UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH BẢO
TRƯỜNG MẦM NON TAM CƯỜNG
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ LỚP 5TA4
CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT
Thời gian thực hiện: 3 tuần (từ ngày 6/2 đến ngày 24/2)
Giáo viên: Lương Thị Thu Hương
NĂM HỌC: 2022- 2023
I. MỤC TIÊU – NỘI DUNG – HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ:
TTNT
|
TTL
|
Mục tiêu chủ đề
|
Nội dung chủ đề
|
Hoạt động chủ đề
|
Tài nguyên học liệu
|
Phạm vi thực hiện
|
Địa điểm tổ chức
|
Nhánh
1
|
Nhánh
2
|
Nhánh
3
|
Ghi chú nếu có sự điều chỉnh
|
Em yêu cây xanh
|
Hoa đẹp quanh bé
|
Rau, củ, quả bé thích
|
|
|
|
|
|
I. LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
|
3
|
1
|
Thực hiện đúng kỹ thuật và thuần thục các động tác trong bài tập thể dục theo hiệu lệnh, nhịp bản nhạc/bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.
|
Tập kết hợp 5 động tác cơ bản trong bài tập thể dục
|
Bài 7: (Hô hấp: Tiếng còi tàu..tu..tu/ 2 tay đưa ngang gập khuỷu tay/ Lưng, bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bên/ Chân: Đứng đưa 1 chân ra trước lên cao/ Bật: Nhảy chân sáo)
|
thể dục bài 7
|
Khối
|
Sân trường khu TT
|
TDS
|
TDS
|
TDS
|
|
38
|
15
|
Bền bỉ, dẻo dai, duy trì được vận động chạy chậm 100 - 120m
|
Chạy chậm 100 - 120m
|
HĐNT: -Chạy chậm 100 - 120m
|
chạy chậm 100 - 120 cm
|
Lớp
|
Sân trường khu TT
|
HĐNT
|
|
HĐH
|
|
76
|
26
|
Ném vật về phía trước bằng 2 tay đúng kỹ thuật ở khoảng cách xa ….m
|
Ném xa bằng 2 tay, Ném trúng đích thẳng đứng bằng 2 tay
|
HĐH: -Ném xa bằng 2 tay, Ném trúng đích thẳng đứng bằng 2 tay
|
ném xa bằng 2 tay
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH
|
|
|
|
77
|
27
|
Chuyền, bắt bóng qua đầu
|
Chuyền, bắt bóng qua đầu
|
HĐH: -Chuyền, bắt bóng qua đầu.
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
|
HĐH
|
|
|
85
|
35
|
Xâu - luồn - buộc dây
|
Xâu - luồn - buộc dây
|
HĐG: Xâu - luồn - buộc dây
|
xâu luồn buộc dây
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐG
|
HĐG
|
HĐG
|
|
158
|
57
|
Trẻ được chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng theo khoa học
|
- Hướng dẫn cách chế biến một số món ăn dành cho trẻ
|
TN: - Trải nghiệm làm bánh trôi
|
video dạy trẻ làm bành trôi
|
Trường
|
Lớp học
|
HĐNT
|
|
|
|
167
|
62
|
Có kỹ năng sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo, khéo léo
|
Cách sử dụng đồ dùng ăn uống
|
VS-AN: Trò chuyện với trẻ về cách sử dụng đồ dùng ăn uống.
|
dạy trẻ sử dụng đồ dùng ăn uống
|
Khối
|
Lớp học
|
VS-AN
|
VS-AN
|
VS-AN
|
|
189
|
65
|
Ăn từ tốn, nhai kỹ, không đùa nghịch trong lúc ăn, không vừa nhai vừa nói, biết nhặt cơm rơi vào đĩa
|
Ăn từ tốn, nhai kỹ, không đùa nghịch trong lúc ăn, không vừa nhai vừa nói, biết nhặt cơm rơi vào đĩa
|
ĐTT: Trò chuyện với trẻ về hành vi văn minh, thói quen tốt trong ăn uống.
|
phép lịch sự trong bữa ăn
|
Lớp
|
Lớp học
|
ĐTT
|
ĐTT
|
ĐTT
|
|
192
|
76
|
Nhận biết được một số trường hợp không an toàn và gọi người giúp đỡ
|
Một số trường hợp không an toàn:
- Người lạ bế ẫm, rủ đi chơi, cho đồ ăn.
- Tự ý đi ra khỏi nhà/trường/lớp một mình khi chưa được người lớn cho phép
|
HĐC: Giáo dục trẻ biết gọi người lớn khi gặp trường hợp khẩn cấp: Cháy, người rơi xuống nước, ngã, chảy máu
|
dạy trẻ không đi theo và không nhận quà của người lạ
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐC
|
HĐC
|
HĐC
|
|
|
|
II. LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
|
224
|
94
|
Đặc điểm, ích lợi và tác hại của con vật, cây, hoa, quả
|
Đặc điểm , ích lợi , tác hại, quá trình phát triển và điều kiện sống của một số loại cây, hoa, quả., cây xanh
|
HĐH: Tìm hiểu một số loại cây xanh,Tìm hiểu quá trình phát triển của cây HĐH+ HĐG Quy trình làm ra hạt thóc , Tìm hiểu gạo nếp, gạo tẻ
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH
|
HĐH+HĐG
|
HĐH
|
|
220
|
90
|
Đặc điểm , ích lợi , tác hại, quá trình phát triển và điều kiện sống của một số loại cây, hoa, quả.So sánh, phân loại cây, hoa, quả theo 2 - 3 dấu hiiệu, tìm hiểu gạo nếp, gạo tẻ
|
Đặc điểm , ích lợi , tác hại, quá trình phát triển và điều kiện sống của một số loại cây, hoa, quả.So sánh, phân loại cây, hoa, quả theo 2 - 3 dấu hiiệu, tìm hiểu gạo nếp, gạo tẻ
|
HĐNT: Quan sát các loại cây: Quan sát cây gấc, hoa lao kèn, cây thì là, hoa cúc, hoa đào, hoa ngọc lan, hoa giấy, hoa hồng, cây xoài, vật chìm-nổi, rau
|
tìm hiểu một số loại hoa
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐNT
|
HĐNT
|
HĐNT
|
|
228
|
98
|
Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống. Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây.
