UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH BẢO
TRƯỜNG MẦM NON TAM CƯỜNG
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ LỚP 5TA4
CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT
Thời gian thực hiện: 4 tuần (từ ngày 5/12 đến ngày 30/12)
Phó hiệu trưởng: Lương Thị Thu Hương
NĂM HỌC: 2022- 2023
I. MỤC TIÊU – NỘI SUNG – HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ
TTNT
|
TTL
|
Mục tiêu chủ đề
|
Nội dung chủ đề
|
Hoạt động chủ đề
|
Tài nguyên học liệu
|
Phạm vi thực hiện
|
Địa điểm tổ chức
|
Nhánh 1
|
Nhánh
2
|
Nhánh 3
|
Nhánh 4
|
Ghi chú nếu có sự điều chỉnh
|
|
Động vật nuôi trong gia đình
|
Động vật sống trong rừng
|
Động vật sống dưới nước
|
Chim và côn trùng
|
- LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
|
|
|
|
|
Bài 5: (Hô hấp: Máy bay ù..ù../ Tay:: 2 tay thay nhau quay dọc thân/ Lưng, bụng: Ngồi duỗi chân , tay chống sau , chân giơ lên cao, hạ xuống/ Chân/ Bật)
|
thể dục bài 5
|
Khối
|
Sân trường khu TT
|
TDS
|
TDS
|
TDS
|
TDS
|
|
20
|
4
|
Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động đi trên dây dài 3-4m đặt trên sàn
|
Đi trên dây dài 3-4m đặt trên sàn
|
HĐH: Đi trên dây dài 3-4m đặt trên sàn
|
đi trên dây đặt trên sàn
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH
|
|
|
|
|
24
|
8
|
Kiểm soát được vận động, phản xạ nhanh khi đi thay đổi hướng vận động ít nhất 3 lần theo đúng hiệu lệnh
|
Đi thay đổi hướng theo hiệu lệnh
|
HĐH+HĐNT: -Đi thay đổi hướng theo hiệu lệnh
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐNT
|
HĐH+HĐNT
|
HĐH+HĐNT
|
HĐH+HĐNT
|
|
36
|
13
|
Kiểm soát được vận động chạy thay đổi hướng vận động ít nhất 3 lần theo đúng hiệu lệnh
|
Chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh
|
HĐH: -Chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
|
HĐH
|
|
|
|
40
|
17
|
Nhanh nhẹn, dẻo dai, khéo léo khi phối hợp thực hiện vận động chạy và vượt qua 2-3 chướng ngại vật
|
Chạy và vượt qua 2-3 chướng ngại vật
|
HĐH: -Chạy và vượt qua 2-3 chướng ngại vật
|
chạy va vượt qua 2-3 chướng ngại vật
|
Lớp
|
Sân trường khu TT
|
|
|
HĐH
|
|
|
55
|
19
|
Thể hiện sự dẻo dai, khả năng phối hợp nhịp nhàng, khéo léo khi thực hiện vận động bò bằng bàn tay và bàn chân giữa 2 đường kẻ rộng 40cm, dài 4-5m không chệch ra ngoài
|
Bò bằng bàn tay và bàn chân giữa 2 đường kẻ rộng 40cm, dài 4-5m
|
HĐH: -Bò bằng bàn tay và bàn chân giữa 2 đường kẻ rộng 40cm, dài 4-5m
|
bò bằng bàn tay và bàn chân giữa 2 đường kẻ rộng 40 cm, dài 4 - 5 m
|
Lớp
|
Lớp học
|
|
|
|
HĐH
|
|
|
|
|
Cắt, xé được theo đường viền cong của các hình đơn giản
|
HĐG: Cắt, xé được theo đường viền cong của các hình đơn giản
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐG
|
|
HĐG
|
|
|
123
|
45
|
Ghép và dán hình đã cắt theo mẫu
|
Ghép và dán các hình vào vị trí cho sẵn
|
HĐH+HĐG: Ghép và dán hình đã cắt theo mẫu
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
|
147
|
54
|
Biết một số cách bảo quản thực phẩm/ thức ăn đơn giản.
|
Cách bảo quản thực phẩm/ thức ăn đơn giản
|
HĐG: Cách bảo quản thực phẩm/ thức ăn đơn giản
|
phân biệt thức ăn có lợi có hại cho sức khỏe
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐG
|
HĐG
|
HĐG
|
HĐG
|
|
166
|
61
|
Có ý thức giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ
|
Ý thức vệ sinh cá nhân
|
VS-AN: Trò chuyện với trẻ về ý thức vệ sinh cá nhân.
|
giữ gìn vệ sinh cá nhân
|
Khối
|
Lớp học
|
VS-AN
|
VS-AN
|
VS-AN
|
VS-AN
|
|
182
|
69
|
Biết lựa chọn ăn/không ăn những thức ăn có lợi/có hại cho sức khỏe
|
Phân biệt thức ăn có lợi/ có hại cho sức khỏe con người
|
HĐC: Trò chuyện với trẻ về phân biệt thức ăn có lợi/ có hại cho sức khỏe con người
|
|
Trường
|
Lớp học
|
HĐC
|
HĐC
|
HĐC
|
HĐC
|
|
189
|
73
|
Biết bàn là,bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng…là những vật dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần; không nghịch các vật sắc nhọn.
|
Những việc làm có thể gây nguy hiểm cho bản thân (cười đùa khi ăn uống dễ gây sặc, ngậm hột hạt, tự ý uống thuốc/ ăn thức ăn lạ, không leo trèo bàn ghế , lan can, không theo người lạ, trêu động vật, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, không lại gần người đang hút thuốc lá,…)
|
HĐH+HĐC: Trò chuyện với trẻ những việc làm có thể gây nguy hiểm cho bản thân khi tiếp xúc với các vật sắc nhọn
|
một số việc làm gây nguy hiểm
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐC
|
|
HĐH+HĐC
|
|
|
II. LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
|
223
|
93
|
Biết thói quen và nhu cầu của một số con vật gần gũi
|
Thói quen và nhu cầu của một số con vật
|
HĐH/HĐNT: Cách chăm sóc bảo vệ con vật
|
|
Trường
|
Sân trường khu TT
|
HĐNT
|
HĐNT
|
HĐNT
|
HĐNT
|
|
225
|
95
|
Quá trình phát triển của cây, con vật; điều kiện sống của một số loại cây, con vật
|
Đặc điểm , ích lợi , tác hại, quá trình phát triển và điều kiện sống của một số loại con vật
|
HĐNT,ĐTT: Trò chuyện về Đặc điểm , ích lợi , tác hại, quá trình phát triển và điều kiện sống của một số loại con vật
|
tìm hiểu một số con vật sống dưới nước
|
Lớp
|
Lớp học
|
ĐTT
|
ĐTT
|
ĐTT
|
ĐTT
|
|
227
|
97
|
Phân loại cây, hoa, quả, con vật theo 2-3 dấu hiệu
|
So sánh, phân loại con vật theo 2 - 3 dấu hiệu
|
HĐH: Một số con vật nuôi trong gia đình
HĐH: Động vật sống dưới nước
HĐH: Một số động vật sống trong rừng
HĐH: Một số con côn trùng, Vòng đời của bướm
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
|
|
HĐH
|
HĐH
|
|
280
|
110
|
Nhận biết được chữ số và sử dụng các số đó để chỉ số lượng, số thứ tự
|
Nhận biết chữ số 9 và sử dụng các số đó để chỉ số lượng, số thứ tự
|
HĐH: Số 9 tiết 1
|
số 9 tiết 1
|
Khối
|
Lớp học
|
|
|
|
HĐH
|
|
281
|
111
|
ó khả năng so sánh số lượng của ba nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau và nói được kết quả: bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít nhất
|
So sánh số lượng của ba nhóm đối tượng trong phạm vi 8 bằng các cách khác nhau
|
HĐH: Sô 8 tiết 2
|
số 8 tiết 2
|
Khối
|
Lớp học
|
HĐH
|
|
|
|
|
282
|
112
|
Biết gộp các nhóm đối tượng, đếm và nói kết quả. Biết tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 6 thành
hai nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm
|
Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 8, đếm và nói kết quả. Tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 8 thành hai nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm
|
HĐH: Số 8 tiết 3
|
số 8 tiết 3
|
Khối
|
Lớp học
|
|
HĐH
|
|
|
|
III. LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
|
345
|
148
|
Có khả năng nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi và chủ đề.
