện.
- Biết phối hợp với cô giáo và các bạn để tung bóng và bắt bóng.
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động trong giờ học.
- Trẻ vui chơi đoàn kết với bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, rộng rãi
- Mỗi trẻ một mũ hoa, gậy thể dục, bóng.
- Vạch có khoảng cách 2m.
- Máy tính, loa, quần áo trẻ gọn gàng.
III. Tiến hành tổ chức
*Ổn định tổ chức - Gây hứng thú.
Cô cùng trò chuyện với trẻ:
-Muốn người khoẻ mạnh để học tập vui chơi thì các con phải làm gì?
- Ngoài ăn uống ra thì cần gì nữa?
- Các con có muốn có thân hình đẹp, con người khoẻ mạnh không?
* Hoạt động 1:Khởi động
Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân, sau đó chuyển đội hình thành 3 hàng ngang theo 3 tổ.
* Hoạt động 2:Trọng động.
- BTPTC:Trẻ tập kết hợp với bài hát “Cả nhà thương nhau”.
+ ĐT tay: tay đưa ra phía trước,lên cao.( ĐTNM)
+ ĐT chân: Bước từng chân ra trước khụy gối.
+ ĐT bụng:Hai tay đưa lên cao, cúi gập người xuống.
+ĐT bật: Bật chụm tách chân.
-VĐCB:Tung và bắt bóng với người đối diện
+Cô giới thiệu tên vận động cơ bản.
+Cô Làm mẫu lần 1: Không giải thích.
+Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: “Khi có hiệu lệnh vào chỗ chuẩn bị, đứng trước vạch chuẩn, hai tay cầm bóng, khi có hiệu lệnh tung bóng thì dùng lực của đôi tay và tung bóng thẳng sang người đối diện, còn người đối diện phải chú ý nhìn vào người đối diện để bắt được bóng ”.
+Cho 2 trẻ lên làm thử. Cô và cả lớp quan sát và nhận xét
+Cho 2 trẻ lên thực hiện. Cô chú ý quan sát sửa sai.
+Thi đua giữa hai tổ
-Nhận xét kết quả hai tổ
- Hôm nay các con tập vận động gì?
-TCVĐ: Bật qua suối đi lấy đồ dùng gia đình
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi: Lần lượt từng trẻ bật qua một con suối ( Khoảng cách 35 – 40cm) lên lấy đồ dùng gia đình cho vào rổ, kết thúc thời gian đội nào lấy được nhiều đồ dùng gia đình đội đó dành chiến thắng.
- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần
- Cô bao quát trẻ chơi
- Cô kiểm tra kết quả của 2 tổ
* Hoạt động 3: Hồi tỉnh
Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng 2 vòng xung quanh lớp, hít thở sâu.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Biện pháp hỗ trợ
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 02tháng 11 năm 2022
Tên hoạt động học: Tô màu đồ dùng gia đình
-Thuộc lĩnh vực: PTTM
I. Mục đích yêu cầu
*Kiến thức
- Trẻ biết cách tô màu những đồ dùng trong gia đình mà trẻ thích
- Trẻ biết được tên gọi các đồ dùng trong gia đình như bát, đĩa, ấm chén, cơm điện…..và tác dụng của
đồ dùng đó
*Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ, tư duy, chú ý có chủ đích ở trẻ
- Luyện kỹ năng tô mà đều mịn, không chờm ra ngoài cho trẻ.
- Trẻ cầm bút đúng tư thế, tô được các đồ dùng nhiều màu sắc, phối hợp màu hợp lý
*Thái độ
- Giáo dục trẻ yêu quý người thân trong gia đình, biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình
II. Chuẩn bị:
-Tranh mẫu của cô
- Giấy vẽ, bút màu cho trẻ, bảng trưng bày sản phẩm.
-.Một số đồ dùng khác phục vụ trong tiết dạy
3. Tiến trình
Hoạt động 1:Ổn định tổ chức
- Cô tổ chức cho trẻ xem video “ Những đồ dùng trong gia đình của bạn Bông”
- Hỏi trẻ trong video có những đồ dùng gì?
-Những đồ dùng đó có tác dụng gì?
* Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu và đàm thoại.
* Xem tranh mẫu của cô:
- Cô cho trẻ quan sát 2-3 tranh vẽ về 1 số đồ dùng trong gia đình và cô hướng dẫn cách tô
*Tranh 1: Vẽ bát và thìa đã tô màu hoàn thiện
- Các con ơi! Các con hãy quan sát kỹ xem tranh vẽ gì đây?
- Cho trẻ nói lên công dụng của những đồ dùng đó và cho trẻ nhận xét xem những đồ dùng đó được
tô bằng màu gì?
-Bát và thìa là đồ dùng để làm gì? và khi sử dụng chúng mình phải sử dụng chúng như thế nào?
=>Cô nhấn mạnh đây là những đồ dùng để ăn rất cần thiết trong gia đình khi sử dụng các con phải sử dụng nhẹ nhàng và giữ gìn các đồ dùng cẩn thận?
*Tranh 2:Vẽ bộ ấm chén đã tô màu hoàn thiện
-Các con ơi!Còn bức tranh này vẽ về gì đây?
- Cho trẻ nói lên công dụng của chúng và cho trẻ nhận xét xem đồ dùng đó được tô màu gì?Và hỏi trẻ đồ dùng đó để làm gì?và phải giữ gìn chúng như thế nào?