|
Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa cây với môi trường sống và cách chăm sóc bảo vệ
|
HĐH+HĐNT: Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa cây cối với môi trường sống
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐNT
|
HĐH+HĐNT
|
HĐH+HĐNT
|
|
290
|
114
|
Tách, gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 9, đếm và nói kết quả
|
Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 9, đếm và nói kết quả. Tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 9 thành hai nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm
|
HĐH: Số 9 tiết 3
|
số 9 tiết 3
|
Khối
|
Lớp học
|
|
|
HĐH
|
|
295
|
119
|
Biết tự sáng tạo ra mẫu sắp xếp và tiếp tục sắp xếp
|
Tạo ra quy tắc sắp xếp theo ý thích
|
HĐG: Tạo ra quy tắc sắp xếp theo ý thích
|
|
Khối
|
Lớp học
|
HĐG
|
HĐG
|
HĐG
|
|
302
|
126
|
Nhận biết và gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật,khối trụ và nhận dạng các khối hình đó trong thực tế.
|
Nhận biết, gọi tên khối vuông, khối chữ nhật và nhận dạng các khối hình đó trong thực tế
|
HĐH: Nhận biết phân biệt khối vuông, khối chữ nhật.
|
Nhận biết biết khối vuông, khối chữ nhật.
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐG
|
HĐH
|
HĐG
|
|
|
|
III. LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
|
326
|
146
|
Nghe hiểu nội dung truyện
|
Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi và chủ đề Thực Vật.
|
HĐH"Qoả bầu tiêm, Sự tích hoa hồng, hạt giống nảy mầm rồi.
|
truyện hạt giống nảy mầm
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH
|
|
|
|
328
|
148
|
Đọc bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp độ tuổi và chủ đề
|
Đọc bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp độ tuổi và chủ đề thực vật
|
HĐH+ HĐC: Thơ: cây gạo, chiếc lá bàng, họ hàng nhà cam quýt, rau ngót rau đay
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐC
|
HĐH+HĐC
|
HĐH+HĐC
|
|
384
|
162
|
Đóng kịch về các nhân vật
|
Đóng kịch về các nhân vật
|
HĐC:đóng kịch: cây rau của thỏ út
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐC
|
HĐC
|
HĐC
|
|
386
|
164
|
Biết sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép, lịch sự phù hợp với tình huống trong giao tiếp
|
Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép, lịch sự "Cảm ơn", "Xin lỗi"; "Xin phép"; "Thưa"; "Dạ"; "Vâng"… phù hợp với tình huống trong giao tiếp
|
HĐC,HĐG,ĐTT,VSAN: Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép, lịch sự "Cảm ơn", "Xin lỗi"; "Xin phép"; "Thưa"; "Dạ"; "Vâng"… phù hợp với tình huống trong giao tiếp
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
VS-AN
|
ĐTT
|
ĐTT
|
|
388
|
166
|
Trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: "Tại sao?"; "Có gì giống nhau?"; "Có gì khác nhau?"; "Do đâu mà có?"; Biết hỏi lại khi không hiểu người khác nói: "tại sao?", "như thế nào?"
|
Trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: "Tại sao?"; "Có gì giống nhau?"; "Có gì khác nhau?"; "Do đâu mà có?"; Biết hỏi lại khi không hiểu người khác nói: "tại sao?", "như thế nào?"
|
HĐNT,HĐC,HĐG:Trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: "Tại sao?"; "Có gì giống nhau?"; "Có gì khác nhau?"; "Do đâu mà có?"; Biết hỏi lại khi không hiểu người khác nói: "tại sao?", "như thế nào?"
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐNT
|
HĐG
|
HĐC
|
|
401
|
170
|
Biết kể chuyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân
|
Kể chuyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân. Kể chuyện sáng tạo
|
HĐG: Những quyển sách đáng yêu
|
lời nói yêu thương
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐG
|
HĐG
|
HĐG
|
|
427
|
196
|
Nhận dạng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, chữ in thường, in hoa
|
Nhận dạng các chữ cái H- K trong bảng chữ cái Tiếng Việt, chữ in thường, in hoa
|
HĐH: Làm quen với chữ cái h,k
|
Làm quen chữ cái hk
|
Khối
|
Lớp học
|
|
HĐH
|
|
|
|
|
|
Nhận dạng các chữ cái M- L- N trong bảng chữ cái Tiếng Việt, chữ in thường, in hoa
|
HĐH: Làm quen với chữ cái m,l,n
|
làm quen chữ cái m,n,l
|
Khối
|
Lớp học
|
|
|
HĐH
|
|
|
|
IV. LĨNH VỰC TÌNH CẢM - KỸ NĂNG XÃ HỘI
|
437
|
206
|
Gọt củ, quả
|
Gọt củ, quả
|
HĐH+HĐNT: Dạy trẻ kĩ năng gọt củ, quả
|
dạy trẻ kỹ năng gọt củ quả
|
Trường
|
Lớp học
|
HĐNT
|
HĐNT
|
HĐH
|
|
|
|
V. LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
|
465
|
214
|
Thích thú, ngắm nhìn và biết sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình trước vẻ đẹp nổi bật (về màu sắc, hình dáng, bố cục…) của tác phẩm tạo hình
|
Nói cảm nhận về vẻ đẹp nổi bật của tác phẩm tạo hình
|
HĐH+ HĐG: Quan sát, nhận xét sản phẩm tạo hình. Dự án: Công viên cây xanh
|
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH+HĐG
|
HĐH+HĐG
|
HĐG
|
|
485
|
217
|
Hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát
|
Hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ…(theo các chủ đề Thực Vật
|
HĐH: Em yêu cây xanh, Lá xanh, Cây trúc xinh, Vường cây của Ba, Lí cây xanh, Lí cây Đa, Xòe hoa , Qủa gì?, Hoa trong vườn,Bốn mùa của Bé,
|
dạy hát: em yêu cây xanh
|
Lớp
|
Lớp học
|
|
HĐH
|
|
|
486
|
218
|
Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc / Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo tiết tấu chậm chủ đề
|
Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc / Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo tiết tấu chậm chủ đề Thực Vật
|
Dạy múa: Lá xanh; Dạy vỗ tay theo tiết tấu chậm: em yêu cây xanh; Bầu và bí;
|
dạy VTTTTC: em yêu cây xanh
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH
|
|
|
|
488
|
220
|
Biết phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối
|
Vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối (CĐ: Thực Vật)
|
HĐH, HĐG:Vẽ vườn rau nhà bé. Vẽ cây xanh quanh bé, Vẽ theo ý thích
|
vẽ cây xanh từ tăm bông
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐH
|
HĐG
|
|
|
490
|
222
|
Biết phối hợp các kĩ năng nặn để tạo thành sản phẩm có bố cục cân đối
|
Phối hợp các kĩ năng nặn để tạo thành sản phẩm có bố cục cân đối theo chủ đề: Thực Vật
|
HĐH/HĐG/HĐC: Nặn cậy ,hoa,quả.