|
Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi và chủ đề Động Vật
|
HĐH: HĐC" Gà trống kiêu căng", " Cáo thỏ và gà trống","dê con nhanh trí" , " Cuộc phưu lưu của những chú gà nhí" "ba chú lợn con" " chim gõ kiến và cây sồi" "chim vàng anh ca hát', dê con nhanh trí, cáo thỏ và gà trống
|
truyện: dê con nhanh trí
|
Lớp
|
Lớp học
|
|
HĐH
|
|
HĐH
|
|
Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi và chủ đề Trường Tiểu Học.
|
HĐH+HĐC Thỏ con đi học Câu chuyện của kẻ giấy, ai dùng kéo
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐC
|
HĐH+HĐC
|
HĐH+HĐC
|
HĐH+HĐC
|
|
369
|
157
|
Có khả năng đọc bài thơ, ca dao phù hợp với chủ đề
|
Đọc bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp độ tuổi và chủ đề động vật
|
HĐH: Thơ: nàng tiên ốc, đàn kiến nó đi, mèo đi câu cá, niềm vui của mèo
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
|
|
HĐH
|
|
|
|
|
|
Đọc diễn cảm bài thơ ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè về con vật
|
HĐH+HĐC: DTDDC" Đàn kiến nó đi", Vè " loài vật", " niềm vui của mèo con". "nàng tiên ốc" "mèo đi câu cá" "đồng dao: con chuồn chuồn" "đồng dao: con cua", đồng dao nghé ngọ nghé ơi
|
đồng dao nghé ngọ nghé ơi
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐC
|
HĐH+HĐC
|
HĐH+HĐC
|
HĐH+HĐC
|
|
385
|
163
|
Kể lại truyện đã được nghe theo trình tự
|
Đóng kịch kể chuyện về các con vật
|
HĐH:+ HĐG đóng kịch " chú dê đen, cáo thỏ và gà trống"
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
|
HĐH+HĐG
|
|
HĐH+HĐG
|
|
405
|
174
|
Có khả năng nhận dạng các chữ trong bảng chữ cái Tiếng Việt, chữ in thường, in hoa chủ đề trường mầm non
|
Nhận dạng các chữ cái I - T - C trong bảng chữ cái Tiếng Việt, chữ in thường, in hoa
|
HĐH: Làm quen với chữ cái i,t,c
|
làm quen chữ cái i,t,c
|
Khối
|
Lớp học
|
HĐH
|
|
|
|
|
IV. LĨNH VỰC TÌNH CẢM - KỸ NĂNG XÃ HỘI
|
437
|
192
|
Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích
|
Cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực
|
HĐH+,HĐNT: Trẻ đoàn kết,yêu thương bạn trong nhóm chơi.
|
món quà tặng bác
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐNT
|
HĐH+HĐNT
|
HĐH+HĐNT
|
HĐH+HĐNT
|
|
448
|
199
|
Thực hiện được một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng phù hợp độ tuổi
|
Thực hiện một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng: Dọn dẹp và sắp xếp đồ dùng, sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định,
|
HĐH+HĐG: Dọn dẹp và sắp xếp đồ dùng, sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
|
457
|
207
|
Thích chăm sóc con vật, Bé thích được làm chú bộ đội
|
Bảo vệ, chăm sóc con vật
|
TQ-DN: Thăm quan trang trại chăn nuôi con vật. HĐH:Tìm hiểu về con vật nuôi trong gia đình, Dạy trẻ cách chăm sóc con vật nuôi
LH: Bé tập làm chú bộ đội
|
|
Trường
|
Trang trại chăn nuôi
|
HĐH
|
DN
|
LH
|
|
|
|
|
V. LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
|
464
|
213
|
Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật
|
Nghe âm thanh, các bài hát, bản nhạc gần gũi và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật
|
ĐTT,HĐC: Trẻ nghe một số bài hát về chủ đề.
|
dạy trẻ pha màu nước
|
Lớp
|
Lớp học
|
ĐTT
|
HĐC
|
ĐTT
|
HĐC
|
|
485
|
217
|
Hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ…(theo các chủ đề Động Vật
|
Hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ…(theo các chủ đề Động Vật
|
HĐH: Chú Ếch con, Hai chú cún con, Con chuồn chuồn, Đố bạn biết, Gà gáy le te, gà trống thổi kèn, Là con gà trống, đố bạn, Chú voi co ở bản đôn
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
|
HĐH
|
HĐH
|
|
|
486
|
218
|
Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc / Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo tiết tấu chậm chủ đề Động Vật
|
Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc / Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo tiết tấu chậm chủ đề Động Vật
|
Dạy múa: Gọi bướm;Hai chú cún con, chú thỏ con, chú heo xinh tròn Dạy vỗ tay theo tiết tấu chậm: Đố bạn, Bài hát con chuồn chuồn
|
Dạy vận động múa " Bé heo xinh tròn"
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH
|
|
|
HĐH
|
|
487
|
219
|
Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm theo chủ đề " Động Vật"
|
Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm theo chủ đề " Động Vật"
|
HĐG,HĐC: Làm con vật bằng các nguyên liệu( lá cây,lõi giấy,hộp nhựa, len,vải, bông,…) Dự án: Chuẩn bị chuyến đi xa cho sâu bướm
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐG
|
HĐC
|
HĐG
|
HĐC
|
|
488
|
220
|
Vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối
|
Vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối (CĐ: Động Vật)
|
HĐH/HĐG: Vẽ con vật sống dưới nước. Vẽ con vật nuôi trong gia đình. Vẽ con vật sống trong rừng. Vẽ con côn trùng.