=>Cô nhấn mạnh đây là đồ dùng để uống rất cần thiết trong gia đình và rất dễ vỡ vì vậy khi uống chúng mình phải cẩn thận nhẹ nhàng và cẩn thận!
*Tranh 3:Vẽ nồi cơm điện, cái phích, cái xô xách nước chưa tô màu(Tranh sắp tô màu)
- Cô cho trẻ gọi tên từng đồ dùng trong tranh,nói lên công dụng của chúng hỏi trẻ các đồ dùng này đã được tô màu chưa?
=>Cô nhấn mạnh bức tranh này vẽ nồi cơmđiện, cái xô xách nước, cái phích đây là những đồ dùng mà trong gia đình cô đều có nên cô sẽ tô màu cho tất cả những đồ dùng này thật đẹp!Với nhiều màu sắc khác nhau
*Cô hướng dẫn cách tô
-Trước tiên cô cầm bút màu đỏ và cô cầm bút bằng tay phải cô tô màu nhẹ cái nồi cơm điện(Cô tô hết cái nồi cơm điện cô dừng lại)
- Cô đưa tranh cô đã tô hoàn thiện những đồ dùng mà gia đình cô có cho trẻ quan sát và hoit trẻ màu sắc của những đồ dùng đó
- Cô tô xong rồi và bây giờ cô mời các con cùng về bàn xem mình có tranh vẽ gì?
- Gợi hỏi trẻ xem nhà bé có những đồ dùng gì?giống trong tranh
- Và bây giờ cô mời các con hãy tô màu những đồ dùng mà nhà các con có nào?
Hoạt động 3:Trẻ thực hiện
- Cô quan sát, sửa sai cho trẻ, nhắc trẻ cách cằm bút, cách tô màu nhẹ nhàng và ngồi đúng tư thế.
- Mở nhạc cho trẻ tô
- Khuyến khích khả năng sáng tạo cho trẻ phối hợp nhiều màu sắc khác nhau để tô màu. Động viên cháu lúng túng tô hoàn thành sản phẩm.
Hoạt động 4:Trưng bày,nhận xét sản phẩm
- Các con vừa tô tranh gì? Cô nhận xét chung sản phẩm của trẻ. Gợi ý trẻ nhận xét xem tranh nào đẹp? Tranh nào không đẹp? Vì sao? Tranh nào có sáng tạo?
- Hỏi một vài trẻ thích tranh của ai? Vì sao?
- Hôm nay các con đã tô màu tranh những đồ dùng trong gia đình rất sáng tạo biết phối hợp nhiều màu sắc khác tô các bức tranh.
- Cô nhận xét chung lại tranh của trẻ 1 lần nữa.
Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương.
4,Hoạt động ngoài trời:Đồ dùng trong gia đình “Bát xoong,thìa…….”
1.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết Trò chuyện về đồ dùng trong gia đình như bát ,thìa, xoong…..
- Sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt, trả lời và giao tiếp với cô, với bạn
- Chơi đúng luật các trò chơi.
- Tích cực, thích vận động ngoài trời.
2.Chuẩn bị:
- Cô kiểm tra trước sân , các đồ chơi ngoài trời.
- Một vài đồ chơi vận động phụ trợ: thau đựng cát, chứa nước, xe, đồ chơi cát nước, đồ chơi thí nghiệm, bình tưới cây, phấn, đồ lau.
-Một số đồ dùng khác phục vụ trong tiết dạy
3.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Trò chuyện về đồ dùng để ăn.
- Cô tập trung trẻ vòng tròn xung quanh cô
- Cô gợi hỏi trẻ:
+ Bạn nào kể cho cô và các bạn biết đồ dùng để ăn?
+ Những món đồ đó người ta làm bằng chất liệu gì?
+ Ngoài làm bằng đồ gốm ra còn làm bằng chất liệu gì nữa?
+ Con thích sử dụng đồ dùng để ăn bằng chất liệu gì?
+ Cái to, cái chén, cái dĩa là dạng hình gì? Còn đôi đũa có dạng hình gì?
+ Vậy khi các bạn sử dụng đồ dùng bằng gốm các bạn phải làm gì?...
Hoạt động 2: Trò chơi có luật
- TCVĐ: Bắt bóng.
+ Luật chơi: Trẻ bắt bóng do cô ném và ném trả lại cô
+ Cách chơi: Trẻ xếp thành vòng tròn rộng, cô đứng ở giữa vòng tròn, cô tung bóng cho từng trẻ bắt, và trẻ ném trả lại cô. Cô lại ném cho các bạn khác cho đến hết lượt.
Hoạt động 3: TCDG: Lộn cầu vòng.
- Cô gợi hỏi tên trò chơi, trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Cả lớp chơi vài lần
- Cô bao quát trẻ chơi, khuyến khích trẻ tích cực tham gia và chơi có trật tự.
Hoạt động 4: Trẻ chơi tự do
- Cô giới thiệu các trò chơi
- Trẻ tự lựa chọn đồ chơi mà trẻ thích
- Cô nhắc nhở trẻ có trật tự, không tranh giành đồ chơi. Cô cùng chơi với trẻ.
*Kết thúc giờ chơi: Cô tập hợp trẻ lại nhận xét chung, cùng cô thu dọn đồ dùng và rửa tay
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3.Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Biện pháp hỗ trợ
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 03tháng 11 năm 2022