|
nặn một số loại quả
|
Lớp
|
Lớp học
|
|
HĐH
|
|
|
491
|
223
|
Biết phối hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hòa, bố cục cân đối
|
Phối hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hòa, bố cục cân đối theo chủ đề :Thực Vật
|
HĐH/HĐG: Xếp hình cây,hoa
|
xếp bông hoa
|
Lớp
|
Lớp học
|
HĐG
|
HĐG
|
HĐG
|
|
Cộng tổng số nội dung phân bổ vào chủ đề
|
22
|
21
|
21
|
|
Trong đó:
|
- Đón trả trẻ
|
1
|
2
|
2
|
|
- TDS
|
1
|
1
|
1
|
|
- Hoạt động góc
|
5
|
6
|
6
|
|
- HĐNT
|
6
|
3
|
2
|
|
- Vệ sinh - ăn ngủ
|
2
|
1
|
1
|
|
- HĐC
|
2
|
2
|
3
|
|
- Thăm quan dã ngoại
|
0
|
0
|
0
|
|
- Lễ hội
|
0
|
0
|
0
|
|
- Hoạt động học
|
5
|
5
|
5
|
|
Chia ra
|
Giờ thể chất
|
HĐH
|
|
|
1
|
1
|
1
|
|
|
HĐH+HĐG
|
|
0
|
0
|
0
|
|
|
HĐH+HĐNT
|
|
0
|
0
|
0
|
|
|
HĐH+HĐC
|
|
0
|
0
|
0
|
|
Giờ nhận thức
|
HĐH+HĐG
|
|
0
|
1
|
0
|
|
|
HĐH+HĐNT
|
|
1
|
1
|
1
|
|
|
HĐH+HĐC
|
|
0
|
0
|
0
|
|
|
HĐH
|
|
|
1
|
1
|
1
|
|
Giờ ngôn ngữ
|
HĐH
|
|
|
1
|
1
|
1
|
|
|
HĐH+HĐG
|
|
0
|
0
|
0
|
|
|
HĐH+HĐNT
|
|
0
|
0
|
0
|
|
|
HĐH+HĐC
|
|
1
|
1
|
1
|
|
Giờ TC-KNXH
|
HĐH+HĐG
|
|
0
|
0
|
0
|
|
|
HĐH+HĐNT
|
|
0
|
0
|
0
|
|
|
HĐH+HĐC
|
|
1
|
1
|
1
|
|
|
HĐH
|
|
|
0
|
1
|
1
|
|
Giờ thẩm mỹ
|
HĐH+HĐG
|
1
|
1
|
0
|
|
HĐH+HĐNT
|
|
0
|
0
|
0
|
|
HĐH+HĐC
|
|
0
|
0
|
0
|
|
|
HĐH
|
|
|
2
|
1
|
1
|
|
II. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH CÁC CHỦ ĐỀ NHÁNH
Tên chủ đề nhánh
|
Số tuần thực hiện
|
Thời gian thực hiện
|
Người phụ trách
|
Ghi chú về sự điều chỉnh (nếu có)
|
Nhánh 1: Em yêu cây xanh
|
1
|
6/2 - 10/2/2023
|
Lương Thị Thu Hương
Đoàn Thị Vân
|
|
Nhánh 2: Hoa đẹp quanh bé
|
1
|
13/2 - 17/2/2023
|
Lương Thị Thu Hương
Nguyễn Thị Thạo
|
|
Nhánh 3: Rau, củ, quả bé thích
|
1
|
20/2 - 24/2/2023
|
Lương Thị Thu Hương
Đoàn Thị Vân
|
|
III. CHUẨN BỊ
|
Nhánh 1: Em yêu cây xanh
|
Nhánh 2: Hoa đẹp quanh bé
|
Nhánh 3: Rau, củ, quả bé thích
|
Giáo viên
|
- Chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động theo nhánh “Em yêu cây xanh”
- Tranh gợi ý các hoạt động
-Các trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ.
- Bổ sung đồ dùng, đồ chơi, nội dung chơi
- Nguyên vật liệu: sáp màu, bút dạ, giấy, màu nước, giấy màu, giấy nhăn, hồ dán, hoạ báo cũ, len, lá khô....
-Tạo môi trường cho trẻ hoạt động
|
- Chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động theo nhánh “Hoa đẹp quanh bé”
- Tranh gợi ý các hoạt động
- Nguyên vật liệu: sáp màu, bút dạ, giấy, màu nước, giấy màu, giấy nhăn, hồ dán, hoạ báo cũ, len, lá khô....
-Các trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ.
- Bổ sung đồ dùng, đồ chơi, nội dung chơi
|
- Chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động theo nhánh “Rau, củ, quả bé thích”
- Bổ sung đồ dùng, đồ chơi, nội dung chơi
- Tranh gợi ý các hoạt động
- Nguyên vật liệu: sáp màu, bút dạ, giấy, màu nước, giấy màu, giấy nhăn, hồ dán, hoạ báo cũ, len, lá khô....
-Các trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ.
|
Nhà trường
|
-Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường cho trẻ hoạt động
|
-Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường cho trẻ hoạt động
|
-Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường cho trẻ hoạt động
|
Phụ huynh
|
- Sưu tầm tranh ảnh, truyện có nội dung chủ đề
- Sưu tầm vỏ hộp, len vụn, lá khô, hột hạt, đế thạch, bông, vỏ quả, hộp sữa, nguyên vật liệu phế thải cho bé
- Chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ đến trường
|
- Sưu tầm tranh ảnh, truyện có nội dung chủ đề
- Sưu tầm vỏ hộp, len vụn, lá khô, hột hạt, đế thạch, bông, vỏ quả, hộp sữa, nguyên vật liệu phế thải cho bé
|
- Giữ gìn sức khỏe cho trẻ
- Sưu tầm vỏ hộp, len vụn, lá khô, hột hạt, đế thạch, bông, vỏ quả, hộp sữa, nguyên vật liệu phế thải cho bé
- Chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ đến trường
|
Trẻ
|
- Trẻ cùng cô tạo môi trường
-Trang phục của trẻ gọn gàng, mặc theo mùa.
|
-Trang phục của trẻ gọn gàng, mặc theo mùa.