|
vẽ dàn cá bơi
|
Lớp
|
Lớp học
|
|
HĐH
|
|
|
|
489
|
221
|
Cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoa, bố cục cân đối
|
Cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoa, bố cục cân đối (CĐ: Động Vật)
|
HĐH/HĐG: xé dán con mèo. Cắt dán làm con gà. Xé dán con cá, Vẽ con gà trống , cắt dán con thỏ
|
cắt dán con thỏ
|
Lớp
|
Lớp học
|
|
|
HĐH
|
|
|
490
|
222
|
Phối hợp các kĩ năng nặn để tạo thành sản phẩm có bố cục cân đối theo chủ đề
|
Phối hợp các kĩ năng nặn để tạo thành sản phẩm có bố cục cân đối theo chủ đề: Động Vật
|
HĐH/HĐG/HĐC: Nặn con vật theo chủ đề.
|
nặn con thỏ
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐC
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐC
|
|
491
|
223
|
Phối hợp các kĩ
năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hòa, bố cục cân đối theo chủ đề
|
Phối hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hòa, bố cục cân đối theo chủ đề : Động Vật
|
HĐH/HĐG: Tạo hình con vật từ lá cât
|
Tạo hình con vật từ lá cây
|
Lớp
|
Lớp học
|
|
HĐH+HĐG
|
|
HĐH+HĐG
|
|
492
|
224
|
Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích
|
Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích chủ đề "Động Vật"
|
HĐG Làm con thỏ, làm con gà con, làm con trâu, làm con tôm, làm con cá, làm con chó, làm con mèo
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
|
|
|
|
|
Cộng tổng số nội dung phân bổ vào chủ đề
|
15
|
13
|
15
|
13
|
|
|
|
|
|
Trong đó: - Đón trả trẻ
|
2
|
1
|
2
|
1
|
|
|
|
|
|
- TDS
|
|
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
|
|
|
|
- Hoạt động góc
|
4
|
1
|
3
|
1
|
|
|
|
|
|
- HĐNT
|
|
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
|
|
|
|
- Vệ sinh - ăn ngủ
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
|
- HĐC
|
1
|
3
|
1
|
3
|
|
|
|
|
|
- Thăm quan dã ngoại
|
0
|
0
|
1
|
0
|
|
|
|
|
|
- Lễ hội
|
0
|
0
|
1
|
0
|
|
|
|
- Hoạt động học
|
5
|
5
|
5
|
5
|
|
Chia ra:
|
Giờ thể chất
|
HĐH
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
|
|
|
|
HĐH+HĐG
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
|
|
HĐH+HĐNT
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
|
|
HĐH+HĐC
|
1
|
0
|
1
|
0
|
|
|
Giờ nhận thức
|
HĐH+HĐG
|
0
|
0
|
1
|
0
|
|
|
|
HĐH+HĐNT
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
|
|
HĐH+HĐC
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
|
|
|
|
|
HĐH
|
1
|
1
|
1
|
2
|
|
|
|
Giờ ngôn ngữ
|
HĐH
|
|
|
1
|
2
|
1
|
2
|
|
|
|
HĐH+HĐG
|
0
|
0
|
1
|
0
|
|
|
|
HĐH+HĐNT
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
|
|
HĐH+HĐC
|
2
|
2
|
2
|
2
|
|
|
Giờ TC-KNXH
|
HĐH+HĐG
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
|
|
HĐH+HĐNT
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
|
|
HĐH+HĐC
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
|
|
|
|
|
HĐH
|
1
|
0
|
1
|
0
|
|
|
Giờ thẩm mỹ
|
HĐH+HĐG
|
3
|
3
|
3
|
3
|
|
|
|
HĐH+HĐNT
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
|
|
HĐH+HĐC
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
|
|
HĐH
|
2
|
2
|
2
|
1
|
|
II. KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ NHÁNH:
Chủ đề nhánh
|
Số tuần
|
Thời gian thực hiện
|
Người phụ trách
|
Ghi chú về sự điều chỉnh( nếu có)
|
Nhánh 1:Động vật nuôi trong gia đình
|
1 tuần
|
5/12 - 9/12/2022
|
Lương Thị Thu Hương
Đoàn Thị Vân
|
|
Nhánh 2: Động vật sống trong rừng
|
1 tuần
|
12/12 - 16/12/2022
|
Lương Thị Thu Hương
Nguyễn Thị Thạo
|
|
Nhánh 3: Động vật sống dưới nước
|
1 tuần
|
19/12- 23/12/2022
|
Lương Thị Thu Hương
Đoàn Thị Vân
|
|
Nhánh 4: Chim và côn trùng
|
1 tuần
|
26/11 - 30/12/2022
|
Lương Thị Thu Hương
Nguyễn Thị Thạo
|
|
III. CHUẨN BỊ
|
Nhánh 1: Động vật nuôi trong gia đình
|
Nhánh 2: Động vật sống trong rừng
|
Nhánh 3: Động vật sống dưới nước
|
Nhánh 4: Chim và côn trùng
|
Giáo viên
|
- Chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động theo nhánh “Động vật nuôi trong gia đình”
- Tranh gợi ý các hoạt động
- Bổ sung đồ dùng, đồ chơi, nội dung chơi
- Nguyên vật liệu: sáp màu, bút dạ, giấy, màu nước, giấy màu, giấy nhăn, hồ dán, hoạ báo cũ, len, lá khô....
-Các trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ.
|
- Chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động theo nhánh “Động vật sống trong rừng”
- Tranh gợi ý các hoạt động
- Bổ sung đồ dùng, đồ chơi, nội dung chơi
- Nguyên vật liệu: sáp màu, bút dạ, giấy, màu nước, giấy màu, giấy nhăn, hồ dán, hoạ báo cũ, len, lá khô....
-Các trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ.
|
- Chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động theo nhánh “Động vật sống dưới nước”
- Tranh gợi ý các hoạt động
- Bổ sung đồ dùng, đồ chơi, nội dung chơi
- Nguyên vật liệu: sáp màu, bút dạ, giấy, màu nước, giấy màu, giấy nhăn, hồ dán, hoạ báo cũ, len, lá khô....
-Các trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ.
|
- Chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động theo nhánh “Chim và côn trùng”
- Tranh gợi ý các hoạt động
- Bổ sung đồ dùng, đồ chơi, nội dung chơi
- Nguyên vật liệu: sáp màu, bút dạ, giấy, màu nước, giấy màu, giấy nhăn, hồ dán, hoạ báo cũ, len, lá khô....
-Các trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ.
|
Nhà trường
|
-Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường cho trẻ hoạt động
|
-Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường cho trẻ hoạt động
|
-Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường cho trẻ hoạt động
|
-Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường cho trẻ hoạt động
|
Phụ huynh
|
- Sưu tầm tranh ảnh, truyện có nội dung chủ đề
- Sưu tầm vỏ hộp, len vụn, lá khô, hột hạt, đế thạch, bông, vỏ quả, hộp sữa, nguyên vật liệu phế thải cho bé
- Chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ đến trường
|
- Sưu tầm tranh ảnh, truyện có nội dung chủ đề
- Sưu tầm vỏ hộp, len vụn, lá khô, hột hạt, đế thạch, bông, vỏ quả, hộp sữa, nguyên vật liệu phế thải cho bé
- Chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ đến trường
|
- Sưu tầm tranh ảnh, truyện có nội dung chủ đề
- Sưu tầm vỏ hộp, len vụn, lá khô, hột hạt, đế thạch, bông, vỏ quả, hộp sữa, nguyên vật liệu phế thải cho bé
- Chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ đến trường
|
- Sưu tầm tranh ảnh, truyện có nội dung chủ đề
- Sưu tầm vỏ hộp, len vụn, lá khô, hột hạt, đế thạch, bông, vỏ quả, hộp sữa, nguyên vật liệu phế thải cho bé
- Chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ đến trường
|
Trẻ
|
- Trẻ cùng cô tạo môi trường mở
-Trang phục của trẻ gọn gàng, mặc theo mùa.
|
- Trẻ cùng cô tạo môi trường mở
-Trang phục của trẻ gọn gàng, mặc theo mùa.
|
- Trẻ cùng cô tạo môi trường mở
-Trang phục của trẻ gọn gàng, mặc theo mùa.
|
- Trẻ cùng cô tạo môi trường mở
-Trang phục của trẻ gọn gàng, mặc theo mùa.
|
IV. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ.
tt
|
Tên hoạt động
|
Nội dung
|
Ghi chú
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
Thứ 7
|
1
|
Đón trẻ
|
-Trò chuyện với trẻ về đặc điểm , ích lợi , tác hại, quá trình phát triển và điều kiện sống của một số loại con vật
- Nghe âm thanh, các bài hát, bản nhạc gần gũi và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật
|
|
2
|
Thể dục sáng
|
-Hô hấp: Máy bay ù..ù..
-Tay:: 2 tay thay nhau quay dọc thân
- Lưng, bụng: Ngồi duỗi chân , tay chống sau , chân giơ lên cao, hạ xuống
-Chân: Đứng khuỵu gối chân
-Bật: Bật chụm tách chân
|
|
3
|
Hoạt động học
|
Nhánh 1
|
Ngày 5/12
PTTC
Đi trên dây dài 3-4m đặt trên sàn
|
Ngày 6/12
PTNT
Sô 8 tiết 2
|
Ngày 7/12
PTNN
Làm quen với chữ cái i,t,c
|
Ngày 8/12
PTTM
Dạy múa:Hai chú cún con
|
Ngày 9/12
PTNT-KPKH
Tìm hiểu về con vật nuôi trong gia đình,
|
|
Nhánh 2
|
Ngày 12/12
PTNT
Số 8 tiết 3
|
Ngày 13/12
PTTM
Dạy hát: Chú voi co ở bản đôn
|
Ngày 14/12
PTTC
-Chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh
|
Ngày 15/12
PTNN
Dạy trẻ đóng kịch “Cáo thỏ và gà trống”
|
Ngày 16/12
PTTM
Vẽ con vật sống trong rừng
|
|
Nhánh 3
|
Ngày 19/12
PTTC
Chạy và vượt qua 2-3 chướng ngại vật
|
Ngày 20/12
PTTM
Cắt dán con cá
|
Ngày 21/12
PTNT
Tìm hiểu về một số con vật sống dưới nước
|
Ngày 22/12
PTTM
Dạy hát : Chú ếch con
|
Ngày 23/12
PTNN
Dạy trẻ học thuộc thơ “ Nàng tiên ốc”
|
|
Nhánh 4
|
Ngày 26/12
PTNT
Tìm hiểu về một số con côn trùng
|
Ngày 27/12
PTTC
Bò bằng bàn tay và bàn chân giữa 2 đường kẻ rộng 40cm, dài 4-5m
|
Ngày 28/12
PTTM
Vỗ tay theo TT chậm “Con chuồn chuồn”
|
Ngày 29/12
PTNT
Số 9 (T1)
|
Ngày 30/12
PTNN
Kể Truyện: Chim gõ kiến và cây sồi
|
|
4
|
Hoạt động ngoài trời
|
Nhánh 1
|
Ngày 5/12
-Quan sát thời tiết
-TCVĐ:Tìm bạn thân
-KVC số 3
|
Ngày 6/12
-Quan sát con Trâu
-TCVĐ: Tìm thức ăn cho con Trâu
-KVC số 4
|
Ngày 7/12
-Quan sát: Quá trình chế biến của cô cấp dưỡng
-TCVĐ:Thi xem tổ nào nhanh
-KVC số 5
|
Ngày 8/12
-Quan sát: Vật chìm vật nổi, tan-không tan
-TCVĐ: Tung và bắt bóng
-KVC số 6
|
Ngày 9/12
-Quan sát con gà
-TCVĐ: Gà trong vườn rau
-KVC số 1
|
|
Nhánh 2
|
Ngày 12/12
- Quan sát con Lợn rừng
-TCVĐ:chuyền bóng qua đầu
-KVC số 6
|
Ngày 13/12
- Quan sát:Vườn rau
-TCVĐ:Thả đỉa ba ba
-KVC số 1
|
Ngày 14/12
- Quan sát: Co chó nhật
TCVĐ:Xibôkhoai
-KVC số 2
|
Ngày 15/12
-Quan sát:Vườn thiên nhiên
-TCVĐ:Tung bóng
-KVC số 3
|
Ngày 16/12
-Quan sát:Gió và nước
-TCVĐ: Chạy tiếp sức
-KVC số 4
|
|
Nhánh 3
|
Ngày 19/12
-Quan sát con Tôm
-TC:Đi trong đường zíc zắc
-KVC số 6
|
Ngày 20/12
-Quan sát bầu trời
-Tc “Cáo ơi ngủ à”
-KVC số 1
|
Ngày 21/12
-Quan sát con cá
-TC: Chạy tiếp sức
-KVC số 1
|
Ngày 22/12
-Quan sát trò chơi trên truyền hình.
-TC: Tiếp cờ
-Chơi ở khu vực số 3
|
Ngày 23/12
-Quan sát con Cá
-Chơi ở khu vực số 4
|
|
Nhánh 4
|
Ngày 26/12
-Quan sát thời tiết
-TCVĐ:Tìm bạn thân
-KVC số 3
|
Ngày 27/12
-Quan sát con chim bồ câu
-TCVĐ: chim đổi lồng
-KVC số 5
|
Ngày 28/12
-Quan sát: Con Kiến
-TCVĐ:Thi xem tổ nào nhanh
-KVC số 5
|
Ngày 29/12
-Quan sát: Con Bướm
-TCVĐ: Tung và bắt bóng
-KVC số 6
|
Ngày 30/12
-Quan sát trang phục của người dẫn chương trình
-TCVĐ: Kéo co
-KVC số 1
|
|
5
|
Vệ sinh ăn ngủ
|
-Trò chuyện với trẻ về ý thức vệ sinh cá nhân.
-Trao đổi vơi trẻ về khẩu phần ăn.