- Trẻ cùng cô tạo môi trường
|
- Trẻ cùng cô tạo môi trường mở
-Trang phục của trẻ gọn gàng, mặc theo mùa.
|
IV. KHUNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ
tt
|
Tên hoạt động
|
Nội dung
|
Ghi chú
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
1
|
Đón trẻ
|
- Trò chuyện với trẻ về hành vi văn minh, thói quen tốt trong ăn uống.
- Dạy trẻ sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép, lịch sự "Cảm ơn", "Xin lỗi"; "Xin phép"; "Thưa"; "Dạ"; "Vâng"… phù hợp với tình huống trong giao tiếp
- Trò chuyện với trẻ về một số loại cây xanh, hoa, rau, củ, quả.
|
|
2
|
Thể dục sáng
|
- Hô hấp: Tiếng còi tàu..tu..tu
- Tay:2 tay đưa ngang gập khuỷu tay
- Lưng, bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bê
- Chân: Đứng đưa 1 chân ra trước lên cao
- Bật: Nhảy chân sáo)
|
|
3
|
Hoạt động học
|
Nhánh 1: Em yêu cây xanh
|
Ngày 6/2
PTTC
Ném trúng đích thẳng đứng bằng 2 tay
|
Ngày 7/2
PTNT
Tìm hiểu một số loại cây xanh
|
Ngày 8/2
PTTCKNXH
VTTTTC bài hát “Em yêu cây xanh”
PNK-CA1
|
Ngày 9/2
PTTM
Vẽ theo ý thích
|
Ngày 10/2
PTNN
Truyện : Sự tích cây hoa hồng
|
|
|
Nhánh 2:
Hoa đẹp quanh bé
|
Ngày 13/2
PTTC
Chuyền bắt bóng qua đầu
|
Ngày 14/2
PTNT
Nhận biết phân biệt khối vuông và khối chữ nhật
|
Ngày 15/2
PTNN
Làm quen chữ cái h,k
|
Ngày 16/2
PTTM
Dạy hát "Vườn cây của ba"
PNK-CA1
|
Ngày 17/2
PTTM
Nặn quả
|
|
|
Nhánh 3: Rau, củ, quả bé thích
|
Ngày 20/2
PTNT
Số 9 (tiết 3) PTTM
Vẽ vườn rau nhà bé
|
Ngày 21/2
PTTC
Chạy chậm
100-120 m
PNK- CA1
|
Ngày 22/2
KPKH
Quá trình phát triển của cây từ hạt
|
Ngày 23/2
PTNN
Làm quen chữ cái m,l,n
|
Ngày 24/2
PTTCKNXH
Dạy trẻ kĩ năng gọt rau,củ
|
|
|
4
|
Hoạt động ngoài trời
|
Nhánh 1:
Em yêu cây xanh
|
Ngày 6/2
-Quan sát: Thời tiết mùa xuân
-TCVĐ: Tung bóng
- Khu vực chơi số 2
|
Ngày 7/2
- Quan sát cây xoài
-Khu vực chơi số 3
|
Ngày 8/2
- Quan sát cây trong sân trường
-TC: Kéo co
-Khu vực chơi số 4
|
Ngày 9/2
- Quan sát hoa mùa xuân
-TC: Kéo co
-Khu vực chơi số 5
|
Ngày 10/2
- Quan sát gió và nước
-TC: chạy tiếp sức
-Khu vực chơi số 6
|
|
|
Nhánh 2: Hoa đẹp quanh bé
|
Ngày 13/2
-Quan sát:Vườn cổ tích
-TC:lộn cầu vồng
-Khu vực chơi số 2
|
Ngày 14/2
-Quan sát thời tiết
-TC: Kết bạn
-Khu vực chơi số 3
|
Ngày 15/2
-Quan sát : những đám mây
-TC: kéo co
-Khu vực chơi số 4
|
Ngày 16/2
- Quan sát: vật chìm, vật nổi, tan, không tan trong nước
-Khu vực chơi số 5
|
Ngày 17/2
- Quan sát bồn hoa
-TC: Tung và bắt bóng
-Khu vực chơi số 6
|
|
|
Nhánh 3: Rau, củ, quả bé thích
|
Ngày 20/2
-Quan sát:bồn hoa
-TC:Tìm bạn thân
-Khu vực chơi số 2
|
Ngày 21/2
-Quan vườn rau
-Khu vực chơi số 3
|
Ngày 22/2
-Quan sát cây trong sân trường
-TC: Kéo co
-Khu vực chơi số 4
|
Ngày 23/2
-Quan sát gió và nước
-TC: Chạy tiếp sức
-Khu vực chơi số 5
|
Ngày 24/2
-Lắng nghe âm thanh trong thiên nhiên, cuộc sống
-TC: Thi xem ai nhanh
-Khu vực chơi số 6
|
|
|
5
|
Vệ sinh ăn ngủ
|
- Trẻ thực hiện công việc theo sự phân công và giám sát của cô giáo
|
|
6
|
Hoạt động chiều
|
Nhánh 1: Em yêu cây xanh
|
Ngày 6/2
Làm quen với các bài thơ trong chủ đề
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 7/2
-Trò chuyện về cây xanh
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 8/2
Ôn chữ cái đã học
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 9/2
-Nhóm 1: Chơi trò chơi trên máy tính
-Nhóm 2: Vẽ cây xanh
|
Ngày 10/2
-Chơi tự do ở các góc
-Vệ sinh trả trẻ
|
|
Nhánh 2: Hoa đẹp quanh bé
|
Ngày 13/2
- Nhóm 1: Chơi trên máy tính
-Vẽ các loại hoa
|
Ngày 14/2
- Kể chuyện về chủ đề.
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 15/2
Ôn chữ số đã học
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 16/2
- Đọc thơ “ Cây dừa”.
-Vệ sinh trả trẻ trẻ biết nói lời cảm ơn
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 17/2
-Làm đồ chơi cùng cô
-Vệ sinh trả trẻ
|
|
Nhánh3:
Rau, củ, quả bé thích
|
Ngày 20/2
- Múa hát về chủ đề
|
Ngày 21/2
-Nhóm 1:Chơi trò chơi trên máy tính
-Nhóm 2: Học múa tại phòng chức năng
|
Ngày 22/2
-Ôn bài hát :
“ Lá xanh”
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 23/2
-Làm đồ chơi cùng cô
-Vệ sinh trả trẻ
|
Ngày 24/2
- Trò chuyện về một số loại rau
-Vệ sinh trả trẻ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC CHI TIẾT:
Tên Góc
|
Mục đích -yêu cầu
|
Nội dung hoạt động
|
Chuẩn bị
|
Trong đó
|
Nhánh 1
“Em yêu cây xanh”
|
Nhánh 2 “Hoa đẹp quanh bé”
|
Nhánh 3 “Rau, củ, quả bé thích”
|
Góc phân vai
|
Trẻ nhận vai chơi, hiểu được công việc của vai chơi.
-Trẻ có thao tác lời nói đúng vai chơi. - Trẻ biết trò chuyện với vai các vai chơi một cách linh hoạt. -biết xếp dọn đồ dùng trong khi chơi,và sau khi chơi xong.
|
Trò chơi :Bế em
|
Búp bê trai,búp bê gái. -Đồ dùng cá nhân: Quần áo,giày dép,cặp sách, mũ,nón. -Đồ dùng vệ sinh: chổi,thau,chậu,khăn,…. -Đồ dùng gia đình : Giường,tủ,chăn,chiếu,…..
|
x
|
|
x
|
Trò chơi :Bác sĩ
|
Quần áo Bác sĩ. -Dụng cụ y tế : kim tiêm,ống nghe.đo nhiệt kế,bàn cân,máy đo huyết áp,… -Tủ thuốc -Sổ khám bệnh. -Tiền,bảng giá thuốc.
|
x
|
|
x
|
Trò chơi : Nấu ăn
|
-Đồ dùng nấu ăn Xoong, lồi, bát, đũa….
|
x
|
|
x
|
Trò chơi :Bán hàng
|
-Giá bán hàng, các loại cây xanh, hoa, rau, củ, quả
|
x
|
x
|
x
|
+Các loại đồ dùng, dụng cụ để trẻ làm hoa, rau, củ, quả
|
x
|
x
|
x
|
-Mặt hàng dinh dưỡng: rau,củ,quả,bánh,….hoa tết
|
x
|
x
|
x
|
Góc học tập
|
Trẻ biết lựa chọn trò chơi mà mình thích. -Biết chơi đúng cách,biết tương tác với bạn . -Giữ trật tự trong khi chơi. -Xếp đồ dùng gọn gàng sau khi chơi.
|
Trò chơi : Phân loại các hình học
|
Bảng gai -Các hình học : Tròn, vuông, tam giác nhiều màu khác nhau
|
x
|
x
|
x
|
Trò chơi : Chọn và phân loại loto rau, củ, quả
|
Loto
- Hoa, quả, rau, củ, quả
|
x
|
|
x
|
Trò chơi :Tập tô đường bé đi về nhà
|
-Giấy A4 in các con đường bé đi về nhà.
- Sáp màu
|
x
|
x
|
|
Trò chơi:Sắp xếp theo quy tắc abcd
|
-Loto : hoa quả….Các hình về chủ đề
|
|
x
|
|
Trò chơi :Bé tập đếm.
|
-Loto : hoa, quả….Các hình về chủ đề
|
x
|
x
|
x
|
Trò chơi: Nối đúng số lượng
|
-Loto : Các hình về chủ đề . -Bảng chơi. -Thẻ số.
|
x
|
x
|
x
|
Trò chơi: Nắp chai kì diệu
|
- Nắp chai
-Bảng chơi
|
x
|
x
|
x
|
Góc sách truyện
|
Trẻ biết vào góc chơi và lựa chọn trò chơi yêu thích. -Trẻ biết lắng nghe bạn kể và biết tự kể chuyện theo tranh minh họa.
-Biết đóng vai theo nhân vật câu chuyện. -Biết giữ trật tự trong khi chơi,đoàn kết với bạn.
|
Trò chơi : Xem sách vải
|
-Các câu chuyện bằng sách vải theo chủ đề.
|
x
|
x
|
x
|
Trò chơi :kể chuyện theo tranh
|
-Tranh minh họa các câu truyện trong chủ đề.
|
x
|
x
|
x
|
Trò chơi : Kể chuyện bằng rối tay
|
-Các nhân vật rối tay
|
x
|
x
|
|
Trò chơi :Ghép tranh theo thứ tự bài thơ,câu chuyện
|
-Tranh minh họa các câu truyện trong chủ đề.
|
x
|
|
|
Góc nghệ thuật
|
Rèn luyện cho trẻ các kĩ năng tô,vẽ nặn,làm đồ chơi. -Trẻ biết cách sử dụng các nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm tạo hình đẹp. -Biết trình bày bố cục sao cho đẹp mắt. -Biết nhận xét sản phẩm.Đoàn kết với bạn. -Giữ gìn vệ sinh trong khi tạo sản phẩm.
|
Tô màu hoa mùa xuân,, làm hoa
|
-Tranh mẫu của cô. -Giấy A4,Bàn vẽ,bút chì,bút màu,tẩy.
|
x
|
x
|
|
Vẽ hoa mùa xuân, làm hoa, rau, củ, quả bằng các nguyên liệu
|
x
|
|
|
- Làm tranh về rau, củ, quả, hoa
|
|
x
|
|
- Cắm hoa trang trí
|
x
|
x
|
|
Vẽ vườn rau nhà bé
|
|
x
|
x
|
Làm tranh bằng nắp trai về hoa
|
-Tranh mẫu của cô. -Bút màu,giấy màu,cát màu,bông,màu nước, keo, hồ, khăn lau tay.
|
|
x
|
|
Tô màu bức tranh về cây xanh
|
|
|
x
|
Xé dán hoa mùa xuân
|
Sản phẩm nặn mẫu của cô. Đất nặn,bảng nặn.khăn lau tay.
|
x
|
|
|
Nặn tranh hoa mùa xuân
|
|
x
|
x
|
- Rèn cho trẻ các kĩ năng múa,hát,biểu diễn. -Sử dụng dụng cụ âm nhạc một cách linh hoạt.Rèn tai nghe cho trẻ. -Rèn luyện sự tự tin,mạnh dạn của trẻ
|
Múa, hát, biểu diễn bài:
- Múa cho Lá xanh, em yêu cây xanh, quả, vườn cây của ba….
|
Đàn nhạc các bài hát về chủ đề. -Dụng cụ âm nhạc:Trống,xắc xô,phách,…. -- Mũ múa,trang phục biểu diễn,…
|
x
|
x
|
|
Góc xây dựng
|
Trẻ biết vào góc chơi và phân công công việc cho từng thành viên theo thỏa thuận. -Thực hiện vai chơi 1 cách linh hoạt,đoàn kết với bạn trong khi chơi. -Giữ trật tự trong khi chơi,cất,xếp đồ chơi gọn gàng.
|
Lắp ghép cây xanh, Xây, trồng vườn cây xanh
|
- Mẫu ý tưởng thiết kế đúng chủ đề.