- Trẻ lắng nghe cô về một số quy định giờ ăn , giờ ngủ
|
|
6
|
Hoạt động chiều
|
Nhánh 1
|
Ngày 5/11
-Trò chuyện về các con vật trong gia đình trẻ
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 6/12
-Chơi tự do ở các góc
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 7/12
-Làm quen với câu chuyện: Gà trống kiêu căng
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 8/12
-Chơi ở các góc
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 9/12
-Làm quen bài hát “ Chú khỉ con
-Vệ sinh trả trẻ
|
|
Nhánh 2
|
Ngày 12/12
-Múa hát tập thể
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 13/12
-Ôn bài hát
“Chú khỉ con”
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 14/12
- Dạy trẻ không leo trèo bàn ghế, lan can
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 15/12
-Dạy trẻ biết nói lời cảm ơn
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 16/12
-Làm đồ chơi cùng cô
-Vệ sinh trả trẻ
|
|
Nhánh 3
|
Ngày 19/12
-Trò chơi chim bay
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 20/12
-Múa hát tập thể
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 21/12
-Trò chuyện về một số con vật sống trong rừng
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 22/12
-Ôn câu chuyện
“thần sắt”
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 23/12
-Dạy trẻ một số từ chỉ lễ phép trong giao tiếp
-Vệ sinh trả trẻ
|
|
Nhánh 4
|
Ngày 26/12
-Trò chuyện về nghề dẫn chương trình
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 27/12
-Múa hát tập thể
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 28/12
-Làm đôi dép chú bộ đội
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 29/12
-Trò chơi xibakhoai
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 30/12
-Dạy trẻ một số từ chỉ lễ phép trong giao tiếp
-Vệ sinh trả trẻ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
TT
|
Tên góc chơi
|
Mục đích – yêu cầu
|
Các hoạt động/ trò chơi trong góc chơi
|
Chuẩn bị
|
Phân phối vào nhánh
|
Nhánh 1
Con vật nuôi trong gia đình
|
Nhánh 2 Con vật sống trong rừng
|
Nhánh 3 Con vật sống dưới nước
|
Nhánh 4 Côn trùng và chim
|
1
|
Góc phân vai
|
Nấu ăn
|
-Trẻ biết một số thao tác đơn giản để rán cá
-Trẻ biết bày các món ăn ra đĩa
|
-Các bước rán cá:
+Bước 1: làm cá và rửa cá
+Bước 2: đổ dầu vào chảo
+Bước 3: cho cá vào chảo rán
+Bước 4: bày cá đã chín ra đĩa
|
-Tạp dề
-Bếp ga, xoong, nồi, chảo
-Dao , thớt, cá, rổ, chậu,
-Bát, đĩa, thìa, đũa, dầu ăn
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Bác sĩ
|
-Trẻ biết một số bước khám bệnh
-Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân
|
-Các bước khám bệnh
+Bước 1: bế em đến phòng khám
+Bước 2: bác sĩ khám bệnh
+Bước 3: bác sĩ kê đơn thuốc
+Bước 4: bác sĩ nhận tiền và đưa thuốc
|
-Quần áo của bác sĩ
-Đồ dùng khám bệnh
-Bàn, ghế, sổ khám bênh, bút, tủ thuốc
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Bán hàng
|
-Trẻ biết các bước bán hàng
-Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp với người mua hàng
|
-Các bước bán hàng:
+Bước 1: bày hàng
+Bước 2: chào khách
+Bước nhận tiền và đưa hàng
+Bước 4: cảm ơn khách hàng
|
-Các loại rau, củ, quả, các loại bánh
-Các con vật: lợn, gà, trâu, bò, ngan, vịt, cá, thỏ,dê, cừu
-Thực phẩm, món ăn của các con vật: trứng, thịt gà, thịt lơn,giò….
-Thức ăn cho vật nuôi trong gia đình
|
x
|
|
|
|
-Các loại rau, củ, quả, các loại bánh
-Các con vật sống trong rừng: Hổ, sư tử, hươu cao cổ, nai, sóc, nhím, linh dương, báo, gấu,
-Thực phẩm, thức ăn của các con vật sống trong rừng
|
|
x
|
|
|
-Các loại rau, củ, quả, các loại bánh
-Các con vật sống dưới nước: tôm, cua, cá, ngao, sò, mực, ốc, …
-Thực phẩm, món ăn của các con vật sống dưới nước
|
|
|
x
|
|
-Các loại rau, củ, quả, các loại bánh
-Các con côn rùng và chim: bướm, sâu, ong, chuồn chuồn, cánh cam, các loại chim,…
-Thức ăn của các con côn trùng và
Chim
|
x
|
|
|
x
|
2
|
Góc xây dựng
|
-Trẻ sử dụng kỹ năng xếp chồng các khối như: khối vuông, tam giác, chữ nhật để tạo thành khu trang trại chăn nuôi
-Trẻ biết sử dụng các miếng ghép để lắp ráp thành hàng rào, các bồn hoa, cây cảnh, vườn rau, đường đi... xung quanh
|
-Một số thao tác khi xây trang trại chăn nuôi
+Bước 1: chọn nguyên vật liệu
+Bước 2: trộn vữa và chở gạch
+Bước 3: xây trang trại chăn nuôi
+Bước 4: trang trí khuôn viên
|
- Các khối gỗ, nhựa, hàng rào, đồ chơi lắp ghép
- 1 số cây hoa, xanh ( giáo viên tự làm)
- Các loại hộp to.thùng cattông
-Các con vật
|
x
|
|
x
|
x
|
Góc xây dựng
|
-Trẻ sử dụng kỹ năng xếp chồng các khối như: khối vuông, tam giác, chữ nhật để tạo thành vườn bách thú, trang trại chăn nuôi
- Trẻ biết sử dụng các miếng ghép để lắp ráp thành hàng rào, các bồn hoa, cây cảnh, vườn rau, đường đi... xung quanh
|
-Một số thao tác khi xây vườn rau, vườn hoa, khu công viên cây xanh của bé
+Bước 1: chọn nguyên vật liệu
+Bước 2: trộn vữa và chở gạch
+Bước 3: xây vườn bách thú
+Bước 4: trang trí khuôn viên
|
x
|
x
|
|
|
-Trẻ sử dụng kỹ năng xếp chồng các khối như: khối vuông, tam giác, chữ nhật để tạo thành trang trại nuôi tôm, cua, cá, chim
- Trẻ biết sử dụng các miếng ghép để lắp ráp thành hàng rào, các bồn hoa, cây cảnh, vườn rau, đường đi... xung quanh
|
-Một số thao tác khi xây vườn rau, vườn hoa, khu công viên cây xanh của bé
+Bước 1: chọn nguyên vật liệu
+Bước 2: trộn vữa và chở gạch
+Bước 3: trang trại nuôi tôm, cua, cá
+Bước 4: trang trí khuôn viên
|
|
|
x
|
x
|
3
|
Góc học tập
|
- Trẻ biết tên các trò chơi, biết chơi các trò chơi
- Sử dụng các miếng ghép dời để ghép thành hình hoàn thiện như hình cho trước
- Biết tìm về đúng nhóm số lượng
- Sử dụng quy tắ a, b để xếp cho đúng thứ tự
|
-Trò chơi 1: mình cùng tập đếm
-Trò chơi 2: bé xếp tạo chữ
-Trò chơi 3: bé xếp tạo số
-Trò chơi 4: bé chắp ghép hình
-Trò chơi 5: vườn hoa chữ cái
-Trò chơi 6: sắp xếp theo quy tắc abcd
-Trò chơi 7: bé nào giỏi
-Trò chơi 8: tìm nửa còn lại
|
-rổ đựng các lô tô, que chỉ, các chữ số, chữ cái,các hình cắt sẵn, các mảnh ghép
-bảng chơi
-mẫu của cô
|
x
|
x
|
x
|
x
|
4
|
Góc sách truyện
|
-Trẻ biết mở sách, xem sách, cất sách đúng nơi quy định
- Biết xem đúng thứ tự từ trang đầu đến trang cuối
-Biết kể, gọi tên theo hình ảnh
-Cầm sách đúng chiều.
|
-Trò chơi với các bạn rối
-Trẻ kể chuyện sáng tạo
|
-Các con rối, rối que
-sách truyện
|
x
|
x
|
x
|
X
|
5
|
Góc nghệ thuật
|
- Trẻ biết sử dụng bút, sáp màu để vẽ con gà, con mèo, con thỏ, con lợn,…
-Trẻ biết tô màu các con vật
-Trẻ biết nặn con gà, làm con trâu bằng lá mít
-Trẻ biết làm con thỏ bằng khăn
-Biết dán con lợn
-Trẻ biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc để hát các bài hát trong chủ đề
|
-Tô, vẽ các con vật
-Làm con trâu bằng lá mít, con gà
-Dự án steam làm con thỏ bằng khăn
-dán con lợn, con mèo
-hát múa các bài hát trong chủ đề
|
-sáp màu, giấy vẽ, tranh rỗng, đất nặn, bảng, khăn lau
-các nguyên liệu: len, vải vụn, giấy vụn, lá cây khô,…
-trống, đàn, mic, mũ múa, sắc xô,bông tay
|
x
|
|
x
|
x
|
- Trẻ biết sử dụng bút, sáp màu để vẽ các con vật sống trong rừng
-Trẻ biết tô màu các con vật
-Trẻ biết nặn con voi, con gấu
-Biết làm con nhím từ các loại quả
-Trẻ biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc để hát các bài hát trong chủ đề
|
-Tô, vẽ các con vật
-Nặn con voi, gấu
-Dự án steam làm con nhím từ các loại quả
-Vẽ hươu cao cổ bằng bàn tay
-hát múa các bài hát trong chủ đề
|
x
|
x
|
|
x
|
- Trẻ biết sử dụng bút, sáp màu để vẽ con cá, con tôm, con cua,..
-Trẻ biết tô màu các con vật
-Trẻ biết nặn con cá, xé dán con cá, làm con cá bằng bóng bay, làm con rùa bằng lá cây
-Biết dán con cá
-Trẻ biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc để hát các bài hát trong chủ đề
|
-Tô, vẽ các con vật
-Dự án steam làm con cá bằng bóng bay, làm con rùa bằng lá cây
-Nặn con cá
-dán con cá…
-In hình con cá bằng bàn tay
-hát múa các bài hát trong chủ đề
|
x
|
x
|
x
|
|
- Trẻ biết sử dụng bút, sáp màu để vẽ các con côn trùng và chim
-Trẻ biết tô màu các con vật
-Trẻ biết vẽ đàn kiến bằng vân tay
-Biết tổ chim từ rơm, bông
-Trẻ biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc để hát các bài hát trong chủ đề
|
-Tô, vẽ các con vật
-Trẻ biết vẽ đàn kiến bằng vân tay
-Dự án steam biết làm tổ chim từ rơm và bông
-hát múa các bài hát trong chủ đề
|
x
|
|
|
x
|
VI. KẾ HOẠCH CHI TIẾT NHÁNH 1: ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
Thứ 3 ngày 6 tháng 12 năm 2022
-Tên hoạt động học: số 8 tiết 2
-Thuộc lĩnh vực: PTNT
1.Mục đích-yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận ra số lượng và đếm đến 8, biết so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 8.
- Trẻ hiểu cách chơi trò chơi: Chung sức.
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kĩ năng so sánh thêm bớt, tạo sự bằng nhau.
- Trẻ biết tìm số tương ứng.
- Trẻ chơi được trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu quý, kính trọng các bác nông dân.
- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, lấy, cất nhẹ nhàng, để đúng nơi quy định.
- Trẻ hứng thú tham gia tiết học.
II. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi có 8 con mèo, 8 con lợn, 8 con gà, 2 thẻ số 5, 2 thẻ số 6 và 2 thẻ số 7, 2 thẻ số 8
- Mô hình trang trại nhà bác nông dân
- 1 số nhóm đồ dùng có số lượng không bằng 8.
- 1 số con vật, rau , hoa cho trẻ chơi trò chơi.
*HĐ1: Ổn định lớp - Gây hứng thú:
- Cô cho trẻ đến thăm trang trại chăn nuôi
- Cô và các con cùng hát bài “ Gà trống thổi kèn” để đi tới trang trại nhà bác nông dân.
*HĐ 2: Tổ chức hoạt động.
a.Ôn số lượng trong phạm vi 8.
- Trang trại nhà bác nông dân nuôi những con vật gì?
- Có bao nhiêu con lợn?
- Để chỉ số lượng 8 con lợn thì con dùng thẻ số mấy? cho trẻ tìm thẻ số 8 và gắn vào nhóm lợn.
- Có bao nhiêu con mèo? Dùng thẻ số mấy?
- Có bao nhiêu con gà? Dùng thẻ số mấy?
- Biết lớp mình học rất giỏi nên hôm nay bác nông dân đã tặng cho lớp mình mỗi bạn 1 rổ quà đấy các con hãy cùng nhau về chỗ để khám phá món quà nào.
b. Mối quan hệ về số lượng:
- Bác nông dân đã tặng chúng mình cái gì?
- Bây giờ chúng mình hãy hãy xếp 8 con lợn ra trước mặt.
- Cho trẻ đếm số lợn và lấy thẻ số xếp vào bên phải số táo.
- Các con hãy xếp cho cô 7 con mèo ra trước mặt, xếp tương ứng mỗi con lợn là 1 con mèo.
- Cho trẻ đếm số mèo và lấy thẻ số tương ứng đặt ra.
- Nhìn vào số nhóm lợn và nhóm mèo các con thấy số lượng 2 nhóm này như thế nào?
- Số nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
- Số nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
- Để cho 2 nhóm táo và hoa có số lượng bằng nhau thì các con phải làm như thế nào?
c. Thêm bớt trong phạm vi 8:
- Cách 1: bớt 1 đối tượng. Cô cho trẻ bớt 1 con mèo, đếm số lợn và so sánh số lượng của 2 nhóm
+ Số lợn và số mèo như thế nào với nhau? Đều bằng mấy.
+ Để biểu thị cho nhóm có 8 con lợn bằng thẻ số mấy?
+ Vậy 8 con lợn bớt 1 con lợn còn mấy con lợn Các con cùng nói 8 bớt 1 còn 7.
- 7 con mèo cô mua thêm 1 con mèo, cô có mấy con mèo?
+ Cho trẻ đếm số mèo.
+ Vậy 7 con mèo thêm 1 con mèo bằng mấy con mèo
+ Để biểu thị cho nhóm 8 con mèo, cô phải thay thẻ số 7 bằng thẻ số mấy? Vậy 7 thêm 1 bằng mấy? ( Cho trẻ nói to 6 thêm 1 bằng 7)
- Số táo và số hoa như thế nào với nhau?