- Nguyên vật liệu xây dựng. - Đồ dùng xây dựng.
|
x
|
|
|
Xây vườn hoa
|
|
x
|
|
Xây, trồng vườn rau nhà bé
|
|
|
x
|
Lắp ghép ngôi nhà.
|
Mẫu lắp ghép của cô qua tranh gợi ý. Đồ chơi lắp ghép nút lớn,nút nhỏ.
|
x
|
x
|
x
|
Lắp ghép hàng rào
|
x
|
x
|
x
|
VI. Kế hoạch hoạt động chi tiết nhánh 1: “Em yêu cây xanh”
Thứ 3 ngày 7 tháng 2 năm 2023
-Tên hoạt động học: Tìm hiểu một số loại cây xanh
-Thuộc lĩnh vực: PTNT-KPKH
1.Mục đích –yêu cầu:
*Kiến thức
- Trẻ gọi đúng tên và nhận xét những đặc điểm rõ nét (về cấu tạo, màu sắc, hình dạng của thân, lá, hoa..) của một số loại cây
- So sánh và phân loại những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét giữa 2 loại cây.
*Kĩ năng
- Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định - Kỹ năng so sánh.
*Thái độ
- Trẻ biết được ích lợi của cây xanh với đời sống con người. Biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
2.Chuẩn bị
- Một số loại cây: cây xoài, cây bàng, Vú sữa, ngũ gia bì
- Lá của các loại cây trên.
- Mô hình vườn cây ăn quả
3.Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú.
- Cô mở nhạc “Vườn cây của ba” vẫy trẻ đến bên mô hình vườn cây ăn quả:
+ Đây là ở đâu?
- Vườn cây ăn quả của bác nông dân có những loại cây gì?
- Bác nông dân trồng nhiều cây xanh để làm gì?
- Những loại cây này mang lại lợi ích gì cho chúng ta?
- Để cây xanh luôn được xanh tốt chúng ta phải làm gì?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số loại cây
+ Cây bàng
- Cô đọc câu đố về Cây Bàng:
“ Cây gì xoè tán lá tròn
Mùa hè rợp bóng sân trường em chơi
Mùa đông gió bấc đầy trời
Khẳng khiu cành trụi lá rơi cây buồn”?
- Đưa cây bàng cho trẻ quan sát : Cô có cây gì đây?Cõy bàng có những phần nào?
- Gốc, thân, lá của nó như thế nào?
- Cây này thuộc thân gì?
- Mùa náy cây bàng có đặc điểm gì?
- Cây sống được là nhờ gì?..
- Cây mang lại cho chúng ta lợi ích gì?
=> Cây bàng là loại cây cho bóng mát, cho gỗ, …
- Ngoài cây bàng ra các con còn biết những loại cây nào cho ta bóng mát? (Cây phượng, cây bằng lăng)
+ Cây Xoài
- Cô đưa cây xoài ra cho trẻ quan sát:
- Đây là cây gì?
- Cây Xoài có những gì? (Thân, cành, lá, hoa)
- Từ hoa sẽ kết thành gì? (Quả)
- Các con đã được ăn quả xoài bao giờ chưa? Quả Xoài có vị gì?
- Xoài là loại cây gì?
=> Xoài là loại cây ăn quả, vừa cho ta quả ngọt để ăn, vừa cho ta bóng mát.
- Ngoài cây xoài ra các con còn biết những loại cây ăn quả nào nữa? (Cây cam, cây vú sữa, …
+ Cây Vú sữa/ Ngũ gia bì
- Cô giới thiệu tương tự
- Cô cháu mình vừa làm quen với những loại cây gì ?
- Cô cho trẻ kể thêm các loại cây mà trẻ biết.
=> Tất cả các loại cây này tuy khác nhau về đặc điểm, cấu tạo, kích thước, nhưng chúng đều là những loại cây rất có ích cho con người, mang đến cho con người hoa thơm để ngửi, trái ngọt để ăn và còn góp phần làm cho môi trường của chúng ta xanh, sạch đẹp.
* Giáo dục: Cây rất có ích với đời sống con người muốn có hoa thơm, trái ngọt để ăn thì phải làm gì?
- Giáo dục trẻ trồng và chăm sóc cây
* So sánh
1, Cây Xoài và cây bàng
2, Cây Ngũ gia bì và cây Vú sữa
* Hoạt động 4: Trò chơi
+ Trò chơi 1: “Kể đủ 3 thứ”
- Cách chơi: Cô nói cây ăn quả trẻ kể đủ 3 loại cây ăn quả hoặc cây cảnh trẻ kể đủ 3 loại cây theo yêu cầu của cô.
+ Trò chơi 2: “Đoán cây qua lá”
- Cô hướng dẫn cách chơi và cho trẻ chơi ( 2 -> 3 lần )
- Cô giơ lá của loại cây nào các con nói nhanh tên của loại cây đó
+ Trò chơi 3 : “Lá tìm cây”.
- Giới thiệu vườn cây trong vườn có những cây gì?
- Cô chuẩn bị 4 cây ( Vú sữa, Ngũ gia bì, cây xoài, cây bàng )
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 chiếc lá của 4 loại cây trên, trẻ vừa đi vừa hát khi cô nói ( lá tìm cây ) thì bạn nào có lá cây nào thì chạy nhanh về cây đó.
- Cho trẻ chơi 2, 3 lần. Sau mỗi lần cô cho trẻ đổi lá cho nhau.
* Kết thúc: Trẻ vui hát “Em yêu cây xanh” đi ra sân trường quan sát cây xanh.
Đánh giá trẻ hàng ngày;
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp bổ trợ:................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
III Kế hoạch hoạt động chi tiết nhánh 2 : “Hoa đẹp quanh bé”
Thứ 3 ngày 14 tháng 2 năm 2023
-Tên hoạt động học: Nhận biết phân biệt khối vuông và khối chữ nhật
-Thuộc lĩnh vực: PTNT
1. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên vuông và khối chữ nhật. Phân biệt đặc điểm giống và khác nhau của vuông và khối chữ nhật.
* Kỹ năng:
- Phát triển khả năng nhân biết đặc điểm hình dạng của đồ vật thông qua khảo sát.
- Rèn luyện các giác quan và phát triển ngôn ngữ.
* Giáo dục:
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết và tham gia vào các hoạt động tập thể.
2. Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng, đồ chơi có dạng vuông và khối chữ nhật như: Hộp sữa, hộp bánh, đồng hồ, hộp rượu, giỏ quả, giỏ hoa…một số đồ chơi có dạng khối vuông, chữ nhật…
- Một số vuông và khối chữ nhật
- Đất nặn các màu, bảng con, chiếu…
3. Cách tiến hành
* Hoạt động 1:Ôn định tổ chức và trò chuyện theo chủ đề:
- Hát: Mùa xuân đến rồi
- Trò chuyện với trẻ về mùa xuân: Thời tiết, cây cối, lễ hội… (tết Nguyên đán) về hội xuân và các trò chơi trong hội xuân. Hỏi trẻ:
+ Hội xuân thường có các trò chơi gì? (Ném còn, đá bóng, đánh cầu…)
- Hôm nay chúng ta sẽ tổ chức chơi một số trò chơi cho ngày hội hoa xuân
- Chia trẻ thành 2 nhóm:
+ 1 nhóm chơi với bóng như: Ném còn
+ 1 nhóm chơi với các khối chữ nhật: Xếp chồng các khối lên nhau
- Cho đại diện các nhóm nhận xét về nhóm chơi của mình như:
+ Nhóm của con chơi với đồ chơi gì?
+ Đã chơi được những trò chơi gì? Hoặc đã tạo ra được sản phẩm gì: (xếp nối tiếp, xếp chồng các khối trụ…)
* Hoạt động 2: Nhận biết, phân biệt, gọi tên khối vuông, khối chữ nhật
Nhận biết phân biệt các khối theo đặc điểm mặt bao.
* Khối vuông
-Ai có nhận xét gì về khối vuông?
-Các con hãy sờ mặt bao của khối vuông và nhận xét mặt bao của khối vuông ?
-Khối vuông có mặt bao như thế nào?
-Tất cả mặt bao khối vuông đều phẳng.
-Đây chính là các mặt bao của khối vuông đấy.
-Khối vuông có bao nhiêu mặt? (Khối vuông có 6 mặt).
-Các mặt của khối vuông là hình gì?
-Tất cả đều là hình vuông.
-Khối vuông có chồng được lên nhau không?( Cô cho 2 bạn ngồi gần nhau chồng 2 khối lên nhau).
-Khối vuông là khối có tất cả mặt bao đều phẳng, có 6 mặt đều là hình vuông.
* Khối chữ nhật.
-Các con hãy lấy cho cô khối chữ nhật.
-Bạn nào có nhận xét gì về khối chữ nhật?
-Khối chữ nhật có mặt bao như thế nào?
-Các con cùng sờ thủ mặt bao khối chữ nhật nhé!
-Ai có ý kiến về mặt bao khối chữ nhật?
-> Khối chữ nhật tất cả mặt bao đều là mặt phẳng.( Cô chỉ vào các mặt .Đây là mặt bao của khối chữ nhật).
-Khối chữ nhật có bao nhiêu mặt bao xung quanh?
-Khối chữ nhật có 6 mặt bao xung quanh.
-Các mặt bao của khối chữ nhật là hình gì?
-Khối chữ nhật có 2 loại.+ Một là tất cả các mặt bao là hình chữ nhật.
-Một loại 4 mặt là hình chữ nhật, 2 măt là hình vuông.
-Khối chữ nhật có chồng được lên nhau không?( Cô cho 2 bạn ngồi gần nhau chồng 2 khối lên nhau)
-Ai có nhận xét gì về khối chữ nhật?
-Khối chữ nhật tất cả mặ bao đều phẳng, có 6 mặt.
+ Một là tất cả các mặt bao là hình chữ nhật.
* So sánh
-Vậy khối chữ nhật và khối vuông có đặc điểm gì giống và khác nhau?
-Điểm giống nhau: Tất cả các mặt bao 2 khối đều phẳng, cả 2 khối đều có 6 mặt và không lăn được.
-Khác nhau: Khối vuông có 6 mặt đều là hình vuông.
-Khối chữ nhật : Có 2 loại: Một loại tất cả các mặt bao đều là hình chữ nhật.
-Một loại 4 mặt là hình chữ nhật, 2 mặt là hình vuông.
* Hoạt động 3: * Trò chơi luyện tập.
Trò chơi 1 : Thi xem ai nhanh và đúng.
Bây giờ cô sẽ giơ các khối các bé nói nhanh tên khối nhé!
Cô đọc câu đố.
Tôi có 6 mặt, tất cả các mặt đều là hình vuông. Tôi là khối gì?
Tôi có 6 mặt tất cả các mặt đều là hình chữ nhật. Tôi là khối gì?
Trò chơi 2. Mang tên chung sức.
Cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội.
Đội 1 Đội 1 xếp cho cô các ngôi nhà từ khối vuông.
Đội 2 xếp cho cô các ngôi nhà từ khối chữ nhật.
Cách chơi.
Một bạn trong đội đứng ở đầu cầu bên kia làm nhiệm vụ xếp các ngôi nhà. Các bạn còn lại có nhiệm vụ vận chuyển các khối cho các bạn đó xếp thành các ngôi nhà.
Luật chơi: Trong một bản nhạc đội nào xếp được nhiều ngôi nhà nhất đội đó giành chiến thắng
-Cô và trẻ nhận xét kết quả chơi của trẻ..
Đánh giá trẻ hàng ngày;
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp bổ trợ:................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
III. Kế hoạch hoạt động chi tiết nhánh 3: “Rau, củ, quả bé thích”
Thứ 3 ngày 21 tháng 2 năm 2023
-Tên hoạt động học: Qúa trình phát triển của cây từ hạt
-Thuộc lĩnh vực: PTNT-KPKH
1.Mục đích yêu cầu
* Kiến thức
-Trẻ biết được về quá trình phát triển của cây (hạt nảy mầm cây non cây trưởng thành cây ra hoa kết quả).
* Kỹ năng
-Trẻ biết cây xanh có nhiều lợi ích đối với đời sống con người (cho gỗ, cho hoa, cho quả, rau, bóng mát, chống sói mòn…và làm môi trường thêm xanh, sạch…).
- Phát triển khả năng ghi nhớ, chú ý có chủ định. Phát triển kỹ năng diễn đạt mạch lạc…
* Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
2. Chuẩn bị
-Máy tính, máy chiếu có các slide hình ảnh các giai đoạn phát triển của cây.
-Video về sự nảy mầm của hạt đỗ
-Cây đỗ trưởng thành.
-Tranh vẽ rời các giai đoạn phát triển của cây.