-Cứ như vậy cô cho trẻ thêm bớt trong phạm vi 8 và tạo 2 nhóm bằng nhau có số lượng là 8
*HĐ 3: T/c : Chung sức.
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội chơi đội 1 và đội 2. Trong trang trại mỗi đội có các chuồng nuôi các con vật hoặc vườn trồng các loại hoa, loại rau. Số lượng các con vật ở mỗi chuồng hoặc số lượng các loại rau, hoa đều chưa bằng 8. Nhiệm vụ của các đội là hãy bật qua 3 vòng thể dục lên thêm bớt sao cho các chuồng, vườn rau đó mỗi chuồng, mỗi vườn rau chỉ có số lượng là 8. mỗi bạn lên chỉ được thêm hoặc bớt 1 con vật hoặc 1 loại rau rồi chạy về cuối hàng để bạn tiếp theo lên.
+ Thời gian cho2 đội là 1 bản nhạc. Kết thúc bản nhạc đội nào nuôi đủ mỗi chuồng 8 con vật hoặc mỗi vườn rau, vườn hoa có số lượng là 8 sẽ dành chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
* HĐ 5: Kết thúc:
- Cô hỏi trẻ tên bài học.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
Đánh giá trẻ hàng ngày;
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp bổ trợ:................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
VII. KẾ HOẠCH CHI TIẾT NHÁNH 2: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
Thứ 3 ngày 13 tháng 12 năm 2022
-Tên hoạt động học: Dạy hát: Chú voi co ở bản đôn
-Thuộc lĩnh vực: PTTM
1.Mục đích-yêu cầu;
*Kiến thức:
- Trẻ chú ý nghe, nhớ giai điệu bài hát, thể hiện được bài hát và biết phối hợp cùng các bạn trong việc thể hiện bài hát.
- Trẻ hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ.
*Kĩ năng:
- Trẻ có kỹ năng nghe, hát tự nhiên theo giai điệu bài hát.
- Phát triển óc sáng tạo của trẻ.
*Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các con vật gần gũi.
2.Chuẩn bị:
- Nhạc các bài hát “chú voi con ở bản đôn”.
-Dụng cụ âm nhạc (trống,phách,thanh la,đàn,xắc xô...), mũ âm nhạc.
-Máy tính, đàn.
3. Tiến hành các hoạt động
*Hoạt động 1:Âm thanh của con gì?
Cô giới thiệu tên trò chơi.
Cách chơi: Trẻ nghe tiếng kêu con vật và đoán tên con vật đó.
Cô cho trẻ hát bài hát tương ứng với con vật trẻ đoán.
*Hoạt động 2: Dạy hát: chú voi con ở bản đôn
Cô giới thiệu tên bài hát,tác giả
Cô hát lần 1:kết hợp với ánh mắt cử chỉ điệu bộ
+Cô vừa hát bài gì? Do nhạc sĩ nào sáng tác?
Cô hát lần 2: kết hợp với đàn
Cô mời 2-3 trẻ hát cùng cô với đàn.( cô quan sát sửa sai cho trẻ)
Cô cho cả lớp hát 2-3 lần với đàn.( cô quan sát sửa sai cho trẻ)
-Thi đua tổ, nhóm:
- Mời 3 tổ hát
- Mời nhóm bạn trai hát, nhóm bạn gái hát,cá nhân trẻ hát.
- Chú ý sửa sai cho trẻ sau mỗi lần hát.
- Cả lớp hát lại một lần.
-Cho trẻ đội mũ con chó,con mèo và hát .
=> Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.
*Hoạt động 3: Nghe hát “Đố bạn biết”
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Cô hát lần 1 ( Ngồi hát)
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Do ai sáng tác?
- Cô hát lần 2:Có làm động tác minh hoạ
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
*Kết thúc: Cô và trẻ hát lại bài “chú voi con ở bản đôn” và ra sân chơi.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp bổ trợ:................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
VIII. KẾ HOẠCH CHI TIẾT NHÁNH : ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
Thứ 3 ngày 20 tháng 12 năm 2022
-Tên hoạt động học: Cắt dán con cá
-Thuộc lĩnh vực: PTTM
1.Mục đích-yêu cầu:
*Kiến thức:
- Trẻ biết các bộ phận của con cá.
- Trẻ biết cách cầm kéo để cắt các hình vuông theo đường chéo để tạo thành các hình tam giác, sắp xếp và dán các hình tam giác để tạo thành hình con cá.
* Kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng khéo léo của đôi bàn tay và các ngón tay.
- Phát triển khả năng quan sát và rèn sự khéo léo khi phết hồ, dán hình.
*Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Trẻ biết giữ gìn sản phẩm do mình và các bạn tạo ra.
2. Chuẩn bị
- Của cô: Giáo án, tranh mẫu, kéo, giấy màu, keo dán, giấy lau tay.
- Của trẻ: giấy màu, kéo, keo dán, giấy lau tay.
- Bàn ghế đủ cho trẻ.
3.Tiến hành hoạt động
*Hoạt động 1. Ổn định tổ chức – Gây hứng thú:
- Cô và trẻ hát: Cá vàng bơi
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về con vật nào?
- Vậy hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau cắt dán con cá thật đẹp để chúng mình treo lên góc chủ đề nhé!
*Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu
- Cô đưa tranh con cá hỏi trẻ:
+ Cô có bức tranh gì đây?
+ Con cá có màu gì?
+ Tranh con cá được cô làm như thế nào?
+ Cô cắt những hình gì để tạo thành hình con cá?
+ Cô dán hình con cá như thế nào?
Bây giờ chúng mình có muốn cắt dán được hình con cá như của cô không? Chúng mình hãy quan sát cô làm mẫu trước nhé.
+Cô làm mẫu:
- Để cắt dán được con cá, trước tiên cô chuẩn bị 3 tờ giấy hình vuông có kích cỡ to nhỏ khác nhau. Trước tiên cô gấp chéo lần lượt các tờ giấy hình vuông, sau đó cô cắt đôi các tờ giấy theo đường chéo để được các hình tam giác. Bây giờ cô sẽ dán các hình tam giác để tạo thành con cá nhé, đầu tiên cô xếp hình con cá lên bức tranh nền, sao cho cân đối, sau đó cô nhấc từng hình lên, cô phết hồ lên mặt sau của các tờ giấy hình tam giác, rồi cô dán vào chỗ định sẵn. Cuối cùng cô đặt 1 tờ giấy loại lên trên bức tranh và miết nhẹ cho sạch keo và phẳng hình dán. Như vậy là cô đã tạo được hình con cá rồi, bây giờ cô dùng bút vẽ 1 hình tròn ở phần đầu cá để làm mắt cá nhé. Thế là cô đã cắt dán xong con cá rồi.
+Trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ thực hiện, cô đến từng bàn trẻ gợi ý cho trẻ cách thực hiện.
- Cô quan sát, giúp đỡ những trẻ còn lúng túng.
- Trong khi thực hiện cô quan sát hướng dẫn động viên, khuyến khích trẻ để trẻ tạo được sản phẩm đẹp.
*Hoạt động 3:Trưng bày, nhận xét sản phẩm
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình.
- Cô cho trẻ nhận xét bài của mình, của bạn:
+ Con có nhận xét gì về bài của bạn?
+ Con thích bài của bạn nào?
+ Vì sao con thích?
- Cô nhận xét chung, động viên, khuyến khích trẻ.
- Cô nhận xét chung: Tuyên dương những bức tranh đẹp, sáng tạo, đối với những sản phẩm chưa đẹp, chưa xong lần sau cố gắng.
+ Kết thúc
- Cho trẻ hát và vận động theo bài hát một con vịt và chuyển hoạt động
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp bổ trợ:
IX.KẾ HOẠCH CHI TIẾT NHÁNH :CÔN TRÙNG VÀ CHIM
Thứ 3 ngày 27 tháng 12 năm 2022
-Tên hoạt động học: Bò bằng bàn tay và bàn chân giữa 2 đường kẻ rộng 40cm, dài 4-5m
-Thuộc lĩnh vực: PTTC
1.Mục đích-yêu cầu:
* Kiến thức:
-Trẻ nhớ tên vận động.Trẻ biết bò bằng bàn tay và bàn chân. Biết chơi trò chơi vận động
*Kỷ năng:
- Phát triển cơ tay, cơ chân, sự nhanh nhẹn
- Rèn kĩ năng khéo léo của bàn tay, chân
*Giáo dục:
- Rèn tính tổ chức , phối hợp tập thể trong quá trình tập luyện
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi cẩn thận
- Trẻ biết tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh
- Trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động
2.Chuẩn bị
- Vạch chuẩn, sắc xô, nhạc
- Sân rộng sạch sẽ, thoáng mát
3,Tiến hành hoạt động
+Kiểm tra sức khỏe trẻ
- Trước khi đi cô muốn biết lớp mình hôm nay có bạn nào bị ốm, cảm thấy cần được nghỉ ngơi không? Có bạn nào đau chân không
* Hoạt động 1:Khởi động
- Trẻ vui hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu” đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.
*Hoạt động 2: Trọng đông
- Tàu đã về ga rồi, chúng mình sẽ xuống tàu tập một bài thể dục để có sức khỏe đi tham quan hoa cỏ mùa xuân nhé!
+ BTPTC ( 2 lần 8 nhịp)
- Tập kết hợp bài hát “con chuồn chuồn”
- Tay: Hai tay đưa ra trước, dơ lên cao(ĐTNM)
- Chân: Chân bước sang phải, đưa về, khựu gối, sau đó đổi chân (ĐTNM)
- Bật: Cho trẻ đứng, tay chống hông, bật nhảy tách chân, chụm chân tại chổ.
+ VĐCB: “Bò bằng bàn tay và bàn chân ”
- Cô làm mẫu lần 1
+Hỏi trẻ tên vận động?
- Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp giải thích động tác
+ Khi có hiệu lệnh chuẩn bị: Cô quỳ xuống dưới vạch xuất phát, khi nghe hiệu lệnh bò thì cô bò bằng bàn tay, bàn chân, bò kết hợp chân nọ, tay kia,mắt nhìn về phía trước,khi về đến đích thì đi về đứng cuối hàng.
- Trẻ thực hiện mẫu: Cho 3 – 4 trẻ đã tập được ra làm động tác mẫu
- Trẻ thực hiện ( 3 – 4 lần)
+ Cho trẻ thi đua theo tổ, nhóm, cá nhân
- Trong khi trẻ tập cô chú ý quan sát bao quát động viên khuyến khích và sửa sai cho trẻ.
- Củng cố và nhận xét.
- Hỏi lại trẻ tên vận động?
-TCVĐ: “ Nhảy lò cò”
- Cô nêu luật chơi, cách chơi.
- Để nhảy đúng các con xem cô nhảy trước nha
- Cô đứng một chân co một chân duỗi. Khi có hiệu lệnh nhảy cô nhảy 5-6 nhịp rồi dừng lại sau đó cô nhảy tiếp
- Cô vận động cho trẻ nhảy
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Cô quan sát, bao quát trẻ chơi
- Động viên, khen trẻ
- Nhận xét, đánh giá
*Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 2-3 vòng
4.Hoạt động ngoài trời
Tên hoạt động: Quan sát con chim bồ câu
TCVĐ: chim đổi lồng
a)Mục đích yêu cầu
- Trẻ được hít thở không khí trong lành, được thỏa mãn nhu cầu vui chơi ngoài trời
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm nổi bật của chim bồ câu.
- Trẻ hứng thú khi chơi trò chơi.
- Giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ, chăm sóc chim bồ câu.
b)Chuẩn bị :
* Đồ dùng của cô:
- Địa điểm quan sát.
- Chim bồ câu
* Đồ dùng của trẻ:
- Nguyên vật liệu từ thiên nhiên.
c)Tiến hành :
* Ổn định, gây hứng thú cho trẻ
- Chúng mình cùng làm những chú chim ra sân trường chơi nhé.
+Quan sát chim bồ câu.
- Các con ơi, chúng mình cùng xem sân trường của chúng mình hôm nay có gì này?
- Chúng mình cùng chào bạn chim nào?
- Sao bạn chim chẳng nói gì thế nhỉ? (Mồm ăn thì có mồm nói thì không?)
- Cô đố chúng mình biết đây là chim gì?
- Chúng mình xem kìa, trên cổ bạn chim có gì kìa?
- Loài chim cũng có gia đình đấy, gồm chim bố và chim mẹ
- Các con xem kìa, mắt bạn chim đang chớp chớp đáng yêu chưa kìa. Hình như đang muốn nói điều gì cùng cô và các bạn đấy.
Chúng mình cùng lắng nghe xem bạn chim muốn nói điều gì nhé.
Bạn Lâm hỏi xem bạn chim muốn nói điều gì nào?
- Các bạn có nghe thấy bạn chim trả lời không? Hay là bạn chim đói bụng rồi nhỉ? Chúng mình cùng hỏi xem bạn chim thích ăn gì?
- Không biết bạn ý thích ăn thóc không nhỉ?
- Cô và Chúng mình cùng cho bạn chim ăn thóc nhé?
- Chim đang dùng gì để mổ thóc nhỉ?
- Chúng mình cùng bắt chước những chú chim mổ thóc nào.
- Chúng mình nhìn thấy có mấy bạn chim bồ câu? cho trẻ đếm.
- Đúng rồi. Có 2 chú chim bồ câu, gọi là đôi chim đấy. Chim bồ câu thường đi theo đôi, nếu mất 1 bạn chim thi chim bồ câu sẽ sống 1 mình đấy?
- Giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ chim bồ câu
d)Trò chơi “Chim đổi lồng”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi : Cô có những chiếc vòng tròn làm lồng chim, khi có hiệu lệnh chim "sổ lồng" chúng mình sẽ làm những chú chim đi chơi và kiếm ăn, khi có hiệu lệnh chim "vào lổng" thì các chú chim nhanh chóng tìm lồng để chạy vào.
- Luật chơi: mỗi lồng chỉ có 2 chú chim, chú chim nào chạy chậm không tìm được lồng thì sẽ phải nhẩy lò cò.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô quan sát, bao quat trẻ
-Khu vực chơi số 5
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp bổ trợ:................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................