- 3 chậu cây đậu trẻ đã gieo ở từng thời điểm khác nhau: Mới gieo, hạt nảy mầm, cây non, cây trưởng thành.
-Những bức tranh vẽ hành động đúng, hành động sai đối với cây
3. Tiến hành hoạt động
*Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho trẻ chơi trò chơi tập tập vông: cô cầm hạt đỗ trên tay và chơi cùng trẻ, trẻ đoán.
-Sau đó cô cho trẻ quan sát và đoán xem đó là hạt gì?
-À đúng rồi đây là hạt đỗ.
-Cô và các con đã làm thí nghiệm gì với hạt đậu từ mấy hôm trước?
-Bây giờ cô mời các nhóm hãy lấy các thí nghiệm mà chúng mình đã làm và cùng nhau quan sát.
*Hoạt động 2: Quan sát quá trình phát triển của cây
+ Giai đoạn 1: Làm đất, gieo hạt
- Muốn gieo hạt, chúng ta phải làm gì?(phải làm đất )
- Làm đất thì phải làm như thế nào?(cuốc ,xới ,đào ..)
-Cô giải thích: làm đất phải làm cho đất tươi xốp, nào chúng mình cùng cuốc đất– Làm song đất cô sẽ làm gì?
-Sau khi gieo hạt chúng ta phải làm gì?
-Cô khái quát: Đây là giai đoạn gieo hạt, hạt mới gieo được 2 ngày nên các con chưa nhìn thấy sự nảy mầm của hạt.
+Giai đoạn 2: Hạt nảy mầm
-Sau khi gieo song hạt có điều gì lạ xảy ra ?
-Sau khi gieo hạt xuống đất 1 thời gian thì hạt nứt ra giống như 1 cái mầm trắng cắm xuống đất ,sau đó hạt sẽ tách làm đôi và nhú ra mầm màu xanh .
-Mầm non cần gì để sinh trưởng và phát triển ?(cần đất ,nước ,ánh sáng và người chăm sóc )
-Nhờ có đất ,nước ,ánh sáng ,có sự chăm sóc của người nên mầm non sẽ phát triển như thế nào ?(thành cây con )
Cô khái quát: Sau khi gieo hạt xuống đất, nhờ có nước không khí, ánh sáng mặt trời hạt đã nảy mầm. Một chiếc mầm trắng được cắm xuống đất phát triển thành rễ để hút chất dinh dưỡng từ đất, một chiếc mầm xanh phát triển thành lá. Đây gọi là giai đoạn hạt nảy mầm.
+Giai đoạn 3: Cây non
-Mầm đã phát triển thành gì ?(cây con )
-Các con có nhận xét gì về giai đoạn cây con này ?(có thân,lá )
- Các con phải làm gì để cây ra hoa và kết quả ?(chăm sóc )
-À Sau khi hạt nảy mầm; nhờ bàn tay chăm sóc của con người mầm cây phát triển thành cây non. Cây non là cây còn nhỏ, có ít lá. Đây là giai đoạn: Cây non.
- Từ cây non phát triển thành cây gì ?(trưởng thành )
- Cây trưởng thành đặc điểm như thế nào ?(có hoa ,quả )
-Cô cho trẻ xem sự phát triển của cây non thành cây trưởng thành trên máy tính
+ Giai đoạn 4: Cây trưởng thành
- Cây ra lá, nhiều hoa là lúc cây đã trưởng thành
-Vậy cây đỗ sẽ cho quả gì ?(quả đỗ)
- Nào chúng mình cùng đến xem cây đỗ có bao nhiêu quả nhé (cô cho trẻ đếm số quả đỗ)
- Khi cây trưởng thành, lá già sẽ rụng xuống, có bông hoa không kết quả được cũng bị rụng xuống đất, các con sẽ làm gì ?(nhặt lá bỏ vào thùng rác )
- Chúng mình vừa đc tìm hiểu quá trình phát triển của cây gì ?
-Và đây là một cây đỗ cô đã trồng được một thời gian dài.
-Ai giỏi hãy kể cho cô và cả lớp nghe để có một cây đỗ như thế này cây phải trải qua những giai đoạn nào?
=>Cô khái quát: Để có một cây đỗ trưởng thành phải trải qua nhiều quá trình. Đầu tiên chúng mình phải làm đất tơi xốp, sau đó chúng mình gieo hạt xuống đất, hàng ngày phải tưới nước cho hạt, hạt sẽ nảy mầm và phát triển thành cây non qua sự chăm sóc của chúng mình cây sẽ trở thành cây trưởng thành.
-Khi cây trưởng thành sẽ cho những gì ?
+ Mở rộng
- Ngoài những cây đỗ phát triển từ hạt, các con còn biết những cây nào phát triển từ hạt.
- Ngoài cây phát triển từ hạt còn có những cây phát triển từ đâu? (Phát triển từ thân như cây mía, sắn, măng tre, Phát triển từ lá như lá bỏng, phát triển từ cành như cây cam)
- Tất cả những loại cây phát triển từ hạt, hoặc thân, cành, lá…đều cho ta bóng mát, gỗ, hoa, quả, … nên các con cần chăm sóc, bảo vệ cây, không được bẻ cành, ngắt lá.
-Điều gì sẽ xảy ra nếu không có cây xanh? (cho trẻ xem hình ảnh về lũ lụt, sạt lở đất…)
*Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập
-Trò chơi 1: Xếp đúng thứ tự
+ Cô giới thiệu cách chơi: các con hãy gắn những bức tranh vẽ về quá trình phát triển của cây từ hạt sao cho đúng thứ tự.
+ Luật chơi: trong vòng hai phút đội nào gắn đúng, gắn đẹp thì đội đó sẽ chiến thắng.
+Cho trẻ chơi cô bao quát, khuyến khích trẻ.
+Trẻ chơi xong cô kiểm tra kết quả.
- Trò chơi 2: Gắn hành động đúng- sai.
+ Cách chơi: chọn những bức tranh có các hành động đúng gắn sang một bên và các bức tranh có hành động sai gắn lên một bên.
+ Luật chơi: trong vòng 3 phút đội nào gắn đúng, gắn nhanh được nhiều bức tranh hơn thì đội đó sẽ thắng.
+Cho trẻ chơi, chơi xong cô cùng trẻ kiểm tra kết quả.
-Kết thúc
+ Cho trẻ hát và vận động bài hát “trồng cây”
.Đánh giá trẻ hàng ngày;
1.Về tình trạng sức khỏe của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
* Biện pháp bổ trợ:................................................................................................................................................................................